1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Ford
Ford Thăng Long
Công ty Cổ phần Ford Thăng Long tiền thân là Công ty Cổ phần Vận tải Dịch vụ và Du lịch được thành lập theo Quyết định số 2604/QĐ-UB ngày 01/07/1998. Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, từ một đơn vị nhỏ của Thành phố Hà Nội, Công ty đã được cổ phần hóa thành một công ty cổ phần, vận hành theo mô hình Tổ hợp công ty mẹ - công ty con và các đơn vị phụ thuộc trong đó công ty mẹ là Công ty Cổ phần Ford Thăng Long.
Coi trọng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiện tiên quyết để công ty có thể tồn tại cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Với mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ của nguồn nhân lực, Công ty đã xây dựng Quy trình đào tạo nhằm đảm bảo thực hiện việc đào tạo một cách khoa học, hệ thống và
31
mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn nhằm mục đích: Xây dựng, giữ gìn và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Công ty; qua đó thu hút nhân tài vào làm việc góp phần cùng Công ty phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh và đóng góp cho xã hội.
Với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Công ty đảm bảo cho toàn bộ nhân viên được đào tạo để có đủ năng lực chuyên môn thực hiện tốt công việc được giao. Các chương trình đào tạo đa dạng và phong phú, được cung cấp dưới các hình thức lớp học, đào tạo thông qua công việc hay tự học. Nhân viên được hỗ trợ tài chính và khuyến khích duy trì việc không ngừng học tập. Cũng như được cung cấp các cơ hội phát triển tương ứng. Các hình thức đào tạo tại Công ty bao gồm:
- Đào tạo tại chỗ: Áp dụng cho:
+ Người mới được tuyển dụng: Nội dung đào tạo gồm phổ biến nội quy, chính sách của Công ty và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Người đổi vị trí công tác: Nội dung đào tạo bao gồm việc hướng dẫn nghiệp vụ và những quy định ở vị trí công tác mới.
+ Trong quá trình làm việc, người nhiều kinh nghiệm hơn sẽ truyền đạt, trao đổi kinh nghiệm với người bạn đồng nghiệp ít kinh nghiệm hơn. Công việc này được tiến hành thường xuyên ở mọi vị trí công tác.
- Đào tạo nội bộ: Việc đào tạo, huấn luyện các kỹ năng làm việc là hoạt động đào tạo thường xuyên của Công ty, chương trình đào tạo chủ yếu tập trung vào đào tạo nội quy, quy chế, quy trình, sản phẩm mới và kỹ năng bán hàng... cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Ban huấn luyện gồm những nhân viên có chức năng, nhiệm vụ được giao, có kinh nghiệm chuyên môn cao, có khả năng truyền đạt và giảng dạy để phổ biến về sản phẩm, những kinh nghiệm, cũng như những kiến thức thực tế cho nhân viên.
- Đào tạo bên ngoài: Căn cứ vào nhu cầu công việc nhân viên sẽ được lựa chọn cử đi học bên ngoài tham dự các khóa học về: Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng marketing bán hàng hoặc Công ty sẽ mời những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có uy tín về giảng dạy cho cán bộ nhân viên tại Công ty như:
32
Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, kỹ năng đàm phán, giao tiếp với khách hàng… 1.4.3. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thứ nhất, Công ty cần tập trung nguồn lực, đầu tư cho các hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực. Trong đó, cần đầu tư kinh phí phù hợp, xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phù hợp và lựa chọn tổ chức, cơ sở đào tạo có uy tín để hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho công ty. Bên cạnh đó, cần tăng cường xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, chuyên gia để phát triển đào tạo nội bộ, đào tạo kèm cặp là hình thức đào tạo hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí và sát thực tế SXKD của đơn vị. Đây được coi là hoạt động cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế cạnh tranh của công ty trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế như hiện nay.
Thứ hai, Công ty cần xây dựng và thực hiện tốt chính sách quy hoạch cán bộ. Trong đó, cần xây dựng và triển khai tốt quy trình quy hoạch cán bộ nguồn, kết hợp với đào tạo cán bộ nguồn để chuẩn bị lực lượng cán bộ quản lý, lãnh đạo tài năng trong tương lai. Bên cạnh đó, cần thực hiện chính sách thuyên chuyển cán bộ hợp lý, tạo cơ hội cho cán bộ thực hiện được nhiều công việc khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là tăng năng lực của cán bộ và tăng chất lượng công việc.
