BÁT QUÁI LỤC THẬP TỨ QÚA

Một phần của tài liệu ĐƯỜNG VÀO DỊCH, KINH DỊCH (Trang 26 - 27)

27

Đúng là Hà Đồ đáng tin. 55 khoáy lông đen trắng trên lưng long mã là ấn ký của Tạo hóa cho Phục Hy thấy biết vũ trụ âm dương một bầu tượng số. Đúng là chư nho không thông thấu Hà Đồ nên bàn hưu tán nai về cái sự Phục Hy vạch quái, họ nói rằng Phục Hy dụng vạch liền làm phù hiệu cho khí dương, dụng vạch đứt làm phù hiệu cho khí âm mà thành hai cái một vạch gọi là nghi. Lại thấy trên mỗi nghi sinh thêm một âm, một dương mà thành ra bốn cái hai vạch gọi là tượng . Lại thấy trên mỗi cái hai vạch sinh thêm một âm, một dương nữa mà thành ra tám cái ba vạch gọi quái ( theo kinh dịch Ngô Tất Tố ).

NGHI TƯỢNG QUÁI thành ra nhưng không thành ra như cách mà chư nho luận bàn lấy vạch này chồng lên vạch kia thì Bạn vạch được, nhưng làm vậy có khác gì người mù sờ voi, làm sao biết dương nghi tả âm nghi hữu, làm sao biết Thiếu Âm Đông Bắc, Thái Dương Đông Nam, Thiếu Dương Tây Nam, Thái Âm Tây Bắc, làm sao biết quái có chu kỳ tám, làm sao biết quái số Kiền 1 Đoài 2 Ly 3 Chấn 4 Tốn 5 Khảm 6 Cấn 7 Khôn 8 ? Chỉ khi nào tự Bạn giải mả được Hà Đồ, vạch được quái thì Bạn thực sự thấu tỏ lời kinh

thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái __ đó chính là qui luật cái một lưỡng phân nhị tánh thành hai cái một đối tánh. Bài học về nam châm tự nhiên có thể dùng làm hình tượng cái một lưỡng phân nhị tánh :

Không tách rời được hai cực của một thỏi nam châm vì liền ngay đó mỗi nửa thỏi lại phân cực để HOÀN BỊ thành một nam châm có hai cực. Tính chất đó gọi là SỰ LƯỠNG NHẤT CÁI MỘT đã LƯỠNG PHÂN NHỊ TÁNH. Tạm hiểu THÁI CỰCCÁI MỘT có đặc tính

lưỡng phân nhị tánh__ trong đấy có sự định vị tánh chiếm vị trong cái một đã lưỡng phân ra . Sự lưỡng phân là liên tục, có thể chia làm nhiều qúa trình để nói về qui luật định tánh tại mỗi qúa trình : 1/Quá trình một phân Nghi: ÂM DƯƠNG chiếm vị trong cái một đã lưỡng phân ra nó theo luật dương tả, âm hữu . 2/ Quá trình hai định Tượng : ÂM DƯƠNG chiếm vị trong cái một đã lưỡng phân ra nó theo luật dương thượng, âm hạ.

Một phần của tài liệu ĐƯỜNG VÀO DỊCH, KINH DỊCH (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)