THẬP THIÊN CAN

Một phần của tài liệu ĐƯỜNG VÀO DỊCH, KINH DỊCH (Trang 86 - 88)

C/ Quái thuộc tượng không đồng thể ( khác dấ u) thì bất tương hợp :

THẬP THIÊN CAN

Thập thiên Can là Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Qúi. Phương vị và tính chất hành của thập thiên can là : Giáp Ất Động phương Mộc, Bính Đinh Nam phương Hỏa,

Mậu Kỷ Trung ương Thổ, Canh Tân Tây phương Kim, Nhâm Qúi Bắc phương Thủy. Người đặt ra thập can là Đại Náo đời Hoàng đế trước công nguyên áng chừng trên 2.600 năm. Truyền thuyết chỉ có vậy, nên không đủ dữ liệu để nghiên cứu, hầu hết dựa vào mấy lời ngắn ngũn nầy :

Thiên nhứt sinh thủy, Địa lục thành chi Địa nhị sinh hỏa, Thiên thất thành chi Thiên tam sinh mộc, Địa bát thành thi Địa tứ sinh kim, Thiên cửu thành chi Thiên ngũ sinh thổ, Địa thập thành chi

Các nhà giải thyết xưa nay lấy cơ sở Lạc Thư biện giải thập thiên can, tôi chọn Hà Đồ vì lời trên liên quan năm nhóm số [1-6][2-7][3-8][4-9][5-10] của Hà Đồ __ mà Đồ thì có đủ nguyên lý cơ bản ( Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái, ngũ hành ) để suy luận : Bát quái tương ma tương thôi sanh ngũ hành, ngũ hành nói tới ở đây là ngũ hành trong thời kỳ tượng gồm dương hành với âm hành __ theo quái tuyến nhập vào Thái cực :

87

Dương hành (dấu cọng) bị hấp lực về phía Âm Nghi phải sang lối đó. Âm hành (dấu trừ) bị hấp lực của Dương Nghi phải sang lối đó. Âm Dương ngũ hành sau khi ra khỏi trung cung vận động trên thập nhị địa chi để qua thời gian trở thành cá biệt ngũ hành :

Tại đây nhận rõ sự lý “ tại thiên thành tượng, tại địa thành thể ”. Lây thí dụ [ Hydro – Qxy ] là tượng âm dương của nước chứ chưa là nước, ví như [1-6] là tượng âm dương thủy, phải qua thời gian tương tác với địa chi mới thành cá biệt thủy.

Mười số thành nhóm mà [1-6] Bắc phương Thủy, [2-7] Nam phương Hỏa, [3-8] Đông phương Mộc, [4-9] Tây phương Kim, [5-10] Trung ương Thổ. Vận động tương sanh hành của năm nhóm nầy là :

Thủy [1-6] sanh Mộc [3-8]

Mộc [3-8] sanh Hỏa [2-7]

Hỏa [2-7] sanh Thổ [5-10]

Thổ [5-10] sanh Kim [4-9]

Mỗi một hành thành ra từ hai thành phần âm dương của Thiên Địa __ thay vì gọi theo âm dương số thì người ta ( có lẽ là Đại Náo ) đặt :

số 1 = chữ Nhâm, số 6 = chữ Qúi

số 3 = chữ Giáp, số 8 = chữ Ất

số 7 = chữ Bính, số 2 = chữ Đinh

số 5 = chữ Mậu, số 10 = chữ Kỷ

số 9 = chữ Canh, số 4 = chữ Tân

Vậy là Giáp Ất sanh Bính Đinh, Bính Đinh sanh Mậu Kỷ, Mậu Kỷ sanh Canh Tân, Canh Tân sanh Nhâm Qúi. Bởi thập can là mười tượng thành ra tại Thiên nên chi coi là mười cái gốc ở trời. Sự sống khởi đầu từ hành Mộc, nên theo lý ấy lấy chữ Giáp đứng đầu THẬP CAN mà có trình tự Giáp Ất, Bính Đinh, mậu Kỷ, Canh Tân, Nhâm Qúi.

Pag

e

88

Một phần của tài liệu ĐƯỜNG VÀO DỊCH, KINH DỊCH (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)