QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 75)

- Phẩm chất sáng tạo.

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP

NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1 . Quan điểm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu cơ bản cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Cùng với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực đóng vai trị quyết định sự thành bại trong sự phát triển của mỗi địa phương. Gắn chặt q trình phát triển chung của tồn huyện Vĩnh Linh, chiến lược phát triển đến năm 2020 cần quán triệt mấy quan điểm sau về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Thứ nhất: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, có chính sách bảo đảm thực hiện cơng bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nơng thơn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tồn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thơn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương.

Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, cơng chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nơng nghiệp phải tiến hành đồng bộ gắn với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước

Nâng cao chất lượng nguồn lao động nông nghiệp phải được tiến hành một cách đồng bộ trên cả ba mặt thể lực, trí lực và nhân phẩm phẩm chất lao động. Tiến hành trên phạm vi cho lao động toàn huyện, đào tạo chăm lo từ khi NNL mới bước vào độ tuổi lao động. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với sự nghiệp CNH – HĐH, CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Nguồn nhân lực nông nghiệp sẽ là nguồn lực phục vụ đáp ứng không chỉ cho công cuộc phát triển nền kinh tế nơng nghiệp mà cịn đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện Vĩnh Linh.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với công tác dân số, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống

Nguồn nhân lực là tâm điểm của mọi hoạt động, ảnh hưởng bởi số lượng và chất lượng dân số. Chính sách dân số, kìm chế sự tăng nhanh của dân số đảm bảo sự hòa hợp giữa cung và cầu nguồn lao động. Thực hiện các biện pháp tuyên truyên, vận động nhân dân sinh đẻ có kế hoạch góp phần thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước, đảm bảo một nguồn cung nhân lực ổn định, không gây áp lực nhiều cho vấn đề phát triển chung, nhất là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao tinh thần tự rèn luyện sức khỏe… Từng bước cải thiện chiều cao, cân nặng người lao động

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều

kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nơng dân.

3.2 . Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị.

Để thực hiện được các phương hướng nâng cao chất lượng NNL, huyện Vĩnh Linh cần có những giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ, kết hợp cả giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Qua phân tích thực trạng chất lượng lao động trên địa bàn, chúng tôi nhận thấy cần phải tập trung những giải pháp sau đây:

3.2. 1. Thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nông thôn theo

hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn nhằm mục đích phát triển kinh tế khu vực này, làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu việc làm, cơ cấu lao động, cơ cấu giá trị sản lượng, cơ cấu thu nhập của dân cư NT. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH phải là sự chuyển dịch đồng bộ trên các mặt, cả về cơ cấu ngành, cơ cấu lao động, trình độ kỹ thuật, các vùng, các ngành kinh tế … theo hướng vừa đảm bảo sự phát triển hiện đại, tiên tiến, vừa khai thác triệt để những thế mạnh có sẵn ở địa phương. Trước hết, cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành NN theo hướng đa canh, đa dạng hóa cây trồng vật ni khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái NN của huyện.

- Đối với cây lương thực phải đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu lương thực cho cả huyện bên cạnh đó có thể đưa đi bán ở nhiều vùng khác trong tỉnh và có thể đưa đi nhiều nơi trên cả nước. Trong đó cây lúa vẫn là cây lương thực chính của huyện trong những năm tiếp theo.

- Trong chăn nuôi, cần tập trung phát triển chăn ni lợn thương phẩm, bị thịt, các loại gia cầm và nuôi trông thủy sản trong các hộ gia đình theo mơ hình

VAC và kinh tế trang trại. Mơ hình trên có thể thu hút một số lượng lớn một lượng lao động ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng và thành phần khác nhau trong khoảng thời gian nhàn rỗi, nông nhàn ở NT.

- Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại trong NN, đặc biệt là các phương pháp cải tạo, chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi cho năng suất hiệu quả cao và áp dụng công nghệ sinh học hiện đại. Đây là cơ sở để nâng cao năng suất lao động NN, làm tiền đề cho viêc phân chia lại lao động trong NN và NT trong huyện.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN theo hướng CNH, HĐH có nghĩa là lấy thị trường làm định hướng lấy trọng tâm là hiệu quả kinh tế, trên cơ sở sử dụng tối ưu nguồn lực hiện có. Sự hổ trợ qua lại giữa các ngành công nghiệp, NN, và dịch vụ nhằm xây dựng NN với quy mô hợp lý và ngày càng hiện đại nó sẽ mở rộng phạm vi sản xuất NN, kéo dài dây chuyền ngành nghề của NN mở rộng không gian việc làm cho sức lao động của nông dân làm tăng giá trị chế biến sản xuất nông ngiệp. Như vậy chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành NN theo hướng CNH, HĐH sẽ tạo ra những cơ hội cho việc chuyển hóa sức lao động trong khu vực NT.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế NT là hướng giải quyết việc làm cơ bản, lâu dài, gắn với q trình phân cơng lại lao động xã hội trong NN và NT huyện Vĩnh Linh.

3.2. 2. Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo người lao động nhằm nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực

- Phát triển mạng lưới giáo dục trước tiên là giáo dục phổ thông.

