Bộ máy tổ chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân. (Trang 46)

2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN

2.1.2. Bộ máy tổ chức

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của Tổng Công ty VAXUCO

38 2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức điều hành:

- Chủ tịch công ty kiêm Tổng Giám đốc; - Các Phó Tổng Giám đốc;

- Các trưởng phòng ban giúp việc - Kiểm soát viên

2.1.2.2.Cơ cấu cơ quan giúp việc: 1. Văn phòng;

2. Phòng kế hoạch tổng hợp; 3. Phòng tổ chức lao động; 4. Phòng chính trị;

5. Phòng tài chính – kế toán; 6. Phòng kinh tế đối ngoại; 7. Phòng quản lý dự án; 8. Phòng đầu tư;

9. Kiểm soát viên;

10. Các phòng kinh doanh;

2.1.2.3.Chi nhánh dịch vụ kho vận miền Trung. 2.1.2.4.Chi nhánh dịch vụ kho vận miền Nam. 2.1.2.5.Chi nhánh Matxcova

2.1.2.6.Văn phòng đại diện tại liên bang Nga

 Các đơn vị hạch toán phụ thuộc (gồm 5 đơn vị):

- Phòng XNK vũ khí –trang thiết bị 1 (Trụ sở tại 33B Phạm Ngũ Lão, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

39

- Phòng XNK vũ khí –trang thiết bị 2 (Trụ sở tại 33B Phạm Ngũ Lão, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

- Phòng XNK vũ khí –trang thiết bị 3 (Trụ sở tại 33B Phạm Ngũ Lão, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

- Phòng XNK 4 (Trụ sở tại 33B Phạm Ngũ Lão, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

- Phòng XNK công nghệ dự án đầu tư (Trụ sở tại 33B Phạm Ngũ Lão, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

 Các công ty thành viên (gồm 02 đơn vị):

- Công ty TNHH & DV kho vận VAXUCO miền Bắc (Trụ sở tại 33B Phạm Ngũ Lão, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

- Công ty TNHH & DV kho vận VAXUCO miền Nam (Trụ sở tại số 722 Điện Biên Phủ, Khu Tân Cảng, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh)

2.1.2.7. Các công ty cổ phần, liên kết (gồm 2 đơn vị): - Tổng công ty xăng dầu Quân đội.

- Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội. 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động.

- Tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ quốc phòng, an ninh - Kinh doanh kho bãi và lưu trữ hàng hóa.

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

- Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh. - Bốc xếp hàng hóa.

- Cho thuê máy móc thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

40

2.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. 2.1.4.1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.4.1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trải qua quá trình hoạt động gần 30 năm phát triển và trưởng thành, Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân đã ký kết rất nhiều hợp đồng, gói thầu lớn phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, nặng lượng, khí tài quân đội trong suốt những năm qua....

Điển hình là các hợp đồng sau:

1. Nhập khẩu xăng dầu, năng lượng khí tài đặc chủng cho Cục Xăng Dầu – Tổng cục Hậu cần từ năm 2012 đến nay phục vụ cho Quốc phòng.

2. Nhập khẩu tàu chiến, máy bay chiến đấu, vật tư, thiết bị chiến đấu cho công trình chiến đấu, công trình phòng thủ và sản xuất quốc phòng Quân chủng Hải quân, Không quân

3. Nhập khẩu các thiết bị, hệ thống đặc chủng cho các đơn vị chiến đấu như Tổng Cục Kỹ Thuật,Cục quân khí, Cục Xe máy... thuộc Bộ Quốc Phòng

4. Ngoài ra cũng là đầu mối chính nhập khẩu, vận chuyển tiếp nhận hàng quốc phòng xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tại 3 miền Bắc - Trung – Nam

5. Các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản

Bắt tay đầu tư cùng công ty MIPEC thực hiện các dự án bất động sản bao gồm các tòa MIPEC Tower 229 Tây Sơn, 183 Nguyễn Lương Bằng, MIPEC Riverside Long Biên, MIPEC City View Hà Đông (Hà Nội); Citadines Bayfront (62 Trần Phú, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa); MIPEC Tràng An (TP Vinh, tỉnh Nghệ An).