Thứ ba, thực hiện tốt các hình thức đãi ngộ nhằm kích thích cán bộ, công nhân viên làm việc tích cực, hiệu quả và gắn bó với công ty. Cụ thể, xây dựng quy chế chi trả lương theo kết quả, hiệu quả công việc có tác dụng kích thích động viên người lao động thi đua hăng say làm việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Có chính sách chi trả lương riêng cho những nhân viên giỏi, vị trí đặc biệt với mức đãi ngộ cao hơn nhân viên bình thường để khuyến khích tài năng, giữ chân nhân viên giỏi đồng thời thu hút nhân tài từ bên ngoài. Xây dựng quy định thưởng theo kết quả công việc tới từng người lao động nhằm kích thích, khuyến khích tinh thần thi đua làm việc vượt mức kế hoạch được giao.
Thứ tư, nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự thành công của công ty. Sự quan tâm, đầu tư, cam kết và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo cấp
33
cao của Công ty, sự phối hợp và tư vấn kịp thời của các đơn vị là yếu tố quan trọng, quyết định thành công trong các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty.
34
2.CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP VẠN XUÂN. TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP VẠN XUÂN. 2.1. Giới thiệu về Tổng công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Sau khi Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, nguồn viện trợ về trang thiết bị, vũ khí, khí tài quân sự cho Quốc phòng không còn nữa. Để đảm bảo cho mọi hoạt động của Quân đội và phù hợp với tình hình mới, đó là phải chuyển sang cơ chế mua bán. Vì vậy, trên cơ sở phòng Nhập ngoại Cục Vật tư – Bộ Quốc phòng, ngày 10/8/1991, Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 315/QĐ-QP thành lập Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân, với tên giao dịch đối ngoại là: GENERAL IMPORT AND EXPORT VAN XUAN CORPORATION (VAXUCO), thuộc biên chế của Cục Vật tư – Bộ Quốc phòng. Ngày 10 tháng 8 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân
Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của Đất nước, Quân đội, Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân cũng không ngừng trưởng thành và lớn mạnh.
Ngày 26/7/1994, do tính chất và yêu cầu của nhiệm vụ, để bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý thống nhất trực tiếp của Bộ Quốc phòng đối với hoạt động xuất nhập khẩu, tăng cường sức mạnh chiến đấu cho Quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 459/QĐ-QP chuyển Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân từ Cục Vật tư – Bộ Quốc phòng về trực thuộc Bộ Quốc phòng;
Ngày 24/4/1996, thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-ĐU ngày 10/01/1995 của Đảng ủy Quân sự Trung ương về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số: 587/QĐ-QP sáp nhập Chi nhánh phía Nam của Công ty Xuân Mai (XUMACO)- Tổng Cục kỹ thuật về Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân;
Ngày 5/6/1996 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có Quyết định số: 1017/QĐ-QP tổ chức lại Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân, thành Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân trực thuộc Bộ Quốc phòng;
35
nhập Công ty Xuân Mai (XUMACO) – Tổng Cục kỹ thuật và chuyển toàn bộ công tác xuất nhập khẩu của Công ty Vật tư và dịch vụ xuất nhập khẩu (GAET) – Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng về Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân;
Ngày 10/02/2000 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyết định số: 251/2000/QĐ-BQP bổ sung cho Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân nhiệm vụ nhập khẩu xăng, dầu, mỡ đặc chủng phục vụ quốc phòng;
Ngày 18/01/2006 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có Quyết định số 17/2006/QĐ-BQP về việc điều 03 đoàn tiếp nhận cung ứng 25, 35, 45 từ Cục Kế hoạch và Đầu tư/ Bộ Quốc phòng về Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân. Quyết định số 73/2006/QĐ-BQP ngày 15/04/2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về chuyển giao nhiệm vụ quản lý hành chính quân sự từ Bộ Tổng Tham mưu về trực thuộc Bộ Quốc phòng và Quyết định số 117-QĐ/ĐU ngày 28/04/2006 của Đảng ủy Quân sự Trung ương về việc chuyển giao Đảng bộ Công ty từ Đảng bộ Bộ Tổng Tham mưu – Cơ quan Bộ Quốc phòng về trực thuộc Quân ủy Trung ương;
Ngày 12 tháng 8 năm 2010 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 2947/QĐ-BQP chuyển Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân;
Ngày 23 tháng 8 năm 2011 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 3033/QĐ-BQP thành lập Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân hoạt động theo hình thức công ty mẹ - con trên cơ sở tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân;
