Thực trạng số lượng nguồn nhân lực hoạt động trong ngành nông nghiệp ở huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 46)

- Tài nguyên thiên nhiên

2.2.1.Thực trạng số lượng nguồn nhân lực hoạt động trong ngành nông nghiệp ở huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị

huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị

Tính đến thời điểm năm 2012, dân số trung bình ở huyện Vĩnh Linh là 85303 người trong đó ở khu vực nơng thơn là 63818 người, chiếm 74,81% dân số của huyện; Số người trong độ tuổi lao động là 43487 người. Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 36200 người trong đó ở lĩnh vực nơng nghiệp là 21266 người chiếm 58,74% trong số lao động đang làm việc.

Bảng 2.4: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chia theo lĩnh vực kinh tế

Ngành

kinh tế Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng 35.943 36.670 36.260 36.280 36.179 36.200 Nông nghiệp 25.625 24.900 23.154 23.155 22.165 21.266 Lâm nghiệp 199 215 175 175 320 315 Thủy sản 1.776 2.025 2.105 2.106 1.769 1.770 Công nghiệp 2.209 2.364 2.315 2.317 2.466 2.944 Xây dựng 924 1.003 1.031 1.032 1.189 1.473 Dịch vụ 5.210 6.163 7.480 7.495 8.270 8.432

Nguồn: niên giám thống kê năm 2012

Năm 2007 lao động đang làm việc trong nông nghiệp 26.625 lao động chiếm 71,29 % tổng lao động cả nền kinh tế; Sang năm 2008 con số này giảm chỉ còn lại

24. 900 người chiếm 67,9 % tổng lao động; Tiếp tục giảm vào năm 2009 với 23.154 lao động chiếm 63,85 % tổng lao động; Giữ mức 63,8 % năm 2010; Qua 2011 lao động nông nghiệp chiếm 61,26 % trong tổng lao động; Qua năm 2012 lực lượng lao động

trong ngành nơng nghiệp chỉ cịn lại 58,75 % trong tổng số lao động tồn nền kinh tế. Một cách tổng qt ta có thể thấy lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp của Huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2007 – 2012 số lao động tăng thêm nhưng không mạnh mẽ ( tăng thêm 257 lao động ).

Bảng 2.5: Lao động trong độ tuổi lao động đang làm việc

Đơn vị: %

Năm 2007 Năm 2012 Tăng giảm so với năm 2007 Toàn bộ nền kinh tế 100 100 Nông nghiệp 71,29 58,75 - 12,54 Lâm nghiệp 0,55 0,87 0,32 Thủy sản 4,94 4,89 - 0,05 Công nghiệp 6,14 8,13 1,99 Xây dựng 2,57 4,07 1,5 Dịch vụ 14,5 23,29 8,79

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh 2012

Giai đoạn 2007 – 2012 lao động làm việc trong các ngành của nền kinh tế chung có sự thay đổi song chưa thật mạnh mẽ. Lao động trong các ngành đều có xu hướng tăng chỉ riêng lao động trong nơng nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm. Lao động lâm nghiệp tăng 0,32%, công nghiệp tăng 1,99%, xây dựng tăng 1,5%, dịch vụ có sự chuyển biến lớn hơn tăng tới 8,79% trong toàn bộ lao động trong nền kinh tế giai đoạn 2007 -2012. Riêng về thủy sản lao động giảm 0.05% một con số tương đối nhỏ; Về nơng nghiệp có sự chuyển biến mạnh nhất về nguồn lao động, số lao động đang làm việc giảm đi 12,54% . Thực tế lao động nhóm ngành nơng nghiệp, thủy sản giảm dần, lao động lâm nghiệp tăng chậm rất ít và lao động nhóm ngành cơng nghiệp, xây dựng dịch vụ có tỷ lệ tăng mặc dù chưa cao song vẫn cho thấy xu hướng chuyển dịch tích cực đang diễn ra trên địa bàn Huyện nhà.

Biểu đồ 2.1: Lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp của huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2007 – 2010

Thực hiện sự nghiệp CNH – HĐH, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế làm cho lao động có nhiều sự thay đổi. Lao động nông nghiệp chuyển sang lao động trong các ngành kinh tế khác phi nông nghiệp. Lao động Lao động nơng nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động đang làm việc của toàn bộ nền kinh tế. Hàng năm tạo việc làm cho hàng nghìn người, tạo ta giá trị sản xuất đóng góp vào GDP chung của cả huyện, tạo ra lương thực thực phẩm và nông sản không chỉ phục vụ nhu cầu của dân cư tồn huyện mà cịn là sản phẩm được đưa đi giao thương nhiều vùng trên đất nước tạo thêm nguồn thu góp phần xây dựng kinh tế. Điều này cho thấy nông nghiệp vẫn đang là một ngành sản xuất chủ chốt đóng góp và sự phát triển chung về cả kinh tế và xã hội của toàn huyện.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 46)