Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 35)

1.3.1 Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một nước có nền kinh tế lớn mạnh nhưng có đặc điểm kinh tế-xã hội- chính trị tương đồng với Việt Nam. Qua quá trình phát triển 30 năm theo con đường kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc, chính sách nhân lực của họ ngày càng rõ ràng và chuẩn mực cho những ứng dụng vào điều kiện của Việt Nam.

Trung Quốc đi theo những quan điểm riêng của mình, quan điểm về chức năng và giá trị của phát triển nguồn nhân lực là: làm cho các nguồn lực tiềm năng của con người trở nên có ích, biến đổi năng lượng của con người trở nên có hiệu suất cao hơn, nâng cao hiệu quả làm việc, tạo ra những tài năng thật sự, tăng cường trình độ năng lực của họ và cuối cùng đưa Trung Quốc từ một nước đơng dân thành một nước có nguồn nhân lực tốt, có năng lực , khả năng.

Cụ thể những giá trị để phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Trung Quốc biểu hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất: Phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ để nâng cao chất lượng NNL

Trong những năm qua, việc nghiên cứu khoa học và sang tạo kĩ thuật của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu quan trọng đưa Trung Quốc lên một tầm cao mới. Điển hình như năm 1999, Trung Quốc đã có 4 lần phóng vệ tinh thần cơng, đặc biệt là việc phóng thành cơng con tàu vũ trụ đầu tiên do Trung Quốc nghiên cứu và chế tạo mang tên “Thần Châu”

Để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của khoa học kĩ thuật, Trung Quốc đã tập trung các nguồn nhân lực, vật lực và tài lực vào một số dự án nghiên cứu cơ bản để có cơ sở vững chắc, xen kẽ với những dự án KH-CN, đã lập ra quỹ Khoa học Tự nhiên để đảm bảo chắc chắn nguồn tài chính cho các nhà khoa học. Để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Trung Quốc luôn quan tâm tạo điều kiện các nhà khoa học, đội ngũ nhân lực chất lượng cao, thực hiện luân chuyển cán bộ để có thể cống hiến nhiều hơn cho đất nước, tạo cho họ có dịp tiếp thu tri thức mới, làm phong phú thêm vốn tri thức của bản thân

Ngồi ra, thơng qua việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, Trung Qc cùng lúc giải quyết được vấn đề về vốn, việc làm, thu nhập cho người lao động, mặt khác nó cịn là biện pháp nâng cao chất lượng NNL. Những năm qua người lao động Trung Quốc được đưa đến nhiều nước trên thế giới để làm việc và mang về cho đất nước hang chục tỉ đô la mỗi năm. Đây cũng là biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhờ được rèn luyện và thực hành trực tiếp ở các nước có trình độ cơng nghệ cao.

Coi trọng cơng tác sử dụng nguồn nhân lực cũng là biện pháp nâng cao chất lượng nguồn lực này, do đó Trung Quốc cũng như mọi quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng việc đào tạo và sử dụng nhân tài. Với quan điểm “chọn người và dùng nguời sai lệch là sai lầm lớn, để nhân tài mai một, chậm trễ sử dụng cũng là sai lầm lớn”.

Thứ hai: Tập trung đầu tư cho giáo dục

Trung Quốc từng bước hoàn thiện thể chế giáo dục trong những năm thực hiện chiến lược.

“khoa giáo hưng quốc” với tinh thần “cần đưa giáo dục lên vị trí chiến lược ưu tiên phát triển, nỗ lực nâng cao trình độ tư tưởng và đạo đức, văn hố, khoa học kỹ thuật của toàn dân tộc, đây là kế hoạch lớn cơ bản, thực hiện hiện đại hoá Trung Quốc”. Các nhà quản lý và nghiên cứu giáo dục Trung Quốc chủ trương kiên trì sáng tạo, đưa cải cách giáo dục vào chiều sâu, tối ưu hoá kết cấu giáo dục, phân bổ hợp lý nguồn lực giáo dục, đào tạo nhân lực có chất lượng cao.

