Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số phần mềm dạy học để hỗ trợ dạy học phân môn tập làm văn lớp 4 (Trang 64 - 80)

7. Cấu trúc khóa luận

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Trước khi áp dụng các phần mềm dạy học của đề tài thiết kế, các giờ dạy Tập làm văn trên lớp của học sinh và giáo viên đều chỉ tập trung vào các kiến thức bắt buộc và nội dung kênh hình, kênh chữ trong sách vì thế đôi khi gây đến sự nhàm chán cho học sinh.

Sau khi tiến hành thực nghiệm, trên cơ sở phân tích các kết quả thu được trước và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng việc sử dụng phần mềm dạy học đã đem đến được những kết quả tích cực trong dạy và học môn Tập làm văn. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn, bên cạnh đó phát triển hơn về khả năng tri giác, kỹ năng hợp tác, sáng tạo...

Các phần mềm dạy học mà nhóm thực nghiệm mang tính khả thi cao, được học sinh đón nhận một cách hứng thú, nhiệt tình. Biết cách sử dụng các phần mềm dạy học sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập, phát triển kỹ năng tư duy, độc lập, suy nghĩ tự tin trong quá trình học tập cũng như gia tiếp, giải quyết các tình huống trong cuộc sống.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sau khi xác định được mục đích, nội dung và cách tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 4A và lớp 4B trường Tiểu học Kim Đồng – Thị Trấn Thanh hơn – Huyện Thanh Sơn trong học kì I năm học 2019- 2010. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy rằng học sinh có hứng thú, tích cực trao đổi, hợp tác, trình bày ý kiến hơn, hơn nữa tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở hệ thống thực nghiệm cao.

Từ kết quả thực nghiệm chúng tôi có thể khẳng định rằng việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học trong đề tài là phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng của học sinh. Với sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm dạy học sẽ giúp cho học sinh phát triển được trực giác, tư duy toàn diện đồng thời rèn luyện được nhiều kĩ năng cần thiết.

Các phần mềm dạy học được đưa ra trong đề tài có tính khả thi và hiệu quả cao. Nếu giáo viên biết các sử dụng hợp lí và thường xuyên thì chắc chắn kết quả nhận được sẽ ngày càng tốt hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Qua quá trình tổ chức nghiên cứu đề tài cùng tìm hiểu cơ sở lí luận của việc ứng dụng phần mềm dạy học hỗ trợ dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 chúng tôi đã thu được những kết quả như sau:

Hệ thống cơ sở lí luận về mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4, thực trạng dạy và học Tập làm văn lớp 4. Cùng với đó là những lí luận về phần mềm dạy học và thực trạng sử dụng phần mềm dạy học ở tiểu học hiện nay. Chúng tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học để có phương hướng và cách thức phù hợp khi thực hiện đề tài.

Đề tài nghiên cứu đã xác định được các nguyên tắc, yêu cầu khi lựa chọn, sử dụng phần mềm dạy học trong môn Tập làm văn lớp 4. Dựa trên đó, chúng tôi đã đưa ra được các phần mềm thích hợp để hỗ trợ trong dạy học môn Tập làm văn. Trong quá trình nghiên cứu đã áp dụng vào thực tiễn giáo dục và đạt được những hiệu quả tích cực. Đồng thời có sự so sánh đối chứng giữa việc dạy học truyền thống và dạy học có sử dụng các phần mềm dạy học hỗ trợ.

Các phần mềm dạy học được ứng dụng đã thể hiện được tính khả thi và hiệu quả trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Trong quá trình học tập thực nghiệm năng lực của học sinh đã thể hiện rõ nét, kết quả kiểm tra ở mức độ hoàn thành tốt tăng lên rõ ràng. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã tiến hành đánh giá hoàn toàn khách quan cả quá trình học tập của học sinh và thu được nhiều kết quả tốt. Qua việc đánh giá và kiểm tra cho thấy hiệu quả học tập của học sinh đã cải thiện tích cực. Đồng thời chó thấy các em rất hứng thú với việc sử dụng phần mềm dạy trong các tiết học. Do đó, giáo viên cần sử dụng các phần mềm dạy học thường xuyên hơn sẽ đem đến hiệu quả và chất lượng giáo dục ngày càng tăng.

2.Kiến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề sau:

2.1. Đối với các cấp quản lí giáo dục

Quan tấm kịp thời và tạo điều kiện hơn nữa cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học góp phần tạo điều kiện cho quá trình dạy và học Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học nắm được những lí luận và thực tiễn của dạy học tích hợp đồng thời nâng cao hơn nữa kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên.

2.2. Đối với giáo viên tiểu học

Việc sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học đã mang lại hiệu quả nhất định, chính vì vậy giáo viên cần phải sử dụng thường xuyên hơn để giúp học sinh nâng cao kiến thức, hình thành kĩ năng cần thiết.

Giáo viên cần có những nhận thức đúng đắn và trang bị kiến thức về cơ sở lí luận dạy học cũng như vai trò cần thiết của phần mềm dạy học trong dạy học góp phần phát triển học sinh tốt hơn.