2.1.4.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

VAXUCO cũng là cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội Mipec và một số ngành nghề khác. Trong đánh giá top 1000 doanh nghiệp lớn nhất cả nước và đạt mức tăng trưởng cao năm 2008, VAXUCO được xếp thứ 457, đồng thời xếp thứ 8 trong số 10 doanh nghiệp Quân đội lớn nhất Việt Nam. Tháng 10 năm 2012 Bộ trưởng Quốc phòng đã có quyết định điều chuyển nguyên trạng Tổng Công ty Xăng

41 dầu Quân đội về trực thuộc VAXUCO.

Công ty còn tham gia vào một số ngành khác như: Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư, thiết bị và phế liệu; Vận tải, dịch vụ kho bãi; Dịch vụ cho thuê văn phòng; XNK máy móc thiết bị vật tư hàng hoá tiêu dùng phục vụ cho quốc phòng và kinh tế. Đại lý bán vé máy bay...

Công ty phát triển mạnh từ những năm 2007 tới 2010 cho đến nay khi có nhiều bản hợp đồng ký kết với nước ngoài trị giá trên 4 tỷ USD do ông Hoàng Quốc Hùng ký năm 2009 là bản hợp đồng có giá trị lớn nhất của chính phủ từ trước đến nay, gồm có 6 tàu ngầm lớp Kilo: Hà Nội (HQ-182), tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh (HQ-183), Hải Phòng (HQ-184), Đà Nẵng (HQ-185), Khánh Hòa (HQ-186) và Bà Rịa - Vũng Tàu (HQ-187), ông Hoàng Quốc Hùng cũng đã ký mua tàu Đinh Tiên Hoàng (HQ-011), Lý Thái Tổ (HQ-012) và còn 2 tàu lớp Gepard sẽ xuất xưởng năm 2014, và 2 tàu ngầm nữa đang trong quá trình đặt hàng. Ông cũng ký mua thêm hàng chục máy bay Su- 30MK2V cho không quân Việt Nam và nhiều trang thiết bị như máy bay, tàu cứu hộ phục vụ cho quân đội.

 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty các năm 2016- 2020.

Năm 2016, Tổng công ty cán mốc doanh thu hơn 248 tỷ đồng (bằng 150% kế hoạch năm), tăng 67% so với năm trước, lợi nhuận trước thuế tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Công tác đầu tư tăng năng lực cũng được chú trọng, 5 năm qua, tổng công ty đã đầu tư gần 31 tỷ đồng trang thiết bị, phương tiện phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD); đầu tư xây dựng, củng cố doanh trại, trụ sở, văn phòng làm việc khang trang, hiện đại trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Trong năm 2017, công tác đầu tư kinh doanh của Tổng công ty VAXUCO có bước tiến nhanh và mạnh, khẳng định vị thế trong lĩnh vực đầu tư xuất nhập khẩu. Các chỉ tiêu vượt mức kế hoạch của năm. Giá trị thực hiện là 22.0830 tỷ đồng, bằng 133,3% kế hoạch được Bộ Quốc phòng (BQP) giao, tuy chỉ tăng 5% so với năm 2016 nhưng lợi nhuận trước thuế đạt 42,17 tỷ đồng, bằng 20,2% kế hoạch được giao. Thu nhập bình quân trong 2 năm 2016,2017 tăng từ 20,7 triệu đồng/người/tháng lên đến 26 triệu

42 đồng/người/tháng.

Năm 2018-2019 có sự sụt giảm nhẹ về giá trị hợp đồng do nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá chiếm ưu thế về thị trường. Tổng giá trị sản xuất của công ty trong năm 2018 chỉ đạt hơn 17,670 tỷ đồng ( đạt 0,8% kế hoạch năm 2018) và 2019 là 18,569 tỷ đồng( đạt 12% kế hoạch năm 2019); tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 38,67% kế hoạch; trong 2 năm đã nộp vào ngân sách Nhà nước và Bộ Quốc phòng hơn 553 tỷ đồng (đạt 58% kế hoạch)

Năm 2020, giá trị sản xuất của tổng công ty có sự chững lại do dịch bệnh và sự đóng cửa của ngành xuất nhập khẩu. Doanh thu tuy có tăng lên nhưng không đáng kể, đạt gần 307 tỷ đồng; bằng 1,2% kế hoạch của Bộ Quốc phòng giao, bằng 0,2% kế hoạch của tổng công ty. Lợi nhuận trước thuế đạt 43,1 tỷ đồng, bằng 1,5% kế hoạch của Bộ Quốc phòng giao, bằng 0,7% kế hoạch của Tổng công ty. Lợi nhuận của công ty cũng tăng nhẹ lên 38,1 tỷ đồng. Tuy nhiên tiền lương bình quân của người lao động đạt đến 29,9 triệu đồng/người/tháng, bằng 144 % so với năm 2016.