Tiếp tục phổ cập giáo dục một cách có hệ thống và liên tục, xóa đi số lao động mù chữ, rút ngắn khoảng cách trình độ giữa các lao động nơng nghiệp. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Đẩy nhanh phổ cập giáo dục và nâng cao số năm đi học bình quân của người trong độ tuổi lao động. Giải quyết những vấn đề bức xúc đặt ra trong đào tạo như sự mất cân bằng giữa mở rộng quy mô với nâng cao chất lượng giáo dục, giữa đào tạo nghề với đào tạo đại học. Khắc phục những xu hướng chạy theo bằng cấp học vị một cách hình thức và những biểu hiện tiêu cực như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mua bằng, bán điểm, dạy thêm học thêm tràn lan. Ngoài ra huyện cần phải thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy động tồn diện sức mạnh của mọi tầng lớp tham gia phát triển giáo dục, hình thành một xã hội học tập, chế độ học tập suốt đời.

Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên đồng thời giáo dục truyền thống văn hóa, cách mạng, bản lĩnh chính trị và giáo dục một thế hệ trẻ có bản lĩnh cao tự khẳng định mình và ln vươn tới những đỉnh cao mới. Tăng cướng vai trị trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm làm giảm tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở các cấp học, từng bước tạo sự đồng đều về chất lượng giữa các vùng miền. Tăng số lượng học sinh khá giỏi hàng năm.

Đổi mới phương pháp lập và giao kế hoạch kinh phí cho giáo dục, thực hiện quyền tự chủ tài chính tại các đơn vị, trường học. Thực hiện chính sách ưu đãi về giáo dục, chính sách hỗ trợ học sinh khuyết tật, học sinh nghèo. Đầu tư hồn chỉnh hệ thống trường học nhưng có trọng điểm, chú trọng xây dựng các trường điểm trên địa bàn để tạo đột phá trong chất lượng dạy học. Bên cạnh đó, đảm bảo chính sách cho các trường ở các khu vực xa, điều kiện đi lại khó khăn. Khi đất nước đang bước vào kỉ nguyên của “ hội nhập và tồn cầu hóa“, nền kinh tế tri thức thì vai trị của nhân tố con người càng được đặt lên vị trí hàng đầu. Để có được một NNL thực sự có chất lượng, việc làm cần thiết và nâng cao trình độ dân trí, năng lực trí tuệ và trình độ chun môn nghiệp vụ. Đây là vấn đề không đơn giản, để thực hiện được cần phải kiện toàn và hồn thiện vấn đề giáo dục từ giáo dục phổ thơng đến giáo dục đại học. Do đó cần phải đổi mới nội dung trong các cấp học về phương pháp dạy và học, chương trình học. Đồng thời xây dựng hệ thống trường lớp hệ thống quản lý một cách hiệu quả. Đây là một giải pháp rất hợp lý và thiết thực đối với huyện nhà.

Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang cơng tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung

chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Phát triển mạng lưới đào tạo nghề.

Xây dựng thêm các cơ sở dạy nghề, đầu tư từ cơ sở hạ tầng đến cơ sở vật chất, trang thiết bị. Khi phân tích thực trạng chất lượng NNL nông nghiệp nông thôn của huyện, chúng ta thấy lực lượng lao động mặc dù đã qua đào tạo của khu vực này vẫn đang còn rất thấp do vậy cần phải thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục ở nông thôn, làm cho người lao động ở nông thôn trong huyện được phát huy một cách toàn diện, đặc biệt về mặt trí lực và kỹ năng đáp ứng u cầu cho q trình CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn, tạo điều kiện cho một bộ phận quan trọng lao động NN di chuyển thuận lợi sang các ngành phi NN. Muốn vậy GD - ĐT ở NT phải theo hướng kết hợp nông nghiệp – khoa học – giáo dục. Đào tạo phải gắn với nhu cầu lao động ở nông thôn, tức là phải có sự thống nhất giữa sản xuất ở NT với nghiên cứu khoa học ở NT, về NN nông thôn và giáo dục ở NT cho người nông dân. Nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sản xuất và phục vụ đắc lực cho sản xuất. Có như vậy, mới có thể biến khoa học cơng nghệ và sản phẩm đào tạo trở thành lực lượng sản xuất phục vụ đắc lực, hiệu quả cho sự nghiệp CNH. HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện.

Coi trọng công tác hướng nghiệp, chuẩn bị cho thanh thiếu niên ở NT đi vào các ngành nghề lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề coi đây là nhiệm vụ trọng tâm giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng NNL nông nghiệp nông thôn. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương dự báo nhu cầu lao động, cơ cấu các ngành nghề để xây dựng kế hoạch triển khai công tác đào tạo nghề theo phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Các cơ sở dạy nghề của huyện phải đóng vai trị hạt nhân trong việc đào tạo, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu lao động ngoài huyện và cho xuất khẩu lao động. Công tác đào tạo nghề và đào tạo lại nghề cho nông dân không chỉ cần một hệ thống chính sách đồng bộ, phải theo trình tự từ bổ túc văn hóa đến đào tạo dạy nghề mà còn phải huy động sức mạnh tiềm lực của mọi tầng lớp xã hội trong huyện tham gia. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chương trình “ Dạy nghề tại chỗ cho

nông dân “ nhằm tạo điều kiện cho nơng dân đang sản xuất trực tiếp có điều kiện học nghề.

Khuyến khích người lao động tham gia học nghề. Để thực hiện được điều này huyện cần mở rộng chỉ tiêu và kinh phí hổ trợ đào tạo nghề miễn phí cho trình độ sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp đối với các đối tượng chính sách, người lao động thuộc hộ nghèo, gia đình neo đơn, bộ đội xuất ngũ … Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về học nghề dạy nghề tạo điều kiện định hướng phân luồng, hướng nghiệp cho lao động thừ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề cũng đóng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 75)