7. Cấu trúc khóa luận
1.3.2. Thực trạng sử dụng phần mềm dạy học ở tiểu học
Thuận lợi
Hiện nay hầu hết các trường tiểu học đều được trang bị máy tính có khả năng kết nối Internet, phòng học Tin học, máy chiếu... Ngoài ra, cũng có nhiều trường có điều kiện tốt đã trang bị thêm các thiết bị như loa, đài hay các thiết bị hiện đại hơn như bảng điện tử thông minh...
* Đối với giáo viên
Việc ứng dụng phần mềm vào hỗ trợ dạy học đã mở ra một cơ hội lớn trong việc thay đổi phương pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học như dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân có những thay đổi mới trong sự tương tác giữa thầy và trò khi có sự góp mặt của các phần mềm dạy học. Việc ứng dụng phần mềm dạy học đã đem đến nhiều thuận lợi to lớn cho người giáo viên trong công tác giảng dạy.
Từ năm 2009, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa ra định hướng cụ thể trong việc nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho cả người dạy và người học. Đó chính là bước đà động lực mạnh mẽ trong ứng dụng sử dụng các phần mềm hỗ trợ vào dạy học các cấp học nói chung và dạy học cấp tiểu học nói riêng. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều chương trình về ứng dụng tin học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học mở ra nhiều cơ hội cho giáo viên có thể tiếp cận và thực hiện các kĩ năng tin học ứng dụng vào giảng dạy.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, giáo viên càng có nhiều cơ hội và điều kiện tốt để có thể trang bị cho mình nguồn kiến thức và kĩ năng tin học vững chắc. Có rất nhiều trường, Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa hay tham gia các
khóa học chuyên môn nâng cao và phần mềm tin học: Phần mềm Power Point, phần mềm Photoshop...
Từ năm 2008 đến nay, Bộ giáo dục đã tổ chức rất nhiều các hội thi như Hội thi thiết kế giáo án điện tử nhằm giúp các giáo viên có kĩ năng sư phạm giỏi được thể hiện khả năng như khả năng áp dụng công nghệ thông tin, tin học, phần mềm vào giảng dạy. Hiện nay cũng có rất nhiều trang web như Violer hay Kahoot... để giúp giáo viên chia sẻ các bài giảng cũng như kinh nghiệm của mình.
Hầu hết cá trường tiểu học hiện nay đều cố gắng cải thiện cơ sử vật chất của lớp học, giáo viên cũng được trang bị nhiều phương tiện kĩ thuật hiện đại hơn để có thể dễ dàng ứng dụng phần mềm tin học vào giảng dạy. Thực tế đã cho thấy rằng khi giáo viên ứng dụng đưa các phần mềm vào giảng dạy việc dạy học trở nên dễ dàng, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó học sinh hứng thú với học tập hơn, tiếp thu kiến thức nhanh chóng, đầy đủ hơn. Vẫn trong khoảng thời gian quy định trên lớp nhưng lượng kiến thức mà giáo viên truyền tải sẽ được cung cấp nhiều hơn nhờ phần mềm hỗ trợ, các kiến thức được thể hiện một các trực quan hơn, sinh động.
* Đối với học sinh
Học sinh đã được làm quen và tiếp xúc nhiều với những trang bị và phương tiện hiện đại nên việc sử dụng các phần mềm dạy học vào học tập không mấy khó khăn mà còn được đa số các học sinh yêu thích, ủng hộ.
Đặc biệt là với học sinh tiểu học, tâm lí ham học hỏi, tò mò về những thứ mới lạ hấp dẫn, thích quan sát, vì thế mà trong tiết học có sử dụng các phần mềm dạy học sẽ lôi cuốn sự chú ý của các em tham gia các hoạt động học một các tự nhiên, hứng thú. Từ các em tiếp thu và ghi nhớ kiến thức bền vững hơn.
Khó khăn
* Đối với giáo viên
Kĩ năng tin học để ứng dụng phần mềm của một bộ phận giáo viên còn hạn chế lớn chưa đủ để sáng tạo, phát triển. Thậm chí còn nhiều giáo viên khi đã có tuổi luôn né tránh, không có tinh thần học hỏi, không muốn tiếp cận với
khoa học công nghệ. Phần lớn giáo viên đã quen và chỉ theo phương pháp truyền thống ngại đổi mới. Điều này cũng bắt nguồn từ nhiều lí do như vì không muốn mất thời gian nghiên cứu học tập, không muốn nghiên cứu để trau dỗi kĩ năng, một số giáo viên trẻ còn phải dành thời gian cho gia đình, thời gian học tập giảng dạy trên lớp cũng đã chiếm phần nhiều nên cũng ảnh hưởng tới việc tiếp nhận các kiến thức, kĩ năng mới hiện đại.