Thứ ba: phát triển nguồn nhân lực dựa trên những điều kiện của đất nước:

Trung Quốc có nguồn lực con người lớn và giàu có, nhưng chính điều này lại làm cho sự thiếu hụt các nguồn lực khác trầm trọng hơn. Trung Quốc có nhiều sản phẩm, rừng, mỏ và nguồn nước, nhưng nếu những nguồn lực này được phân chia cho 1,3 tỉ người thì cũng chỉ

cịn lại ít cho mỗi người. Những nguồn lực tự nhiên chủ yếu, hàng hóa và tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc là rất đáng kể, song tính riêng cho mỗi thành phố thì Trung Quốc đứng cuối bảng xếp hạng của thế giới. Ở chừng mực nào đó, vì khơng cịn lựa chọn nào khác, nguồn nhân lực trở thành nguồn lực cần thiết và đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển hiện tại của Trung Quốc.

Thứ tư: Phát triển nguồn nhân lực là cơ sở để giải quyết vấn đề “tam nông”

Các vùng ở nơng thơn Trung Quốc có dân số đơng nhưng chất lượng thấp, có nguồn

nhân lực tiềm năng thực sự dồi dào, chứa đựng sức sản xuất tiềm năng rất lớn. Vì vậy phát triển NNL nơng thơn có thể giải quyết hiệu quả vấn đề “tam nông” tại Trung Quốc. Nông dân là vấn đề cốt lõi của “tam nông” và giải pháp là việc làm của họ. Với tỉ lệ tự nhiên giữa lực lượng lao động và đất nơng nghiệp thì chỉ 100 triệu người là đủ cho nơng nghiệp và vì thế gần 500 triệu người trong lực lượng lao động nông thôn chuyển sang làm việc phi nông nghiệp. Những năm gần đây, gần 150 triệu người đã chuyển sang làm việc trong các doanh nghiệp ở thị trấn hoặc thành phố nhưng vẫn còn hơn 300 triệu người (gần bằng dân số Mĩ) đang xếp hàng chờ việc. Vì rất nhiều lí do, chủ yếu là vì khả năng làm việc kém và được ít giáo dục. Do đó, phát triển nguồn nhân lực nơng thơn là giải pháp cuối cùng, quyết định để giải quyết vấn đề “tam nông” tại Trung Quốc.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một nước có diện tích nhỏ hẹp, điều kiện tự nhiên còn nhiều hạn chế và thường xuyên gánh chịu những hậu quả của thiên tai. Thế nhưng, Nhật Bản lại là một trong những cường quốc đứng hàng đầu thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ II, là nước bại trận, tụt hậu về kĩ thuật so với các nước phương tây. Nhật Bản đã tìm ra được cách duy nhất để phát triển đất nước đó là đầu tư vào giáo dục, đầu tư vào con người. Đầu tư cho giáo dục luôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GNP. Ngay từ những năm 60, tỷ lệ đầu tư cho giáo dục đã chiếm 5% GNP, năm 1965: 6,6%, năm 1984: 5,3% GNP.

Đặc điểm nổi bật trong chính sách phát triển NNL của Nhật Bản chính là hệ thống kích thích cho giáo dục rất hiệu quả. Chính nó đã kích thích, động viên mỗi người cũng như cả tập thể cống hiến hết tri thức, kinh nghiệm và năng lực cho cơng việc của mình. Những kích thích, động viên về kinh tế ở các cơng ty, xí nghiệp Nhật Bản bao gồm nhiều hình thức khác nhau từ việc tăng lưong hàng năm, tiền thửong định kì, các khoản trợ cấp nhằm duy trì phúc

lợi cho người lao động đến tiền trợ cấp thất nghiệp…Tất cả những hình thức này được sử dụng một cách rất linh hoạt do đó đã làm cho người lao động Nhật Bản luôn tin tưởng rằng: họ có thể nâng cao thu nhập, có thể nâng cao chất lượng cuộc sống từ cơng việc mình đang làm.

