7. Cấu trúc luận văN
2.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Quy Nhơn là thành phố ven biển miền Trung và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định. Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định. Tổng diện tích tự nhiên 286 km2, dân số 481.110 ngƣời (theo số liệu thống kê năm 2019).
Ngày 25/01/2010, thành phố Quy Nhơn đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định theo Quyết định số 159. Thành phố Quy Nhơn có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phƣờng.
Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý. Bờ biển Quy Nhơn dài 72 km, diện tích đầm, hồ nƣớc lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao. Quy Nhơn đƣợc biết đến là một thành phố biển đẹp.
Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngƣ nghiệp trong GDP. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2018 là 6.052 USD/ngƣời. Theo đánh giá tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 9 (khóa XIV), trong quý I, Thành ủy Quy Nhơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển KT-XH”
Mục tiêu phát triển của thành phố theo đồ án đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt là phấn đấu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, là một trong những thành phố trung tâm vùng duyên hải miền trung. Đến năm 2035 là trung tâm kinh tế biển quốc gia, đến năm 2050 là một trong những thành phố quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và Đông Nam Á.