Kế hoạch năm 2021, Tổng công ty phấn đấu đạt giá trị thực hiện là 24.178 tỷ đồng, doanh thu: 434 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 62 tỷ đồng, tiền lương bình quân: 32 triệu đồng/người/tháng.

2.2. Các yếu tố bên ngoài Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân. của Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân.

2.2.1. Các yếu tố bên ngoài

2.2.1.1.Nguồn nhân lực và thị trường lao động - Mạng lưới các trường đào tạo:

Các trường đại học đào tạo chuyên ngành xuất nhập khẩu thường tập trung tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Mạng lưới trường thuộc ngành phân bố không hợp lý theo lãnh thổ, chưa tương ứng với dân số và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng vùng. Hầu hết các cơ sở đào tạo tập trung ở các vùng, các khu công nghiệp và kinh tế phát triển mạnh như đồng bằng Bắc bộ (42,3%), Đông Nam bộ (30,6%).Vì vậy, cần phải có giải pháp tích cực để mở thêm một số trường ở các khu

43 vực chưa có trường.

- Quy mô đào tạo:

Quy mô giáo dục đào tạo tăng nhanh và đã tạo dựng được cơ sở vững chắc cho mở rộng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là ở cấp cao đẳng, đại học và dạy nghề ngắn hạn. Công tác xã hội hoá đào tạo nguồn nhân lực cũng đã đem lại kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, đóng góp kinh phí cho đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau và huy động mọi người dân tham gia đào tạo.

Tóm lại, quy mô đào tạo tăng nhanh đáp ứng được nhu cầu về số lượng cán bộ trong ngành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên chất lượng còn chưa được đảm bảo, sinh viên mới ra trường thực hành còn quá yếu nên khó được tuyển dụng.

- Bối cảnh thị trường xuất nhập khẩu.

Hiện nay nền kinh tế thế giới, trong đó có thị trường xuất nhập khẩu thế giới đang hướng mạnh vào hội nhập khu vực và quốc tế trên cơ sở phát triển nền kinh tế tri thức. Xu hướng hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức vừa tạo nên thời cơ và đặt ra những thách thức lớn đối với đào tạo nguồn nhân lực ngành xuất nhập khẩu của nước ta. Đó là cơ hội giao lưu hợp tác, học tập kinh nghiệm trong đào tạo để có thể thực hiện đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách, tránh nguy cơ tụt hậu so với các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam đứng trước đòi hỏi cấp thiết về đào tạo nhanh chóng nguồn nhân lực đủ năng lực tiếp cận, áp dụng và làm chủ công nghệ hiện đại, tiên tiến, có khả năng hội nhập quốc tế và tham gia vào nền kinh tế tri thức.

Điểm xuất phát của nền kinh tế Việt Nam thấp, thu nhập bình quân trên đầu người chỉ bằng 1/12 mức trung bình của thế giới, trong khi Việt Nam là nước đông dân. Nhu cầu xuất nhập khẩu tăng nhanh, đặt ra mâu thuẫn giữa khối lượng lớn dịch vụ sản phẩm cần xuất hay nhập và vốn, nhất là trình độ và số lượng nguồn nhân lực trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt.

44

Nhu cầu xuất nhập khẩu ở nước ta là rất lớn. Đây được xem là một ngành nghề quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có quy mô lớn, đòi hỏi kĩ thuật và công nghệ hiện đại, sử dụng nhiều vốn, vật tư và nhân lực có trình độ và chất lượng chuyên môn cao.

Nhu cầu tư vấn, thông quan hải quan, phát triển tiếp nhận các gói thầu nhập khẩu vũ khí, năng lượng trong quân đội đang tăng lên. Đến năm 2020, ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam đảm nhận khoảng 30% giá trị kinh tế của các dự án nước ngoài. Hiện tại mới đạt tỷ lệ khoảng 10-18%, do đó cần tăng nhanh số cán bộ có trình độ, kiến thức về ngành này khu vực và quốc tế, đủ sức cạnh tranh trong thị trường tư vấn.