Trên thực tế nhiều người đã thừa nhận rằng không ở đâu người lao động lại trung thành và gắn bó với xí nghiệp, với cơng ty của mình như người lao động ở Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản đã tơt chức mơ hình làm việc cuả họ như một gia đình, trong đó mỗi người lao động được xem như là một thành viên của gia đình đó. Do đó, nguời lao động Nhật Bản đã rất tận tụy cống hiến tối đa năng lực lao động của họ vì cơng việc chung.

Như vậy, Nhật Bản đã thực hiện CNH, HĐH vì có một sự luặ chọn khơn ngoan, đúng đắn đó là muốn phát triển kinh tế trước hết phải phát triển nguồn lực con người, phát triển kinh tế phải vì con người, phải dựa vào nguồn lực con người chứ không phải dựa vào kĩ thuật thuần túy hay dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên… Mặt khác sự thành cơng của Nhật Bản cịn được xuất phát từ sự đầu tư hợp lí vào nguồn nhân lực.

1.3.2 Kinh nghiệm của các địa phương ở nước ta

1.3.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hố là một tỉnh nơng nghiệp, dân số đông đúc, nguồn lao động dồi dào với hơn 1,8 triệu lao động nhưng chất luợng lao động lại rất thấp: năm 1997 tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học là 13,26%; tỉ lệ lao động có trình độ chun mơn kĩ thuật mới đạt 12,1%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng đại học trở lên là 2,01%, trung cấp chuyên nghiệp là 5,12 %, công nhân kĩ thuật là 5,05%. Nguồn lao động phân bố không đều, chủ yếu tập trung cho các ngành nông-lâm- ngư nghiệp (trên 83%), lao động làm việc trong các ngành thuơng mại, dịch vụ chỉ chiếm 4%.Hằng năm tồn tỉnh có trên 3 vạn nguời đến tuổi lao động chưa có việc làm, tình trạng thiếu việc làm ở nơng thơn là phổ biến, thời gian lao động trong năm mới sử dụng đạt khoảng 70%.

Thực hiện chủ truơng của Đảng và Nhà nuớc, trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến như: cây thuốc lá, cây mía, cây dứa…Đẩy mạnh trồng, khoanh ni, chăm sóc và bảo vệ rừng, phát triển khai thác hải sản xa bờ, nuôi trồng thủy hải sản, thành lập các cơ sở sản xuất mới, mở mang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, mở rộng diện tích cây vụ đơng…

Trong 3 năm từ năm 2001 đến năm 2003, Thanh Hóa đã tạo thêm việc làm mới cho hơn 9 vạn lao động và hàng vạn lao động có việc làm đầy đủ hơn, nâng hệ số sử dụng lao động ở nông thôn từ 66,7% năm 1996 lên 74,2% năm 2003.

Kinh nghiệm sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đuợc thể hiện như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cuờng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời gắn các chuơng trình kinh tế-xã hội với chuơng trình giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông nghiệp, nông thôn.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị truờng lao động, từng buớc thay đổi cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ đào tạo công nhân kĩ thuật, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt và chăn ni, cơ khí, dịch vụ. Khơi phục các ngành nghề thủ cơng truyền thống ở nơng thơn, khuyến khích các cơ sở tư nhân mở truờng lớp dạy nghề nhất là truyền nghề truyền thống của địa phuơng.

- Tăng cuờng các hoạt động dịch vụ việc làm trên cơ sở củng cố và tăng cuờng các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh nhằm tư vấn cho nguời lao động chọn nghề học, hình thức học, nơi làm việc và tư vấn về pháp luật lao động. Đồng thời cung cấp thông tin về thị truờng lao động và nguời sử dụng lao động, tổ chức cung ứng lao động theo quy định của pháp luật lao động

- Hồ trợ trực tiếp cho nguời lao động, tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp, nơng thơn, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thành lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm của tỉnh và Ban chỉ đạo giải quyết việc làm ở ba cấp tỉnh,huyện, xã.