Khi ứng dụng phần mềm vào dạy học thì việc thiết kế bài dạy cũng sẽ phần nhiều phụ thuộc vào máy móc, hệ thống điện, cơ sở vật chất...nên hầu như các bài giảng có đầu tư ứng dụng sử dụng phần mềm dạy học chỉ được sử dụng khi đem tham gia các hội thi giảng dạy hay các tiết học dự giờ.
Ứng dụng phần mềm dạy học đem lại rất nhiều lợi ích thuận lợi và sự tối ưu cho giáo viên nhưng có cũng chỉ đạt được ở mức độ nào đó. Các công cụ và phương tiện này không thể hoàn toàn hộ trợ cho giáo viên trong toàn bộ bài dyaj của họ. Nếu không có cái nhìn chính xác và cách sử dụng hợp lí các phần mềm dạy học trong dạy học có thể dẫn tới việc ứng dụng không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng gây phản tác dụng.
* Đối với học sinh
Chú ý của học sinh tiểu học chưa cao, ghi nhớ chỉ là ghi nhớ tạm thời nên đôi khi những hình ảnh chỉ được đưa ra trong thời gian ngắn học sinh sẽ khó theo dõi và ghi nhớ dẫn tới chưa đạt được mục tiêu bài học.
Nếu đưa ra các hình ảnh hay video quá hấp dẫn thì học sinh sẽ chỉ tập trung vào hình ảnh, video đó mà lu mờ đi các kiến thức quan trọng khác.
TIẾU KẾT CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn ở Chương 1 về ứng dụng phần mềm hỗ trợ dạy học trong môn Tập làm văn ở tiểu học, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Việc ứng dụng phần mềm dạy học để hỗ trợ dạy học trong môn Tập làm văn nói chung và Tập làm văn lớp 4 nói riêng là hết sức cần thiết đối với học sinh và giáo viên, có tác dụng lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò.
2. Sử dụng phần mềm dạy học hỗ trợ dạy học sẽ giúp các em học tập chủ động, tích cực hơn, kích thích hứng thú. Để làm được điều đó, giáo viên cần nắm rõ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học trong phân môn Tập làm văn cũng như nắm được các đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học. Giáo viên cần ứng dụng phần mềm dạy học hợp lí, bám sát chương trình học để đạt hiệu quả cao hơn trong.
3. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy một số khó khăn của giáo viên trong việc ứng dụng phần mềm dạy học hỗ trợ dạy học Tập làm văn. Điều này hạn chế đáng kể đến hiệu quả cũng như chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4.
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN LỚP 4
2.1. Các yêu cầu sư phạm khi sử lựa chọn phần mềm dạy học để hỗ trợ dạy học phân môn Tập làm văn
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các phần mềm dạy học trong trường học ngày càng lớn, đối với môn Tập làm văn nhu cầu đó cũng không ngoại lệ. Để nâng cao hiệu quả khi sử dụng phần mềm dạy học hỗ trợ dạy học phân môn Tập làm văn người giáo viên cần cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sư phạm sau để lựa chọn phần mềm dạy học sao cho phù hợp, hiệu quả.
2.1.1. Phần mềm dạy học phải phù hợp với nội dung chương trình và giáo giáo khoa
Một phần mềm dạy học tốt phải gắn với chương trình cụ thể, chương trình được quy định bởi Hội đồng giáo dục quốc gia.
Đảm bảo khi sử dụng phần mềm vào giảng dạy, hình thức trình bày phải tương ứng với kiến thức sách giáo khoa và sách hướng dẫn giáo viên. Các đối tượng trên màn hình không quá khác biệt với đối tượng trình bày tròn sách giáo khoa mà chỉ có tác dụng cụ thể hóa các đối tượng trừ tượng, bổ sung, làm đa dạng, phòng phú, mở rộng thêm các kiến thức trong chường trình quy định.
Để sử dụng linh hoạt và có hiệu quả cần có các phần mềm tương ứng với từng cấu trúc, từng mục khác nhau có trong nội dung chương trình. Các phần mềm có thể thể hiện được tương ứng cấu trúc nội dung chương trình chuẩn sách giáo khoa.