Tóm lại, nhu cầu thị trường xuất nhập khẩu ở nước ta trong những năm tới là rất lớn và phát triển theo hướng nâng cao dần chất lượng sản phẩm, kéo theo sự phát triển tương ứng của thị trường lao động. Nguồn cung của thị trường lao động cũng rất lớn, đa dạng, tuy nhiên còn chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công việc.

2.2.1.2.Chính sách, cơ chế với người lao động

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt với những sản phẩm đặc thù, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ là tương đối cao, nhưng bản chất công việc lại mang tính thời vụ, theo nhu cầu nhập hoặc xuất của thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp, đơn vị của các bên đối tác. Ngoài ra còn có yếu tố về thời tiết, thiên tai cũng gây ra tình trạng làm ăn mang tính thời vụ, thiếu lâu dài nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuờng chỉ ký kết hợp đồng ngắn hạn với người lao động. Điều này khiến cho người lao động không muốn gắn bó với doanh nghiệp.

2.2.1.3.Mặt bằng tiền lương, thù lao

Xuất nhập khẩu ở Việt Nam nói chung ngày càng năng động hơn nhờ vào sự gia tăng về số lượng những dự án trong nhiều lĩnh vực như: may mặc, xây dựng, điện máy, công nghệ thông tin, vận tải, thương mại… Năm 2018 ngành xuất nhập khẩu Việt Nam thu hút một lượng lớn lao động phổ thông và lao động có tay nghề, có trình độ kỹ thuật cao.

45

Tuy nhiên bên cạnh sự tăng trưởng nóng đó, còn khá nhiều vấn đề còn tồn tại. Nợ xấu trong bất động sản, ngân sách khó khăn, thiên tai hoặc như dịch bệnh bất ngờ trong năm nên đầu tư xuất nhập giảm… Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm biên chế. Tình trạng trả lương chậm và nợ lương là rất phổ biến.

Cung việc làm giảm làm cho mặt bằng lương bị giảm, hơn nữa trong một số doanh nghiệp tư nhân các chế độ khác gần như là không có. Theo báo điện tử hiện nay mặt bằng lương đối với cử nhân mới ra trường là 6 triệu đồng/tháng, người có kinh nghiệm là 8,5 triệu/tháng. Mức này đang thấp hơn mức lương của Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân, mức lương cho các trợ lý, nhân viên văn phòng mới vào khoảng từ 8tr-10tr/người/tháng, mức lương trung bình tại cơ quan khoảng từ 20-26tr/người/tháng. Dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch, điều này mang đến nhiều thuận lợi trong việc thu hút và tuyển dụng nhân lực.

2.2.2. Các yếu tố bên trong.

2.2.2.1.Chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động  Xác định nhu cầu nhân lực:

Hằng năm Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân xác định nhu cầu nhân lực cần phải bổ sung dựa trên cơ sở đề nghị của các bộ phận, phòng ban, khối lượng công việc thực hiện, định mức lao động, kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, kế hoạch phát triển thị trường mới, việc nâng cao chất lượng sản phẩm hay chất lượng dịch vụ. Sự thay đổi và áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, thiết kế lại công việc và tổ chức lại bộ máy, khả năng tài chính của doanh nghiệp, tỉ lệ thuyên chuyển và thay thế dự kiến, chết đột ngột, về hưu…

Sau khi xác định được số lượng nhu cầu nhân lực bổ sung, phòng Tổ chức lao động sẽ căn cứ các chức danh chuyên môn, cấp bậc nghiệp vụ, kinh nghiệm chuyên ngành… để xác định rõ đối tượng cần tuyển bổ sung theo trình độ chuyên môn, bậc thợ, độ tuổi để trình lãnh đạo Tổng công ty duyệt bổ sung nhân lực.

46

Bảng 2.1. Nhu cầu lao động cần tuyển năm 2016-2020 ở các bộ phận

TT Đơn vị Lao động định mức 2016 2017 2018 2019 2020 1 Văn phòng 0 1 2 0 0 2 Phòng kế hoạch tổng hợp 2 1 3 1 0 3 Phòng Tổ chức lao động 0 1 3 0 0 4 Phòng Chính trị 1 0 8 2 2 5 Phòng Tài chính 0 1 2 2 1

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)