nghiệp giáo dục qua Kho bạc nhà nước
Thứ nhất: Chỉ tiêu về chi ngân sách nhà nước thông qua đó nhằm đánh giá toàn diện và chính xác hơn hoạt động chi trả NSNN của từng đơn vị Kho bạc Nhà nước:
- Đối với chi thường xuyên gồm có: Số món chi thường xuyên đã thực hiện; Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ chi theo dự toán chi thường xuyên NSNN; Doanh số chi thường xuyên NSNN bình quân trên một cán bộ công chức, viên chức KBNN (từng kỳ và lũy kế); Số món chi thường xuyên bình quân trên một cán bộ công chức, viên chức KBNN (từng kỳ và lũy kế);Tỷ lệ số khoản chi được kiểm soát so với tổng số khoản chi NSNN (từng kỳ và lũy kế); Tỷ lệ số hồ sơ chưa chấp hành đúng quy định (từng kỳ và lũy kế đến thời điểm báo cáo); Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn; Tổng số món và tổng số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi; Tỷ lệ số món và số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi; Số dư tạm ứng chi thường xuyên so với tổng chi thường xuyên
bình quân; Kết quả kiểm toán chi thường xuyên NSNN của Kiểm toán Nhà nước tại đơn vị sử dụng ngân sách.
- Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm: Tỷ lệ số hồ sơ dự án chưa chấp hành đúng quy định (từng kỳ và lũy kế đến thời điểm báo cáo); Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn; Tổng số dự án và tổng số tiền KBNN từ chối thanh toán qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) và chương trình mục tiêu; Tỷ lệ số dự án và số tiền KBNN từ chối thanh toán qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và chương trình mục tiêu (so với tổng số dự án trong nhiệm vụ kế hoạch và tổng số giá trị thanh toán kế hoạch); Kết quả kiểm toán chi vốn đầu tư XDCB và chương trình mục tiêu; Tỷ lệ dự án được thanh toán bị kiểm toán kết luận vi phạm/tổng số dự án được kiểm toán; Tỷ lệ số tiền được thanh toán bị kiểm toán kết luận vi phạm/tổng số tiền chi vốn đầu tư XDCB được kiểm toán.
Thứ hai: Chỉ tiêu về tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ hành chính công trong hoạt động quản lý chi NSNN gồm: Thái độ của cán bộ công chức, viên chức KBNN trong giao dịch với đơn vị sử dụng NSNN; Phong cách phục vụ của cán bộ công chức, viên chức KBNN trong giao dịch với đơn vị sử dụng NSNN; Kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ công chức, viên chức KBNN trong giao dịch với đơn vị sử dụng NSNN; Cán bộ công chức, viên chức KBNN trả lời thỏa đáng những thắc mắc của đơn vị sử dụng NSNN; Đại diện giao dịch của đơn vị sử dụng ngân sách được cán bộ công chức, viên chức hướng dẫn thủ tục đầy đủ, dễ hiểu; KBNN phục vụ công bằng với tất cả các đối tác giao dịch; Đơn vị sử dụng NSNN luôn nhận được các thông tin kịp thời từ KBNN về các vấn đề mới phát sinh; KBNN giải quyết những khiếu nại nhanh chóng, chính xác; Mức độ đơn giản hay phức tạp của thủ tục; Mức độ thuận tiện trong giao dịch; Cơ sở vật chất, tiện nghi giao dịch. - Về chất lượng: Kho bạc nhà nước với tư cách là một cơ quan nhà nước thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, thanh toán và chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước cần phải đảm bảo các khoản chi đó phải đúng chế độ, tiêu chuẩn; đúng mục đích; tiết kiệm và có hiệu quả.
- Về tiến độ: Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN không chỉ chất lượng kiểm soát chi được đảm bảo mà thời gian cũng phải đáp ứng đúng yêu cầu đã được quy định. KBNN cần tôn trọng thực tế khách quan, không nên quá máy móc, khắt khe, tránh gây phiền hà, sách nhiễu các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Kết quả đánh giá được thể hiện qua số món, số tiền đã từ chối thanh toán trong năm; số món chi đã trả lại để hoàn thiện hồ sơ, chứng từ do sai sót; kết quả Kiểm toán NSNN hàng năm của Kiểm toán Nhà nước Khu vực VI về lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên cũng như kiến nghị sau Kiểm toán; kết luận và kiến nghị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.