0
Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, nguồn nhân lực từng ngàn hở huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 59 -62 )

- Phẩm chất sáng tạo.

2.2.3.2. Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, nguồn nhân lực từng ngàn hở huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị

Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị

-

Hệ thống giáo dục phổ thông

Đề án “Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2011

– 2015, dự báo đến 2020” nêu rõ: “ Phát triển Giáo dục - Đạo tạo là động lực, là điều kiện và là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng quy hoạch phát triển Giáo dục- Đào tạo giai đoạn 2011-2015, dự báo đến 2020 là bộ phận hữu cơ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, kịp thời tham mưu với Huyện uỷ, UBND huyện để hoạch định những mục tiêu Kinh tế-Xã hội nhằm thực hiện Chiến lược phát triển Giáo dục-Đào tạo của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2020”. Thực hiện nghị quyết số 17/2012/NQ-HĐND của tỉnh huyện Vĩnh Linh tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông đảm bảo để mọi học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản về hướng nghiệp. Duy trì, cũng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sỏ, tạo điều kiện và nền tảng vững chắc cho việc triển khai phổ cập bậc trung học.

Tính đến thời điểm năm 2012 tồn huyện có tất cả 25 trường mầm non tăng so với những năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 là 24 trường; với tổng số 28 trường tiểu học cơ sở, 18 trường trung học cơ sở và 4 trường THPT. Với tổng số 3960 học sinh mầm non; 6104 học sinh tiểu học; 4612 học sinh trung học cơ sở và 3341 học sinh trung học phổ thơng. Riêng hệ thống trường THPT có 1 trường đạt chuẩn quốc gia về công tác học tập và giảng dạy phấn đấu đến năm 2015 sẽ duy trì 1 trường đạt trường chuẩn quốc gia ( THPT Vĩnh Linh ) và phấn đấu xây dựng thêm 1 trường đạt chuẩn quốc gia ( THPT Cửa Tùng ) nâng số lượng trường THPT đạt chuẩn quốc gia lên 2 trường. Với 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 70% trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020 có 100% trường tiểu học đạt chuẩn mức độ II; 100% trường trung học cơ sở và 80% trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo 100% yêu cầu chuẩn về thiết bị dạy học, phịng thí nghiệm, thư việ trường học bậc trug học. Huyện đang tập trung xây dựng nâng cấp hệ thống trường trung học cơ sở, THPT và trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỷ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng. Phát triển Giáo dục và Đào tạo là một trong những ưu tiên hàng đầu của huyện Vĩnh Linh. Tồn huyện có tất cả 4 trường THPT với chỉ số phát triển của bậc THPT năm học 2012 -2013 đạt 100% so với năm trước, chỉ số phát triển này vẫn được duy trì cho năm học 2012 – 2013 tức là mức phát triển ở hai năm giống nhau. Trong đó số học sinh tăng lên theo từng năm năm học 2009 -2010 là 107,1 % đến năm học 2010 – 2011 con số này là 108,8% đến năm học 2011 -2012 là 109,9% đến năm 2012 -2013 con số này là 109,3% mặc dù so với năm học trước năm học 2012 – 2013 con số tỷ lệ học sinh theo học có giảm song con số khơng đáng lo ngại.

- Hệ thống đào tạo nghề

Năm học 2010-2011 đã mở 15 lớp với 695 học viên học bổ túc, 55 lớp nghề phổ thông cho 1404 học sinh lớp 8, 32 lớp cho 692 học sinh THPT, 24 lớp nghề xã hội ngắn hạn cho 700 đối tượng; mở 29 lớp dạy nghề cho 743 lao động nơng thơn (trong đó có 7 lớp cho hộ nghèo với 169 học viên); mở và duy trì hoạt động của 24 Trung tập học tập cộng đồng và 75 vệ tinh của các xã, thị trấn trong toàn huyện. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, trong

đó chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn (cơ sở dạy nghề công lập, tư thục, cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông lâm trường, vùng chuyên canh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở dạy nghề tiểu thủ cơng mỹ nghệ) theo nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020: Hoàn thành việc thành lập mới trung tâm dạy nghề ở các huyện chưa có trung tâm dạy nghề vào năm 2009 và hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết bị vào năm 2013; Đầu tư nâng cao năng lực của các trung tâm dạy nghề công lập huyện đã được thụ hưởng Dự án 7 nhưng ở mức thấp; Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thơn; Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục (trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nơng thơn.

- Chương trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý:

Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số, chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo; Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các trung tâm dạy nghề chưa đủ giáo viên cơ hữu; Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho lao động nơng thơn; Huyện có 01 biên chế chuyên trách về cơng tác dạy nghề thuộc Phịng Lao động Thương binh và Xã hội.

Trong năm 2009 và 2010, tổ chức điều tra xác định những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức xã trong giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020; Xây dựng chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng cán bộ, công chức xã theo từng vùng miền (đồng bằng, trung du, miền núi, vùng

dân tộc…) theo từng giai đoạn phát triển (đến năm 2015 và đến năm 2020). Từ năm 2010 đến năm 2012, xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức giảng dạy thí điểm, từ năm 2013 đến năm 2020 tiếp tục hồn thiện, sửa đổi, bổ sung và tổ chức giảng dạy.

- Chương trình, giáo trình, học liệu

Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề. Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, cơng nghệ mới; Hồn thành chỉnh sửa 300 chương trình, học liệu và xây dựng mới 200 chương trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho khoảng 300 nghề. Cung cấp các chương trình, học liệu dạy nghề cho các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia dạy nghề cho lao động nơng thơn.

Như vậy có thể thấy cơng tác thực hiện đề án 1956 của huyện Vĩnh Linh được tiến hành một cách nghiêm túc và tích cực được xem là nội dung phát triển chất lượng NNL cho xã hội nói chung và cho NNL trong ngành nơng nghiệp của huyện nói riêng. Với những chính sách chủ trương phát triển đó và cộng thêm với cơng tác chỉ đạo hướng dẫn sâu sát của các cấp lãnh đạo cán bộ huyện các cấp thì chúng ta có quyền tin tưởng vào một đội ngũ NNL phát triển với chất lượng cao, hay chất lượng NNL sẽ không ngừng được nâng cao trong thời gian sắp tới tạo điều kiện thuận lợi cho nền nông nghiệp phát triển, một nền kinh tế xã hội đầy khởi sắc.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 59 -62 )

×