Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình giáo dục trên địa

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước khối sự nghiệp giáo dục tại Kho bạc Nhà nước Uông Bí (Trang 57 - 63)

địa bàn Thành Phố Uông Bí

2.1.5.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Thành Phố Uông Bí

* Vị trí địa lý, tiềm năng, lợi thế:

Uông Bí là thành phố nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc giáp huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang); Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng); Phía Đông giáp huyện Hoành Bồ và thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh); Phía Tây giáp thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh).

Uông Bí nằm cách Thủ đô Hà Nội 130km, cách thành phố Hải Dương 60km,cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km, cách thành phố Hạ Long 45km; có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy thuận tiện cho giao lưu, tiêu thụ hàng hóa. Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là đô thị loại II đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với kỳ vọng sẽ trở thành một đô thị kiểu mẫu, phát triển nhanh và bền vững ở vùng Đông Bắc Việt Nam, do đó rất thuận tiện cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt trên địa bàn Thành phố có khu di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cấp Quốc gia Yên Tử (Kinh đô Phật giáo - Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam), Đình Đền Công; các khu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như: Chùa Hang son, Ba Vàng, Chùa Phổ Am và các khu du lịch sinh thái như: Hồ Yên Trung, Lựng Xanh... Uông Bí có nguồn tài nguyên khoáng sản than rất lớn (khu vực có trữ lượng than lớn nhất Quảng Ninh) đang được khai thác; đây là ngành công nghiệp quan trọng thúc đẩy các ngành công nghiệp điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các khu công nghiệp tập trung tại Vàng Danh, khu vực phía Nam Quốc lộ 18A, ven Quốc lộ 10 và khu đê Vành Kiệu...; Thành phố còn có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc.

* Tiềm năng, lợi thế:

xây dựng và phát triển, Uông Bí đã có những bước phát triển vượt bậc. Ngày 01/2/2008: Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 187/QĐ-BXD công nhận thị xã Uông Bí là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngày 25/2/2011: Chính phủ Ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP thành lập Thành Phố Uông Bí trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngày 28/11/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2306/QĐ-TTg công nhận thành phố Uông Bí là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Uông Bí là thành phố có nhiều tiềm năng, lợi thế nổi trội, là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ của Thành phố cũng như của tỉnh Quảng Ninh: Uông Bí có Di tích lịch sử văn hóa tâm linh Yên Tử (Kinh đô Phật giáo - Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam) và Đình Đền Công là di tích Quốc gia đặc biệt. Thành phố còn có các di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như: Đền - Chùa Hang son, Chùa Ba Vàng, Chùa Phổ Am, Đình – Chùa Lạc Thanh và các khu du lịch sinh thái như: Hồ Yên Trung ở Phường Phương Đông với diện tích 50ha, thác Lựng Xanh nằm kề thành phố hiện còn giữ được vẻ đẹp nguyên thủy và sự trong lành hiếm có giữa vùng dân cư ngày càng đông đúc....

Ngoài ra rừng đặc dụng Yên tử năm 2012 đã được Nhà nước công nhận là Rừng Quốc gia Yên tử.

Thành phố Uông Bí còn có nguồn tài nguyên khoáng sản than rất lớn (là khu vực có trữ lượng than tương đối lớn của Tỉnh Quảng Ninh đang được khai thác. Nguồn khoáng sản hóa thạch lớn nhất của Uông Bí là than đá, trữ lượng vùng than Đông Triều - Mạo Khê - Uông Bí đạt 1,4 tỷ tấn, chiếm 40% trữ lượng than toàn Tỉnh (toàn Tỉnh 3,5 tỷ tấn). Công nghiệp khai thác than Uông Bí đã được thực hiện từ năm 1916. Sản lượng khai thác than hiện nay trên vùng Vàng Danh đạt hơn 5 triệu tấn/năm. Ngành Công nghiệp khai thác, chế biến than là ngành công nghiệp chủ đạo, quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng phát triển thành các khu công nghiệp tập trung tại Vàng Danh, khu vực phía Nam Quốc lộ 18A, ven Quốc lộ 10 và khu đê Vành Kiệu.., có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Vì vậy, cần được đầu tư mở rộng quy mô

sản xuất góp phần thực hiện mục tiêu khai thác tài nguyên khoáng sản của cả nước. Do Vị trí địa lý và địa hình nằm trong dải cánh cung Đông Triều – Móng Cái, kiến tạo địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và chia làm 3 vùng. Vùng rừng núi trập trùng phía bắc có đỉnh cao Yên Tử 1068m, vùng giữa núi đồi thấp dần và thành một cánh đồng trung du, vùng phía nam đất trũng thành những bãi bồi liền xuống dòng sông Đá Bạc đã tạo cho Uông Bí một chế độ khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải.Khí hậu ở Uông Bí thuận lợi cho phát triển kinh tế, đời sống và môi sinh. Trong đó, nhờ địa hình đa dạng tạo ra nhiều vùng khí hậu khác nhau, thích hợp cho sản xuất nông lâm thủy sản và phát triển các loại hình du lịch.Đây là những điều kiện thuận lợi để thành phố Uông Bí phát triển kinh tế bền vững trong thời gian tới.

