5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
4.1.2. Ảnh hưởng của nguồn nitơ
TRYP là các đoạn peptide hình thành trong quá trình thủy phân casein bằng protease, TRYP thường được bổ sung vào môi trường nuôi cấy để cung cấp các amino acid. Trong nuôi cấy tế bào thực vật, TRYP được bổ sung vào môi trường để tăng cường khả năng sinh trưởng, kích thích nảy mầm, chẳng hạn như ở cây Paphiopedilum ciliolare [92].
Kết quả nghiên cứu trong luận án này cho thấy, hầu hết các môi trường bổ sung TRYP đều có xu hướng làm tăng kích thước của callus hơn so với môi trường không có bổ sung TRYP. Sinh trưởng của callus tốt nhất trên môi trường có bổ sung 0,8 g/L TRYP, khối lượng tươi và khối lượng khô trung
bình của callus cao hơn so với môi trường còn lại. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Tương tự như TRYP, CAS là sản phẩm thủy phân casein bằng acid, chứa nhiều amino acid tự do, được bổ sung vào môi trường nuôi cấy để tăng cường amino acid tự do cho môi trường. Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5, các môi trường có bổ sung CAS đều có xu hướng tăng khả năng sinh trưởng của callus hơn so với môi trường không có bổ sung CAS. Ở môi trường có bổ sung 0,4 g/L CAS, khả năng sinh trưởng của callus là tốt nhất. Hiệu quả thu được khi bổ sung CAS vào môi trường nuôi cấy cao hơn khi bổ sung TRYP, tuy nhiên sự sai khác này là không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê giữa các công thức xử lý.
Kết quả nghiên cứu đề tài thấp hơn so với nghiên cứu có bổ sung YE vào môi trường. Khi nuôi cấy callus cây đinh lăng lá nhỏ, Đỗ Tiến Vinh và cs (2015) đã bổ sung dịch chiết nấm men, chitosan, casein hydrolysate vào môi trường tăng sinh cho thấy bổ sung 150 mg/L YE cho hàm lượng saponin tích lũy cao (3,48 mg/g) và tốc độ tăng sinh khối là 17,58 lần [21]. Nguyên nhân có thể do YE ngoài vai trò là nguồn nitơ còn cung cấp các thành phần dinh dưỡng khác cho callus sinh trưởng. Do đó, trong các nghiên cứu tiếp theo, TRYP và CAS không được sử dụng để bổ sung thêm vào môi trường do các sự bổ sung này không tạ ra sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY ĐẾN SINHTRƯỞNG CỦA TẾ BÀO VÀ HÀM LƯỢNG OLEANOLIC ACID TRƯỞNG CỦA TẾ BÀO VÀ HÀM LƯỢNG OLEANOLIC ACID