Căn cứ luật Đất đai 2013 quy định khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã cần thực hiện các công việc:
- Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất thuộc thẩm quyền của mình
- Thành lập Hội đồng hịa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải… - Tổ chức hịa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan.
Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Theo quy định trên khái niệm tranh chấp đất đai chưa rõ ràng về nhiều mặt, rất khó xác định về việc đây là tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, có bắt buộc phải có hịa giải hay khơng phạm vi vụ việc, vụ án như nào. Vậy nên, việc xác định phạm vi tranh chấp đất đai được tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai sau hịa giải. Có thể chia thành 02 nhóm cơ bản sau:
a. Tranh chấp đất đai bắt buộc phải được hòa giải tại UBND xã
Theo khoản 2 điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 192 Bộ luật TTDS 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án quy định: “Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hịa giải tại
UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện”.
Như vậy, theo quy định chỉ tranh chấp về việc xem ai là người có quyền sử dụng đất (là chủ thửa đất) thì mới phải bắt buộc hịa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.
Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi xảy ra tranh chấp, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải ở cơ sở. Nhà nước luôn muốn hạn chế nhất những tranh chấp nhất là về lĩnh vực đất đai do tính chất phức tạp của nó, việc khuyến khích các bên tranh chấp có thể tự hịa giải với nhau khơng chỉ giúp họ có thể giải quyết được mọi việc ổn thỏa với nhau, tiết kiệm thời gian, chi phí, gắn kết được lại tình làng nghĩa xóm trong vùng mà cịn giúp cho nhà nước tránh được nhiều vụ giải quyết về tranh chấp đất đai phức tạp, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của nhà nước. Nhưng cho dù khuyến khích nhưng khơng phải lúc nào các bên cũng có thể hịa giải thành cơng được tranh chấp. Cụ thể kết quả sẽ có thể có kết quả sau:
* Nếu các bên hòa giải thành cơng thì tranh chấp được kết thúc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ khơng tiếp tục giải quyết tranh chấp.
* Nếu các bên tranh chấp khơng hịa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để u cầu hịa giải. Kết quả hòa giải tại UBND cấp xã xảy ra một số trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hòa giải thành (sẽ kết thúc tranh chấp) Trường hợp 2: Hịa giải khơng thành
Trong trường hợp thứ 2: Khi hịa giải khơng thành thì được giải quyết như sau: - Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tịa án nhân dân giải quyết.
- Tranh chấp đất đai mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau:
Hình thức 1:Theo thủ tục hành chính:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân do Chủ tịch UBND cấp
huyện nơi có đất giải quyết.
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Năm định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.
Hình thức 2: Theo thủ tục tố tụng dân sự
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định: đối với tranh chấp ai là người sử dụng đất mà chưa được hịa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa đủ điều kiện khởi kiện.
Như vậy, mọi tranh chấp đất đai đều phải bắt buộc hịa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu khơng hịa giải tại UBND cấp xã thì sẽ khơng được quyền khởi kiện tại tịa án hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.
Từ những điều nên trên ta thấy được tầm quan trọng của việc hòa giải cấp cơ sở về đất đai không chỉ về cách giải quyết mâu thuẫn mà cịn quan trọng về những trình tự thủ tục sau này khi áp dụng những phương thức giải quyết tranh chấp khác.
b. Tranh chấp đất đai khơng bắt buộc phải được hịa giải tại UBND xã
Cũng theo khoản 2 điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất thì thủ tục hịa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp khơng phải là điều khởi kiện vụ án có nghĩa là khơng cần hịa giải tại UBND cấp xã trước khi khởi kiện. Cụ thể, đó là những tranh chấp sau:
- Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất;
Những tranh chấp
Khi xảy ra tranh chấp đất đai như những trường hợp ở trên thì sẽ khơng giải quyết theo quy định của Luật Đất đai mà sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự, và trong những trường hợp tranh chấp này các bên có quyền sẽ tự hịa giải, thương lượng hoặc khởi kiện tại Tồ án.
Từ những quy định đã nêu ở trên ta có thể thấy: - Ưu điển các quy định về phạm vi tranh chấp đất đai
+ Đã phần nào thực hiện được đúng mục đích được đặt ra của các quy định pháp luật trong việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp cơ sở. Các quy định đã dự đoán và quy định được phần nào các trường hợp có thể xảy ra trong khi tiến hành việc hòa giải tranh chấp đất đai cấp cơ sở.
- Nhược điểm
+ Tuy là các quy định về trình tự thủ tục về việc hòa giải tranh chấp đất đai khá rõ ràng nhưng thực tế vẫn cho ta thấy nhiều bất cấp về việc trình tự thủ tục vẫn chưa được đơn giản hóa và thời gian, thời hạn vẫn cịn có tình trạng bị chậm so với các quy định của pháp luật.
+ Là phương pháp được nhà nước khuyến khích khi tranh chấp đất đai xảy ra nhưng vẫn trên thực tế thì hiệu quả của việc hịa giải tranh chấp cấp cơ sở vẫn chưa hẳn là phát huy được vai trị của nó, tỷ lệ hịa giải thành cơng tại hầu hết các nơi vẫn chưa được cao.
+ Phạm vi của việc hòa gairi tranh chấp đất đai vãn chư hẳn hợp lý vì nó chỉ phù hợp với những trnh chấp mang tính chất nhỏ và dễ giải quyết, trong khi nhưng vụ tranh chấp lớn và có nhiều tình tiết phức tạp cần giải quyết nhanh và triệt để thì vẫn phải mất thời gian để thơng qua thủ tục hịa giải cấp cơ sở này vì theo quy định pháp luật thì đây là một trình tự bắt buộc trước khi có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn giải quyết.
Nhìn chung quy định về hồ giải tranh chấp đất đai có nhiều điểm tiến bộ, tuy nhiên nhiều điểm mới vẫn chưa được khắc phục triệt để trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tồ án thời gian quá