Xu thế tổ chức dạy học 2buổi/ngày

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học dạy học 2 buổi ngày tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 30 - 32)

7. Cấu trúc luận văN

1.3 Hoạt động dạy họ cở trƣờng tiểu học dạy học 2buổi/ngày

1.3.1 Xu thế tổ chức dạy học 2buổi/ngày

1.3.1.1 Trên thế giới

Hình thức hoạt động dạy học 2 buổi/ngày đã có cách đây khá lâu ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhƣ châu Âu, châu Mỹ và ngay cả các nƣớc trong khu vực châu Á nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,…cũng áp dụng đại trà và có hiệu quả.

Qua nghiên cứu giáo dục tiểu học ở các nƣớc nhƣ Singapore, Malaisia, Nhật Bản, Mỹ,…chúng ta thấy phần lớn trƣờng TH ở các nƣớc trƣớc hết dạy cho tr em về môi trƣờng xung quanh (gia đình, làng xóm, địa phƣơng). PP giáo dục nhấn mạnh kiến thức thực tế, chú trọng mức độ tham gia của HS vào các kinh nghiệm học tập (có thể khác nhau giữa các nƣớc). Nguyên tắc học tập của tr em phải đi từ quan sát trực tiếp, quen thuộc đến cái xa lạ, tƣ duy. Thời gian HS học ở bậc TH đƣợc kéo dài từ 5 đến 6 năm thậm chí cịn kéo dài đến 8 năm nhƣ hệ thống giáo dục Mỹ. HSTH đƣợc học cả ngày ở trƣờng, hƣớng tới thực hiện tuần 5 ngày học với nội dung đan xen phù hợp giữa những môn học bắt buộc với các môn học tự chọn và hoạt động ngoại khóa.

Yêu cầu đặt ra ở các nƣớc là cần đạt các yêu cầu về phẩm chất và năng lực.

* Yêu cầu về phẩm chất: Theo tài liệu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và CTGDPT mới thì yêu cầu về phẩm chất:

Ở Singapore tập trung vào 06 giá trị là tôn trọng, trách nhiệm, chính trực, chu đáo, kiên cƣờng, hòa đồng. Ở Thái Lan hƣớng đến 07 giá trị truyền thống và 07 giá trị hiện đại. Ở Hàn Quốc tập trung vào 04 giá trị: Trung thực, quan tâm, chính nghĩa, trách nhiệm. Ở Nhật Bản xác định 06 mục tiêu và 03 trọng điểm

* Yêu cầu về năng lực: Theo tài liệu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì yêu cầu về năng lực có 03 nhóm năng lực cốt lõi. Các nƣớc trên thế giới xác định cho HS về yêu cầu cần hƣớng tới để phát triển phẩm chất và năng lực trong dạy học 02 buổi/ ngày.

* Về nội dung, chương trình: thực hiện theo hình thức tự chọn của trƣờng, theo khung chƣơng trình của Bộ ban hành nhƣng đƣợc cụ thể hóa theo kế hoạch dạy học của từng trƣờng, từng vùng, theo đối tƣợng HS. Hiệu trƣởng, GV chủ động trong kế hoạch dạy học, không rập khuôn theo bất cứ một môn dạy nào, số lƣợng học sinh ở đây chỉ có từ 20 đến 25 học sinh/lớp nên giáo viên rất dễ quan sát, hƣớng dẫn học sinh. Một điều đáng chú ý ở mơ hình này ở các nƣớc: thứ nhất là phân công nhiệm vụ cụ thể trong khâu tổ chức và mỗi bộ phận đều xây dựng kế hoạch riêng và phải có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình; thứ hai là quan tâm rất nhiều đến việc giáo dục thể chất cho HS, GV thể dục ở các nƣớc thực hiện mơ hình dạy 02 buổi/ ngày là theo từng nội dung riêng. Cái đáng chú ý nữa là rất quan tâm việc phát hiện và bồi dƣỡng học sinh năng khiếu.

* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: đảm bảo điều kiện dạy học nhƣ sân chơi, bãi tập, đồ dùng dạy học, trang thiết bị học tập và các điều kiện thiết yếu khác.

Chúng ta có thể khẳng định xu thế dạy học hai buổi/ngày ở trƣờng tiểu học đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng và mang tính ƣu việt.

1.3.1.2 Ở Việt Nam

Sau Hội nghị bàn về kế hoạch chuyển dần trƣờng tiểu học dạy học nửa ngày sang 02 buổi/ngày do Bộ GD& ĐT và viện Nghiên cứu khoa học giáo dục tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 4 năm 1996, nhiều nhà QLGD đã tập trung nghiên cứu về vấn đề QL nhà trƣờng và HĐDH trong nhà trƣờng TH dạy học 02 buổi/ ngày.

Công văn 3316/ BGD ĐTGDTH ngày 7/7/2016 về việc hƣớng dẫn triển khai dạy học cả ngày ở trƣờng tiểu học thực hiện chƣơng trình các tiết dạy theo Quyết định 16/2006/BGD ĐT. Ở buổi thứ hai tập trung vào nội dung chƣa dạy xong ở buổi thứ nhất (đối với tiết học có nội dung dài và khó), thực hành kiến thức đã học giúp học sinh chƣa hoàn thành vƣơn lên hoàn thành yêu cầu học tập; học sinh năng khiếu các môn học phát huy sở trƣờng; lựa chọn nội dung thích hợp để học sinh nghiên cứu, trải nghiệm và hình thành các kỹ năng trong cuộc sống và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh;

Theo CTGDPT mới, để hình thành phát triển học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là “ yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm” và 10 năng lực cốt lõi (3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù) thì nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục tiểu học là phải thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, thiết kế lại nội dung, chƣơng trình, đổi mới PP, phƣơng tiện và hình thức tổ chức dạy học nhằm cung cấp cho ngƣời học kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Với nhu cầu học tập và phát triển ngày càng cao của xã hội và hội nhập quốc tế, trƣờng TH cần phải đƣợc tổ chức dạy học với nội dung, PP, kế hoạch và thời gian hợp lý, đảm bảo phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và nhất là đổi mới CTGDPT. Do vậy, xu thế ở Việt Nam, tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày ở các trƣờng tiểu học là điều kiện tất yếu, là một yêu cầu khách quan trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học dạy học 2 buổi ngày tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 30 - 32)