- Diện tích tự nhiên: Uông Bí có tổng diện tích đất tự nhiên là 25.546,41ha, 4 phần 5 đất đai là đồi núi, trong đó đất lâm nghiệp rộng gần 10.000ha, đất nông nghiệp gần 3000 ha.

- Dân số: Quy mô dân số của TP Uông Bí (theo số liệu của Niên giám thống kê năm 2020) là 127.120 người.

Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tỷ lệ dân số nội thành ngày một tăng, tỷ lệ dân số ngoại thành giảm dần.

Bảng 2.2: Diện tích, dân số thực tế thường trú thành phố Uông Bí phân theo đơn vị hành chính năm 2020

STT Tên đơn vị

hành chính

Diện tích

Tự nhiên (ha) Dân số (người) 1 Phường Nam Khê 750,77 10.987 2 Phường Trưng Vương 1.546,24 10.648 3 Phường Quang Trung 1.404,88 23.409 4 Phường Bắc Sơn 2.714,39 7.053 5 Phường Vàng Danh 5.433,50 12.428 6 Phường Thanh Sơn 945,69 17.676 7 Phường Yên Thanh 1.444,57 9.668 8 Phường Phương Nam 2.173,49 13.744 9 Phường Phương Đông 2.393,22 15.352 10 Xã Thượng Yên Công 6.739,66 6.155

Tổng số toàn thành phố: 25.546,40 127.120

(Nguồn: KBNN Uông Bí)

2.1.5.2 Tình hình giáo dục trên địa bàn Thành phố Uông Bí.

Trong những năm qua, với những nỗ lực không mệt mỏi cùng với sự quan tâm của Thành ủy, HĐND và UBND Thành Phố, Phòng Giáo dục – Đào tạo Uông Bí đã gặt hái được nhiều “thành công”, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, phát triển sự nghiệp “trồng người” và nuôi dưỡng những nhân tài cho đất nước.

Đổi mới sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo là một trong những mục tiêu trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp đang đặt ra cho ngành giáo dục Thành Phố Uông Bí nói riêng và cả nước nói chung. Hiện nay, Thành phố Uông Bí có 45 cơ sở

giáo dục từ mầm non đến đại học, trong đó có 13 trường mầm non, 15 trường tiểu học, 11 trường THCS, 02 trường THPT, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 02 trường cao đẳng; 01 trường đại học được thực hiện kiểm soát chi qua KBNN. Được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Số lượng đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn Thành phố Uông Bí

Đơn vị: Trường học Cấp học 2018 2019 2020 Mầm non 13 13 13 Tiểu học 17 15 15 Trung học cơ sở 12 12 11 Trung học phổ thông 02 02 02

Trung tâm giáo dục thường xuyên 01 01 01 Đại học, cao đẳng, trung cấp 04 03 03

Tổng cộng 49 46 45

(Nguồn tài liệu: Báo cáo tổng hợp hàng năm của Phòng giáo dục TP Uông Bí)

Mục tiêu quan trọng và hàng đầu của công tác giáo dục của Thành Phố Uông Bí chú trọng mở rộng hệ thống giáo dục, và những năm gần đây công tác giáo dục của Thành Phố Uông Bí thực sự đã đạt được nhiều thành công. Theo đánh giá của ngành và ghi nhận của Thành Phố, mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo của Thành Phố Uông Bí đã và đang phát triển đa dạng và phủ kín các địa phương, kể cả các thôn khe, bản vùng núi, vùng dân tộc ít người, đáp ứng được yêu cầu học tập của các em dân tộc trong địa bàn Thành Phố. Đặc biệt là sự thành lập và đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả của Trường Đại học Hạ Long đã bắt đầu đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các đơn vị sử dụng ngân sách do KBNN Uông Bí thực hiện kiểm soát chi ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục là rất lớn. Trong cơ cấu chi NSNN, chi

thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn nhằm duy trì hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước. Để các khoản chi này sử dụng đạt hiệu quả cao, KBNN Uông Bí đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN nói chung và chi khối sự nghiệp giáo dục nói riêng.

Bảng 2.4: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN tại KBNN Uông Bí

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung 2018 2019 2020

Tổng số chi thường xuyên NSNN 784 867 906,4 Chi cho sự nghiệp giáo dục 179,4 175,7 182,9 Chi cho các đơn vị khác 604,6 691,3 723,5 Tỷ lệ chi cho SNGD/Tổng chi thường xuyên % 22,9 20,3 20,2

(Nguồn tài liệu: Báo cáo chi hàng năm của KBNN Uông Bí )

Qua Bảng số liệu trên cho thấy, trong những năm qua, tình hình chi thường xuyên NSNN tương đối ổn định. Tổng số chi thường xuyên NSNN khối sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 1/5 so với tổng chi thường xuyên. Điều này cho thấy sự phát triển của ngành Giáo dục trên địa bàn thành phố Uông Bí vẫn đang phát triển ổn định. Cũng như quan điểm thống nhất chung của Đảng và Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Uông Bí nói riêng nhất quán quan điểm xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Do vậy trong những năm qua, chính sách giáo dục của thành phố Uông Bí vẫn luôn luôn được quan tâm chú ý và đổi mới. Điều này thể hiện qua sự ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ NSNN dành cho ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước khối sự nghiệp giáo dục tại Kho bạc Nhà nước Uông Bí (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w