Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)

Từ những đặc điểm của nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp và thực trạng nguồn nhân lực nông nghiệp hiện nay đã đặt ra những yêu cầu cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên tồn diện và đảm bảo tính nhân văn. Tính tồn diện thể hiện ở chỗ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải nâng cao về chất lượng cuôc sống, môi trường sống, môi trường làm việc, tạo việc làm ổn định và nâng cao năng suất lao động, đảm bảo tính cơng bằng trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật cho lao động cũng như về điều kiện lao động các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Đảm bảo tính nhân văn đặt ra yêu cầu phải thúc đẩy gia tăng các chỉ số về chuyên môn, nghiệp vụ, thể lực và các phẩm chất khác của người lao động đồng thời mở ra cơ hội lựa chọn, chủ động, sáng tạo của nguồn nhân lực.

Đảm bảo nhân lực NN phải đáp ứng được khả năng chuyển đổi nhanh, tính năng động cao ứng phó kịp thời với những biến đổi khó lường của thiên nhiên, thay đổi khí hậu có phương án thay đổi kế hoạch sản xuất, trồng trọt để mang lại hiệu quả nhất. Đất nước đang trong quá trình xây dựng cơng cuộc CNH – HĐH địi hỏi nguồn nhân lực phải đảm bảo yêu cầu chuyển đổi chỗ làm việc, chuyển đổi nghè nghiệp, thay đổi kịp thời xu hướng phát triển và cấc trúc của nền kinh tế.

Nguồn nhân lực trong ngành NN với công việc canh tác sản xuất trên tư liệu sản xuất của chính bản thân, gia đình là chủ yếu nên phải có khả năng làm việc hiệu quả và có năng lực làm chủ q trình lao động của mình. Khả năng làm việc của nguồn nhân lực NN thể hiện ở việc lao động sản xuất của họ có mang lại hiệu quả cao hay khơng về mặt chất lượng, hiệu quả sản xuất, với yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao hơn, phạm vị đào tạo

rộng, đa dạng có tính sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, có khả năng làm chủ được thơng tin nắm bắt khoa học kỹ thuật … mà ngày nay khi muốn nâng cao năng suất lao động mang lại hiệu quả cao trong sản xuất người lao động NN ít nhiều cần được cung cấp.

Những yêu cầu đó được cụ thể hóa qua các yêu cầu cụ thể như sau:

Đảm bảo về mặt thể lực, phẩm chất lao động. Về thể lực của nguồn nhân lực được cụ thể hóa qua chiều cao, cân nặng, sức chịu đựng dẻo dai, khả năng làm việc trong thời gian dài với điều kiện mơi trường làm việc ngồi trời khắc nghiệt. Phẩm chất nguồn nhân lực thể hiện ở trước hết là ở đạo đức nhân phẩm không chỉ thể hiện trong công việc lao động mà còn ở trong lối sống thường ngày.

Phát triển nguồn nhân lực chú trọng nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật. Nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật cho lao động NN đáp ứng không chỉ cho hoạt động sản xuất chăn ni thơng thường mà có thể mở rộng quy mơ sản xuất, đáp ứng nhu cầu về cả số lượng và chất lượng các mơ hình trang trại sản xuất hay phát triển các làng nghề sản xuất truyền thống, các ngành nghề mới ở nông thôn. Đào tạo nâng cao chất lượng lao động NN chuyển từ lao động kỹ thuật thấp, lạc hậu, năng suất lao động thấp sang lao động có cơng nghệ, trang thiết bị hiện đại hơn, năng suất lao động cao hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả trong sản xuất NN.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực NN đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành NN. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành NN theo hướng từ độc canh, thuần lúa sang sản xuất NN hàng hóa đa canh với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Một bộ phận lao động NN chuyển từ hoạt động trồng trọt lương thực, cây công nghiệp, sang chăn nuôi gia súc, gia cầm, ni trồng thủy sản mang tính hàng háo cao. Người lao động phải có trình độ văn hóa cao hơn, u cầu phải qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu dịch chuyển.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn với nhu cầu thị trường, yêu cầu công việc, khả năng thích ứng linh hoạt trong sản xuất. Nhạy bén trước khoa học cơng nghệ chủ động tìm hiểu có thể áp dụng vào trong sản xuất nâng cao hiệu quả lao động. Phần lớn lao động trong ngành NN có cuộc sống cịn khá khó khăn là tầng lớp dễ bị tổn thương vì vậy mà một phần trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải đáp ứng được

yêu cầu xóa đói giảm nghèo cho người lao động. Họ cần rất nhiều sự hổ trợ của Nhà nước trong phát triển.

Trong bối cảnh đang thực hiện công cuộc CNH HĐH ở nước ta thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trong ngành NN nói riêng là thực sự cần thiết. Q trình CNH – HĐH ở Việt Nam tự bản thân nó đặt ra những địi hỏi khách quan về số lượng, cơ cấu, chất lượng NNL với những năng lực, phẩm chất cần thiết và thích ứng. Đặc biệt khi q trình này đang tạo nên sự chuyển dịch số lượng và cơ cấu mới của NNL là giảm tỷ trọng lao động NN, tăng lao động cơng nghiệp và dịch vụ thì vấn đề tạo ra một NNL trong ngành NN với chất lượng cao càng trở nên thiết yếu quan trọng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w