Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân. (Trang 51 - 54)

2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN

2.2.1. Các yếu tố bên ngoài

2.2.1.1.Nguồn nhân lực và thị trường lao động - Mạng lưới các trường đào tạo:

Các trường đại học đào tạo chuyên ngành xuất nhập khẩu thường tập trung tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Mạng lưới trường thuộc ngành phân bố không hợp lý theo lãnh thổ, chưa tương ứng với dân số và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng vùng. Hầu hết các cơ sở đào tạo tập trung ở các vùng, các khu công nghiệp và kinh tế phát triển mạnh như đồng bằng Bắc bộ (42,3%), Đông Nam bộ (30,6%).Vì vậy, cần phải có giải pháp tích cực để mở thêm một số trường ở các khu

43 vực chưa có trường.

- Quy mô đào tạo:

Quy mô giáo dục đào tạo tăng nhanh và đã tạo dựng được cơ sở vững chắc cho mở rộng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là ở cấp cao đẳng, đại học và dạy nghề ngắn hạn. Công tác xã hội hoá đào tạo nguồn nhân lực cũng đã đem lại kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, đóng góp kinh phí cho đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau và huy động mọi người dân tham gia đào tạo.

Tóm lại, quy mô đào tạo tăng nhanh đáp ứng được nhu cầu về số lượng cán bộ trong ngành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên chất lượng còn chưa được đảm bảo, sinh viên mới ra trường thực hành còn quá yếu nên khó được tuyển dụng.

- Bối cảnh thị trường xuất nhập khẩu.

Hiện nay nền kinh tế thế giới, trong đó có thị trường xuất nhập khẩu thế giới đang hướng mạnh vào hội nhập khu vực và quốc tế trên cơ sở phát triển nền kinh tế tri thức. Xu hướng hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức vừa tạo nên thời cơ và đặt ra những thách thức lớn đối với đào tạo nguồn nhân lực ngành xuất nhập khẩu của nước ta. Đó là cơ hội giao lưu hợp tác, học tập kinh nghiệm trong đào tạo để có thể thực hiện đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách, tránh nguy cơ tụt hậu so với các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam đứng trước đòi hỏi cấp thiết về đào tạo nhanh chóng nguồn nhân lực đủ năng lực tiếp cận, áp dụng và làm chủ công nghệ hiện đại, tiên tiến, có khả năng hội nhập quốc tế và tham gia vào nền kinh tế tri thức.

Điểm xuất phát của nền kinh tế Việt Nam thấp, thu nhập bình quân trên đầu người chỉ bằng 1/12 mức trung bình của thế giới, trong khi Việt Nam là nước đông dân. Nhu cầu xuất nhập khẩu tăng nhanh, đặt ra mâu thuẫn giữa khối lượng lớn dịch vụ sản phẩm cần xuất hay nhập và vốn, nhất là trình độ và số lượng nguồn nhân lực trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt.

44

Nhu cầu xuất nhập khẩu ở nước ta là rất lớn. Đây được xem là một ngành nghề quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có quy mô lớn, đòi hỏi kĩ thuật và công nghệ hiện đại, sử dụng nhiều vốn, vật tư và nhân lực có trình độ và chất lượng chuyên môn cao.

Nhu cầu tư vấn, thông quan hải quan, phát triển tiếp nhận các gói thầu nhập khẩu vũ khí, năng lượng trong quân đội đang tăng lên. Đến năm 2020, ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam đảm nhận khoảng 30% giá trị kinh tế của các dự án nước ngoài. Hiện tại mới đạt tỷ lệ khoảng 10-18%, do đó cần tăng nhanh số cán bộ có trình độ, kiến thức về ngành này khu vực và quốc tế, đủ sức cạnh tranh trong thị trường tư vấn.

Tóm lại, nhu cầu thị trường xuất nhập khẩu ở nước ta trong những năm tới là rất lớn và phát triển theo hướng nâng cao dần chất lượng sản phẩm, kéo theo sự phát triển tương ứng của thị trường lao động. Nguồn cung của thị trường lao động cũng rất lớn, đa dạng, tuy nhiên còn chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công việc.

2.2.1.2.Chính sách, cơ chế với người lao động

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt với những sản phẩm đặc thù, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ là tương đối cao, nhưng bản chất công việc lại mang tính thời vụ, theo nhu cầu nhập hoặc xuất của thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp, đơn vị của các bên đối tác. Ngoài ra còn có yếu tố về thời tiết, thiên tai cũng gây ra tình trạng làm ăn mang tính thời vụ, thiếu lâu dài nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuờng chỉ ký kết hợp đồng ngắn hạn với người lao động. Điều này khiến cho người lao động không muốn gắn bó với doanh nghiệp.

2.2.1.3.Mặt bằng tiền lương, thù lao

Xuất nhập khẩu ở Việt Nam nói chung ngày càng năng động hơn nhờ vào sự gia tăng về số lượng những dự án trong nhiều lĩnh vực như: may mặc, xây dựng, điện máy, công nghệ thông tin, vận tải, thương mại… Năm 2018 ngành xuất nhập khẩu Việt Nam thu hút một lượng lớn lao động phổ thông và lao động có tay nghề, có trình độ kỹ thuật cao.

45

Tuy nhiên bên cạnh sự tăng trưởng nóng đó, còn khá nhiều vấn đề còn tồn tại. Nợ xấu trong bất động sản, ngân sách khó khăn, thiên tai hoặc như dịch bệnh bất ngờ trong năm nên đầu tư xuất nhập giảm… Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm biên chế. Tình trạng trả lương chậm và nợ lương là rất phổ biến.

Cung việc làm giảm làm cho mặt bằng lương bị giảm, hơn nữa trong một số doanh nghiệp tư nhân các chế độ khác gần như là không có. Theo báo điện tử hiện nay mặt bằng lương đối với cử nhân mới ra trường là 6 triệu đồng/tháng, người có kinh nghiệm là 8,5 triệu/tháng. Mức này đang thấp hơn mức lương của Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân, mức lương cho các trợ lý, nhân viên văn phòng mới vào khoảng từ 8tr-10tr/người/tháng, mức lương trung bình tại cơ quan khoảng từ 20-26tr/người/tháng. Dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch, điều này mang đến nhiều thuận lợi trong việc thu hút và tuyển dụng nhân lực.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân. (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)