Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

Một phần của tài liệu HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND CẤP XÃ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI UBND XÃ DƯƠNG PHONG, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN (Trang 79 - 83)

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

Để khắc phục pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai trong thực tiễn thi hành các quy định. Trường hợp UBND cấp xã khơng tiến hành hịa giải, khơng có điều kiện hịa giải , một bên đương sự khơng có thiện chí nên khơng có mặt, hay khơng thể có mặt thì đương sự có quyền khởi kiện ra Tồ án. Trên cơ sở đó, ta có một số kiến nghị:

- Cần có sự phối hợp hài hịa giữa việc khuyến khích hịa giải tranh chấp đất đai và quyền tiếp cận công lý của công dân: Kiến nghị bổ sung vào Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định đối với các tranh chấp về đất đai được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của các đương sự và việc hòa giải tiền tố tụng chỉ bắt buộc đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất.

- Hoàn thiện và nâng cao kỹ năng giải quyết hịa giải tranh chấp đất đai: Hồ giải tranh chấp đất đai cần chú trọng đến những đặc điểm riêng của tranh chấp đất đai so với tranh chấp dân sự khác như cơng sức đóng góp, tơn giáo, phải định giá chính xác mới có cơ sở để hoà giải.

- Nâng cao trách nhiệm hoà giải tranh chấp đất đai của các tổ hoà giải tại UBND xã: Tổ hoà giải ở cơ sở hằng năm đã giải quyết kịp thời rất nhiều vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để các mâu thuẫn nhỏ phát triển thành phức tạp, từ đó góp phần giảm bớt tranh chấp phải yêu cầu Tòa án giải quyết. Để đảm bảo được hiệu quả hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, để không bị coi đây là thủ tục hình thức rườm rà, cần tăng cường đội ngũ cán bộ của UBNd xã, nâng cao trình độ, kỹ năng hịa giải, để đạt được mục đích cao nhất.

Để khắc phục bất cập về mặt pháp luật và tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn thi hành các quy định, khuyến khích hịa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở trước khi khởi kiện ra Tịa án mà khơng quy định đó là một thủ tục bắt buộc, hoặc chỉ nên quy định hòa giải cơ sở đối với các tranh chấp về đất đai trên cơ sở yêu cầu của đương sự. Trường hợp UBND cấp xã khơng tiến hành hịa giải, khơng có điều kiện hịa giải, hoặc một bên đương sự khơng có thiện chí nên khơng có mặt, hay khơng thể có mặt thì đương sự có quyền khởi kiện ra Tịa.

Như vậy sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể có thể khởi kiện thẳng tới Tịa án, khơng phải giải quyết tranh chấp đất đai qua nhiều cấp, tiết kiệm được thời gian, kịp thời bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nhưng thay vì nhìn vào việc là nếu khởi kiện tranh chấp lên tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai sẽ có khả năng cao giải quyết được tranh chấp nhưng cũng từ đó có thể gây nên sự quá tải cho tòa án khi mà khối lượng của việc hòa giải của tòa án sẽ tăng lên gây nên sự khó khăn cho những người giải quyết vụ tranh chấp cũng như là cho các bên trong quan hệ tranh chấp đó. Trên cơ sở này, ta có thể đưa ra một số đề xuất kiến nghị như sau:

a) Cần có sự phối hợp hài hịa giữa việc khuyến khích hịa giải tranh chấp đất đai và quyền tiếp cận công lý của công dân

Để đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân, người viết kiến nghị sửa đổi pháp luật theo hướng hạn chế việc hịa giải tiền tố

tụng mang tính bắt buộc đối với một số tranh chấp đất đai và thiết lập quy định về thời hạn hịa giải cơ sở. Có thể đề xuất bổ sung vào BLTTDS quy định như sau:

- Kiến nghị bổ sung vào BLTTDS quy định việc hòa giải tiền tố tụng đối với các tranh chấp về đất đai được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của các đương sự và việc hòa giải tiền tố tụng chỉ bắt buộc đối với tranh chấp về QSDĐ, mốc giới giữa các hộ liền kề (chứ không mở rộng đối với tranh chấp về việc ai là người có QSDD như hiện nay).

