Chất lượng cảm quan của bột

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ bổ sung lzin vào bột sdinh dưỡng giầu vi chất cho trẻ em 6 24 tháng tuổi (Trang 68 - 71)

Sau 6 tháng bảo quản, hội đồng cảm quan tiến hành đánh giá cảm quan của mẫu bột DDGVC có bổ sung lyzin và mẫu bột không bổ sung lyzin để kiểm tra xem bột bổ sung lyzin sau thời gian bảo quản chất lượng cảm quan có thay đổi không, có đạt tiêu chuẩn đặt ra không và có khác gì so với bột DDGVC không bổ sung lyzin hay không.

Bảng 3.10. Điểm trung bình đánh giá cảm quan của bột sau 6 tháng bảo quản

Chỉ tiêu

Điểm trung bình

Bột bổ sung lyzin Bột không bổ sung

lyzin

Mùi 4,7 4,8

Vị 4,6 4,7

Trạng thái 4,6 4,5

Kết quả trên được xử lý số liệu theo phương pháp phân tích phương sai tìm được tương quan phương sai của các mẫu bột (giá trị F) với từng chỉ tiêu. Giá trị F được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Tương quan phương sai của các mẫu bột sau 6 tháng bảo quản(F)

Chỉ tiêu theo dõi F

Màu sắc 1,59

Mùi 0,64

Vị 2,25

Trạng thái 1,17

So sánh giá trị F này với giá trị F tra bảng (Ftb) với mức ý nghĩa 0,5% ứng với số bậc tự do của mẫu n1 = 1 và bậc tự do sai số n2 = 10 là 4,96 để biết được mỗi chỉ tiêu theo dõi của các mẫu bột có khác nhau không. Kết quả bảng trên đã chỉ ra rằng :

- Về mầu sắc : F<Ftb nên màu sắc của cả 2 mẫu bột không khác nhau. - Về mùi của bát bột : F<Ftb nên mùi của cả 2 mẫu bột không khác nhau. - Trạng thái của bát bột : F<Ftb nên trạng thái của cả 2 mẫu bột không khác nhau.

-Vị của bát bột : F < Ftb nên vị của cả 2 mẫu bột không khác nhau .

Như vậy, mẫu bột có bổ sung lyzin sau 6 tháng bảo quản có chất lượng cảm quan không khác so với mẫu không bổ sung lyzin ở mức ý nghĩa 0,5%.

Kết quả đánh giá tổng quát chất lượng của 2 mẫu bột thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Điểm chất lượng của các mẫu bột sau 6 tháng bảo quản

Bột bổ sung lyzin Bột không bổ sung lyzin Màu sắc 0,75 3,45 3,45 Mùi 1,00 4,70 4,80 Vị 1,50 6,90 7,05 Trạng thái 0,75 3,45 3,38 Tổng điểm 4,0 18,50 18,68

Theo kết quả bảng trên và căn cứ vào mức đánh giá chất lượng sản phẩm theo TCVN 3215-79 cho thấy bột có bổ sung lyzin và không bổ sung lyzin sau thời gian bảo quản có chất lượng cảm quan hầu như không có sự khác nhau và ở mức chất lượng tốt.

3.4. Đánh giá sự chấp nhận sản phẩm tại cộng đồng

Với thức ăn bổ sung của trẻ em, khi bổ sung một thành phần dinh dưỡng, thì cùng với chất lượng sản phẩm phải đạt yêu cầu thì việc đánh giá mức độ chấp nhận sản phẩm đối với một số lượng lớn trẻ là rất cần thiết. Đặc biệt, trẻ em lứa tuổi 6-24 tháng tuổi là nhóm tuổi bắt đầu chuyển từ bú sữa mẹ sang chế độ ăn bổ sung, do vậy nhóm tuổi này rất nhạy cảm với thức ăn bổ sung mới về các chỉ tiêu cảm quan. Chúng tôi đã tiến hành đánh giá sự chấp nhận sản phẩm bột DDGVC có bổ sung lyzin trên chính nhóm trẻ này . Điều đó thể hiện ở mức độ chấp nhận về cảm quan của bột, số lượng bột trẻ ăn hết trong một bữa, các phản ứng của trẻ khi ăn sản phẩm cũng như mức độ chấp nhận về giá thành của sản phẩm đối với các bà mẹ nuôi dưỡng trẻ.

Các trẻ tham gia nghiên cứu thuộc huyện Chương Mỹ Hà Tây. Đây là vùng đồng bằng sông Hồng, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Vì vây, các bà mẹ mong muốn thức ăn bổ sung cho con mình có chất lượng dinh dưỡng, nhưng phải có giá cả phù hợp mới chấp nhận được.

Tổng số trẻ tham gia nghiên cứu là 200 trẻ. Tuổi của nhóm trẻ này được thể hiện ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Tuổi của trẻ tham gia nghiên cứu

Tuổi của trẻ n(200) Tỉ lệ (%)

6-12 tháng tuổi 116 58

13-24 tháng tuổi 84 42

Kết quả trên cho thấy số trẻ 2 lứa tuổi là 6-12 tháng tuổi và 13 - 24 tháng tuổi tham gia nghiên cứu gần như nhau. Do vậy, sự phản ánh về mức độ chấp nhận sản phẩm bột là hoàn toàn đại diện cho toàn bộ trẻ 6-24 tháng tuổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ bổ sung lzin vào bột sdinh dưỡng giầu vi chất cho trẻ em 6 24 tháng tuổi (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)