- Có chính sách ưu tiên phát triển sản xuất như: tạo điều kiện thuận lợi cho thuê mướn địa điểm sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế trong thời gian đầu cho các mặt hàn mới, nhất là các mặt hang sử dụng nguyên liệu, lao động tại địa phương. Củng cố quan hệ sản xuất mới để thúc đẩy mọi thành phần kinh tế mới theo hướng đầu tư –sản xuất-thu mua- chế biến-tiêu thụ sản phẩm. Thiết lập các mối quan hệ hợp tác trên cơ sở hoạt động kinh tế, điều hịa lợi ích thỏa đáng giữa người sản xuất nguyên liệu với người chế biến ra thành phẩm.

Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ so với các tỉnh phía nam vùng kinh tế duyên hải miền Trung. Diện tích tự nhiên 3.360 km2, dân số 557 nghìn người. Tỉnh có 4 huyện, 1 thị xã với 59 xã, phuờng.

Xét về gốc độ kinh tế Ninh Thuận nằm ở trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiềm năng đất đai, tài ngun, khống sản khơng nhiều. Hơn nữa, do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cơ sở sản xuất công gnhiệp nhỏ bé, kinh tế thuần nông, cơ sở hạ tầng kinh tế-kĩ thuật cịn đơn sơ, trình độ dân trí chưa cao nên tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh còn thấp so với các tỉnh lân cận cũng như trên tồn quốc.

Để có bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH, tạo đà cho sự phát triển toàn diện, vững chắc Ninh Thuận chú trọng chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo đó là chuyển dịch cơ cấu lao động, đồng thời xây dựng nguồn lao động có chất lượng phục vụ q trình chuyển dịch đó.

Số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo điều tra lao động và việc làm năm 2004 của Ninh Thuận cho thấy. Số người hoạt động kinh tế thường xun chia theo trình độ chun mơn kĩ thuật như sau:

- Đã qua đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp trở xuống: 26.046 người (10,65%).

- Trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học là 10.200 người (4,17%).

- Lao động chưa qua đào tạo là 208.220 người (85,18%).

Như vậy số luợng chưa qua đào tạo của tỉnh chiếm tỉ lệ rất cao, số này tập trung chủ yếu là ở khu vực nơng thơn. Để có bước chuyểncơ bản về chất lượng NNL phục vụ trực tiếp cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, tỉnh Ninh Thuận tập trung chú trọng cơng tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức theo phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Trong đó, các cơ sở dạy nghề của Nhà nuớc đóng vai trị trung tâm vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương vừa đáp ứng nhu cầu lao động ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động; phát triển mạnh mẽ cơ sở dạy nghề lien doanh lien kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh để tiếp thu phưong pháp và kinh nghiệm dạy nghề tiên tiến, khai thác triệt để nguồn lực từ bên ngồi. Đi đơi với việc huy động tối đa nguồn lực trong công tác đào tạo, phổ cập nghề Ninh Thuận thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo như: dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại nhà máy, phân xưởng; tổ chức theo lớp học; chuyển giao công

nghệ; phổ biến kiến thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh; bồi duỡng nâng bậc nghề, bồi dưỡng tập huấn; bổ túc hoàn thiện, mở rộng nâng cao kiến thức nghề nghiệp; dạy nghề kèm bổ túc văn hóa…

Đối tuợng đào tạo chủ yếu là đội ngũ lao động ở nông thôn, nhất là độ tuổi thanh niên để học và biết ít nhất là một nghề để họ tự tạo việc làm và góp phần thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở địa phương; chú trọng chuyển giao công nghệ trong nông-lâm –ngư nghiệp, hỗ trợ làng nghề, các trung tâm bảo vệ thực vật, thú y, giống cây trồng vật nuôi phối hợp với Hội nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ..tổ chức hướng dẫn cho nông dân kĩ thuật trồng trọt, chăn

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 35)