Ngày 16 tháng 10 năm 2012 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 3928/QĐ-BQP điều chuyển nguyên trạng Tổng công ty Xăng dầu Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng về trực thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân và ngày 18 tháng 10 năm 2012 Quân ủy Trung ương ký Quyết định số 606-QĐ/ĐU sáp nhập Đảng bộ Tổng công ty Xăng dầu Quân đội vào Đảng bộ Tổng công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân;
Trong gần 30 năm qua, cùng với sự phát triển chung của Đất nước, Quân đội, Tổng công ty đã có sự phát triển trưởng thành toàn diện, từ buổi ban đầu với một số lượng cán bộ công nhân viên còn hạn chế, đến nay Vaxuco đã là một tổ chức lớn mạnh
36
gồm 21 đơn vị trực thuộc với trên 1500 cán bộ, công nhân viên và người lao động, đóng quân trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và ở nước ngoài. Chức năng nhiệm vụ, tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty ngày càng trưởng thành. Đi cùng với những lần sáp nhập là sự lớn dần về quy mô, sự phát triển của các tổ chức, là sự gia tăng quân số biên chế , sự mở rộng địa bàn hoạt động đóng quân. . . Tuy liên tục có sự thay đổi về tổ chức biên chế, nhưng tất cả đều là sự phát triển đi lên và qua thực tế những lần biến động, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty ngày càng tiến bộ và trưởng thành. Nhiệm vụ của Tổng công ty cũng được xác lập ngày càng ổn định, với các nhiệm vụ chủ yếu hiện nay là:
a- Nhiệm vụ:
-Xuất nhập khẩu vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, thiết bị đồng bộ và toàn đồng bộ nguyên nhiên vật liệu và vật tư chuyên dùng quốc phòng( nhiệm vụ xuất nhập khẩu đặc biệt), nhập khẩu xăng, dầu, mỡ, đặc chủng phục vụ quốc phòng
-Quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia cho Quốc phòng, hàng dự trữ cho sản xuất quốc phòng, hàng cung ứng thường xuyên, hàng trang bị, vật tư nhập khẩu đưa về kho trung chuyển để kiểm tra chất lượng trước khi quyết định nhập, giao cho đơn vị;
-Tổng công ty XNK Tổng Hợp Vạn Xuân là đầu mối quản lý, chỉ đạo trực tiếp về hành chính quân sự đối với Tổng Công ty Xăng Dầu Quân Đội (MIPECORP) và là cổ đông chính của Công ty cổ phần hóa dầu quân đội (MIPEC).
b- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
-Xuất, nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư hàng hóa tiêu dùng phục vụ cho quốc phòng và kinh tế; kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị và phế liệu; vận tải, dịch vụ kho bãi; dịch vụ cho thuê văn phòng;
-Đảm nhiệm tiếp nhận hàng quốc phòng xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tại 3 miền Bắc - Trung - Nam;
-Cung ứng, vận chuyển vật tư thiết bị cho các công trình chiến đấu, công trình phòng thủ và xản xuất quốc phòng;
-Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan: Nhập khẩu xăng, dầu, mỡ đặc chủng phục vụ Quốc phòng
37
-Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;
-Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; -Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;
-Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;
-Bán buôn vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
-Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu: Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh
-Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
+ Gửi hàng;
+ Giao nhận hàng hóa;
+ Thu, phát các chứng từ vận tải và vận đơn;
+ Bao gói hàng hóa, dỡ hàng hóa, lấy mẫu, cân hàng hóa. Đại lý bán vé máy bay./
2.1.2. Bộ máy tổ chức.
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của Tổng Công ty VAXUCO
38 2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức điều hành:
- Chủ tịch công ty kiêm Tổng Giám đốc; - Các Phó Tổng Giám đốc;
- Các trưởng phòng ban giúp việc - Kiểm soát viên
2.1.2.2.Cơ cấu cơ quan giúp việc: 1. Văn phòng;
2. Phòng kế hoạch tổng hợp; 3. Phòng tổ chức lao động; 4. Phòng chính trị;
5. Phòng tài chính – kế toán; 6. Phòng kinh tế đối ngoại; 7. Phòng quản lý dự án; 8. Phòng đầu tư;
9. Kiểm soát viên;
10. Các phòng kinh doanh;
2.1.2.3.Chi nhánh dịch vụ kho vận miền Trung. 2.1.2.4.Chi nhánh dịch vụ kho vận miền Nam. 2.1.2.5.Chi nhánh Matxcova
2.1.2.6.Văn phòng đại diện tại liên bang Nga
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc (gồm 5 đơn vị):
- Phòng XNK vũ khí –trang thiết bị 1 (Trụ sở tại 33B Phạm Ngũ Lão, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
39
- Phòng XNK vũ khí –trang thiết bị 2 (Trụ sở tại 33B Phạm Ngũ Lão, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
- Phòng XNK vũ khí –trang thiết bị 3 (Trụ sở tại 33B Phạm Ngũ Lão, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
- Phòng XNK 4 (Trụ sở tại 33B Phạm Ngũ Lão, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
- Phòng XNK công nghệ dự án đầu tư (Trụ sở tại 33B Phạm Ngũ Lão, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Các công ty thành viên (gồm 02 đơn vị):
- Công ty TNHH & DV kho vận VAXUCO miền Bắc (Trụ sở tại 33B Phạm