- Kiến nghị bổ sung quy định theo hướng nếu hết thời hạn theo quy định tại Khoản 4 Điều 202 LĐĐ năm 2013 (kể từ ngày UBND nhận đơn) mà UBND khơng tiến hành hịa giải hoặc khơng có điều kiện hịa giải (bên bị kiện khơng có thiện chí nên khơng có mặt hoặc khơng thể có mặt) thì đương sự có quyền khởi kiện ra Tịa. Thời gian từ ngày đương sự nộp đơn yêu cầu hòa giải tại UBND cho tới khi khởi kiện ra Tịa án khơng được tính vào thời hiệu khởi kiện.

b) Xác định rõ các tranh chấp đất đai có thể được hịa giải tại UBND xã, phường, thị trấn

Tranh chấp đất đai là một quan hệ rộng không phụ thuộc vào tên gọi của quan hệ pháp luật mà phụ thuộc vào tính chất của quan hệ. Tranh chấp đất đi phát sinh trong mọi trường hợp khi bên đương sự có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Cụ thể khi rơi vào một trong các quan hệ thuộc nhóm sau thì trước khi khởi kiện ra Tịa án, có thể khuyến khích UBND xã, phường, thị trấn có thể tiến hành thủ tục hịa giải trước theo Điều 202 LĐĐ năm 2013:

Một là, tranh chấp về ai là người có QSDĐ (trừ hịa giải bắt buộc với tranh chấp về QSDĐ, mốc giới giữa các hộ liền kề)

Hai là, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, bao gồm: Tranh chấp tài sản về nhà ở, vật kiến trúc khác như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để xe, nhà thờ, các cơng trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích

sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tang, hệ thống tưới tiêu, chuồng trại… gắn liền với QSDĐ đó

Ba là, các tranh chấp về hợp đồng chuyển đổi,chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, thừa kế, tặng QSDĐ, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ hay nói cách khác tranh chấp liên quan tới các giao dịch chuyển QSDĐ.

c) Quy định về hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn

Quy định tại điều 202 LĐĐ năm 2013 chỉ đưa ra vấn đề hòa giải ở cấp cơ sở với tính chất là một thủ tục tiền tố tụng nhằm tạo điều kiện cho các bên gặp nhau đạt được thỏa thuận mà không coi thỏa thuận này là thủ tục cuối cùng.

Mặt khác, cũng khơng có quy định nào của pháp luật xác định giá trị ràng buộc về hiệu lực pháp lý của biên bản hịa giải thành cấp cơ sở. UBND cấp có thẩm quyền chỉ hịa giải như một thủ tục tiền tố tụng mà không thay thế việc giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án. Thực tiễn cho thấy rằng nhiều vụ tranh chấp sau khi đã được chính quyền cơ sở sử dụng nhiều phương pháp và thời gian hịa giải thành cơng, nhưng sau đó một trong các bên tranh chấp lại gửi đơn yêu cầu giải quyết và các cấp chính quyền lại tiếp tục hịa giải. Việc LĐĐ khơng quy định tính hiệu lực pháp luật của các vụ việc tranh chấp đất đai đã được hịa giải thành là khơng phù hợp với ngun tắc tơn trọng sự thỏa thuận (không trái pháp luật) của bên đương sự về cả tính khoa học và tính pháp lý.

Do vậy, việc các bên có thỏa thuận tại UBND cấp xã, phường, thị trấn không thể làm mất quyền khởi kiện ra Tòa án của các bên đương sự. Tòa án chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu của các bên đương sự phụ thuộc vào việc xem xét và đánh giá các chứng cứ do các bên xuất trình và các chứng từ khác được thu thập theo trình tự do Luật định. Tịa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự theo một trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định để đảm bảo sự thỏa thuận đó có hiệu lực thi hành.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đấtđai tại UBND xã Dương Phong - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND CẤP XÃ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI UBND XÃ DƯƠNG PHONG, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w