Ảnh hưởng của nguồn carbon

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và tích lũy oleanolic acid trong tế bào đinh lăng (Polyscias fruticosa L. Harms) nuôi cấy in vitro. (Trang 75 - 76)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

3.2.2.Ảnh hưởng của nguồn carbon

Ảnh hưởng của nguồn carbon (sucrose, glucose và fructose) nồng độ từ 20-40 g/L lên sinh trưởng của tế bào đinh lăng lá nhỏ được trình bày trong bảng 3.6. Sucrose được xem là nguồn carbon phù hợp nhất, sinh khối tươi và khô của tế bào đạt giá trị cao nhất lần lượt là 5,36 và 0,38 g/bình ở nồng độ 20 g/L sucrose. Các môi trường chứa hàm lượng sucrose cao hơn đều cho hiệu quả thấp, môi trường chứa 30 và 40 g/L sucrose thu được khối lượng tươi và khô lần lượt là 5,2 và 5,29 g/bình, và 0,32 và 0,29 g/bình (p<0,05).

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nguồn carbon lên sự sinh trưởng của tế bào đinh lăng lá nhỏ

Nguồn carbon Nồng độ (g/L) Khối lượng tươi (g/bình)

Khối lượng khô (g/bình) 20 5,36a 0,38a Sucrose 30 5,20b 0,32b 40 5,29b 0,29b 20 3,77d 0,21c Glucose 30 4,88c 0,27bc 40 4,54c 0,26bc 20 3,75d 0,31b Fructose 30 2,80e 0,28b 40 3,80d 0,30b

Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ ra sự sai khác có mức ý nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p<0,05 (Duncan’s test).

Sinh khối của tế bào đinh lăng lá nhỏ thu được trên môi trường bổ sung glucose và fructose với các nồng độ khác nhau từ 20-40 g/L thấp hơn so với

môi trường có bổ sung sucrose. Đối với glucose, môi trường tốt nhất cho sinh trưởng tế bào là 30 g/L, khối lượng tươi đạt 4,88 g/bình (0,27 g khô/bình). Đối với fructose, môi trường có chứa 20 g/L fructose là tốt nhất, khối lượng tươi và khô lần lượt là 3,75 g và 0,31 g/bình. Nhìn chung, tất cả các nghiệm thức được khảo sát đều cho sinh trưởng tế bào thấp hơn 20 g/L sucrose.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và tích lũy oleanolic acid trong tế bào đinh lăng (Polyscias fruticosa L. Harms) nuôi cấy in vitro. (Trang 75 - 76)