QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 70)

- Phẩm chất sáng tạo.

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP

NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1 . Quan điểm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu cơ bản cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Cùng với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định sự thành bại trong sự phát triển của mỗi địa phương. Gắn chặt quá trình phát triển chung của toàn huyện Vĩnh Linh, chiến lược phát triển đến năm 2020 cần quán triệt mấy quan điểm sau về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Thứ nhất: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương.

Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp phải tiến hành đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Nâng cao chất lượng nguồn lao động nông nghiệp phải được tiến hành một cách đồng bộ trên cả ba mặt thể lực, trí lực và nhân phẩm phẩm chất lao động. Tiến hành trên phạm vi cho lao động toàn huyện, đào tạo chăm lo từ khi NNL mới bước vào độ tuổi lao động. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với sự nghiệp CNH – HĐH, CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nguồn nhân lực nông nghiệp sẽ là nguồn lực phục vụ đáp ứng không chỉ cho công cuộc phát triển nền kinh tế nông nghiệp mà còn đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện Vĩnh Linh.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với công tác dân số, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống

Nguồn nhân lực là tâm điểm của mọi hoạt động, ảnh hưởng bởi số lượng và chất lượng dân số. Chính sách dân số, kìm chế sự tăng nhanh của dân số đảm bảo sự hòa hợp giữa cung và cầu nguồn lao động. Thực hiện các biện pháp tuyên truyên, vận động nhân dân sinh đẻ có kế hoạch góp phần thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước, đảm bảo một nguồn cung nhân lực ổn định, không gây áp lực nhiều cho vấn đề phát triển chung, nhất là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao tinh thần tự rèn luyện sức khỏe… Từng bước cải thiện chiều cao, cân nặng người lao động

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều

kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.

3.2 . Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị.

Để thực hiện được các phương hướng nâng cao chất lượng NNL, huyện Vĩnh Linh cần có những giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ, kết hợp cả giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Qua phân tích thực trạng chất lượng lao động trên địa bàn, chúng tôi nhận thấy cần phải tập trung những giải pháp sau đây:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w