ĐỊNH LUẬT VỀ TƯỢNG THỂ

Một phần của tài liệu ĐƯỜNG VÀO DỊCH, KINH DỊCH (Trang 59 - 61)

TƯƠNG HỢP - BẤT TƯƠNG HỢP

Phát biểu tổng quát sau đây về tượng thể là << đồng thểtương hợp, không đồng thểbất tương hợp>>. Tượng đồng thể là tượng có cùng dấu âm hay dương. Theo đấy thì Thái dương, Thái âm đồng một thể nên tương hợp, Thiếu âm, Thiều dương đồng một thể nên tương hợp :

Pag

e

60

BÁT QUÁI

QUÁI THỂ

Tứ Tượng lưỡng phân thành Bát Quái :

Thái Dương tượng lưỡng phân thành KIỀN ĐOÀI, Thiếu Âm tượng lưỡng phân thành LY CHẤN, Thiếu Dương tượng lưỡng phân thành TỐN KHẢM, Thái Âm tượng lưỡng phân thành CẤN KHÔN.

Quái có QUÁI THỂ, nói theo kiểu toán pháp thì THỂ QUÁI là tích dấu của ba hào quái. Vậy là Kiền dương, Đoài âm, Ly âm, Chấn dương, Tốn âm, Khảm dương, Cấn dương, Khôn âm. Nói về nơi chốn quái sinh thì Kiền sinh tại Nam Đông Nam, Khôn sinh tại Bắc Tây Bắc, Ly sinh tại Đông Đông Bắc, Khảm sinh tại Tây Tây Nam, Chấn sinh tại Bắc Đông Bắc, Tốn sinh tại Nam Tây Nam, Đoài sinh tại Đông Đông Nam, Cấn sinh tại Bắc Tây Bắc. Bởi nội bát quái có phương vị xác định nên chi nội bát quái bất động, không thể dời chỗ. Nội Bát quái từng cặp đối đãi nhau qua tâm như [ Kiền đối Khôn ] [ Ly đối Khảm ] [ Chấn đối Tốn] [Đoài đối Cấn ]. Hào quái của hai quái đối cũng đối nhau ví như hào 2 của Ly âm thì hào 2 của Khảm dương. Sự đối chính yếu là đối thể quái dương âm như Kiền Khôn đối, Đoài Cấn đối, Ly Khảm đối, Chấn Tốn đối.

Bát Quái ứng ra bát thể của trời đất thì Thiên đối Đia, Thủy đối Hỏa, Lôi đối Phong, Sơn

đối Trạch. Chiều hướng, tính chất, ngay cả hình thể ứng trong vật thấy có đối đãi nhau ( nên tham khảo thuyết quái truyện ở Kinh Chu Dịch Bản nghĩa, bản dịch của Nguyễn Duy Tinh ). Ở quái là tượng đã phát triển từ hai lớp âm dương lên ba lớp. Người ta gọi các lớp âm dương nơi tượng, nơi quái là hào. Cơ bản quái có 3 hào thì hào 1 được xem là hào nghi, hào 2 là hào tượng, hào 3 là hào quái. Kiền quái có 3 hào dương là quái có dương

61

lượng to tát nhất trong số bát quái ( sánh thiên ). Khôn quái có ba hào âm là quái có âm lượng to tát nhất trong số bát quái ( sánh địa ). Bởi lẽ Quái là một TIỂU THÁI CỰC mà hoạt động của Thái Cực xuất phát từ trung tâm nên chi hoạt động quái xuất phát từ trung tâm quái. Cái hào số 2 ở trung tâm quái gọi là hào tượng rất quan trọng vì rằng hào 2 của quái bị biến thì quái biến mà quái biến thì quái tiêu đời nên chi các nhà Tượng số học mới gọi hào 2 làhào bổn mạng.

Một phần của tài liệu ĐƯỜNG VÀO DỊCH, KINH DỊCH (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)