Trong quá trình vận dụng và áp dụng vào thực tế dạy học giáo viên cần có sự trao đổi, rút kinh nghiệm và tiếp tục trau dồi để có những phương pháp, cách sử dụng phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Hiền (chủ biên), Từ điển Giáo dục học, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

[2]. Bùi Thị Minh Thu, Đỗ Hoàng Hải (2018), Giáo trình ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy học ở Tiểu học, nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên

[3]. ThS. Bùi Thị Tuyết Nhung (2008), Ứng dụng phần mềm phục vụ dạy và học ở tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội

[4]. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 29 – NQ/TƯ ngày 4/11/2013, Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào

[5]. Đặng Vũ Hoạt (2014), Giáo dục Tiểu học I, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [6]. Đoàn Kiên Trung (2011), Ứng dụng phần mềm Mindmapter tạo bản đồ tư

duy phục vụ dạy và học hiệu quả, Sáng kiến kinh nghiệm trường Tiểu học Việt

Nam, thành phố Hồ Chí Minh

[7]. Đinh Thị Kim Thoa (2009), Tâm lí đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội

[8]. Đỗ Mạnh Cường (2009), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,

Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh

[9]. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, trung tâm từ điểm ngôn ngữ, Hà Nội.

[10]. Lê Phương Nga (2011), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học I,II, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.

[11]. Lê Phương Nga (2011), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học I,II, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.

[12]. Ts. Lê Thị Tâm, Yêu cầu cơ bản về xây dựng phần mềm dạy học ở trường

phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 272 (10/2011)

[12]. Nguyễn Văn Huệ (2015) Giáo trình tâm lí học Tiểu học, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Huy Tô (2002), Về tiềm năng sáng tạo của học sinh hiện nay,

[14]. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 và sách

giáo viên lớp 4; Chương trình sau năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo

[15]. Nguyễn Văn Huệ (2015) Giáo trình tâm lí học Tiểu học, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Hà Nội

[16]. Nguyễn Minh Châu (2016), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

lớp 5, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Hà Nội

[17]. Phó Đức Hòa (2012), Đánh giá trong Giáo dục Tiểu học, nhà xuất bản

Đại học Sư Phạm, Hà Nội

[18]. Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản từ điển Bách khoa [19]. Trần Thị Hồng Nhung (2020), Chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN

(Học kì I, Năm học: 2020-2021)

Môn: Tập làm văn

Lớp: ………... Họ và tên giáo viên: ………... Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh lớp 4, tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong việc trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng với ý kiến đồng ý lựa chọn.

1. Các thầy (cô) đã sử dụng các phần mềm dạy học nào trong quá trình dạy học của mình?

Các phần mềm dạy học Thường xuyên

Đôi khi Hiếm khi Không dùng

2. Các thầy cô hãy tích vào ô lựa chọnvới mức độ đánh giá tương ứng theo

thang điểm từ 1 đến 5 (1 – Rất cần thiết; 2 – Cần thiết; 3 – Không cần thiết)

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 1 2 3

1 Giáo viên cần trình bày bài giảng rõ ràng dễ hiểu.

O O O

2 Giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy (thuyết trình, thảo luận…).

O O O

3 Giáo viên sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học

(máy chiếu, máy tính…). O O O

4 Giáo viên cần sử dụng thêm các phần mềm hỗ trợ cho bài giảng thêm hấp dẫn

O O O

5 Giáo viên cần khuyến khích sinh viên chủ động tham

gia vào quá trình học tập. O O O

6 Giáo viên cần phát huy tính tự học của học sinh

O O O

II. NỘI DUNG GIẢNG DẠY 1 2 3

7 Giáo viên cần trình bày nội dung bài giảng đầy đủ

đúng theo lịch trình O O O

8 Nội dung giảng dạy thường xuyên được liên hệ với

thực tế. O O O

9 Các kiến thức trong bài dạy luôn được mở rộng

O O O

3. Các thầy cô đã tìm hiểu về các phần mềm dạy học chưa? Có tìm hiểu qua

□ Chưa bao giờ tìm hiểu

4. Các thầy cô có thường xuyên tìm hiểu tài liệu về phần mềm dạy học trong dạy học trên lớp không?

Đã tìm hiểu một số tài liệu □ Đã tìm hiểu rất kĩ

□ Chưa bao giờ tìm hiểu

5. Các thầy cô có thường xuyên sử dụng các phần mềm dạy học vào dạy học trên lớp không?

□ Dùng trong mọi tiết dạy □ Chỉ trong một vài tiết học □ Thỉnh thoảng dùng

□ Không sử dụng

6. Trong khi sử dụng phần mềm dạy học thầy cô gặp những khó khăn nào? Mất thời gian □ Khó khăn khi sử dụng □ Cơ sở vật chất hạn chế □ Học sinh không có hứng thú □ Khó khăn khác ... ... ... ... 7. Các ý kiến đóng góp phản hồi khác: ... ... ... ... ...

... ...

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA CHUNG DÀNH CHO HỌC SINH

1. Em có thường xuyên được học tập trong các tiết học với phần mềm trên máy tính, máy chiếu không?

□ Thường xuyên trong tất cả các buổi □ Thi thoảng một vài buổi

□ Không

2. Em có thích tham gia các lớp học khi giáo viên sử dụng phần mềm dạy học trên máy tính không?

□ Rất thích □ Thích

□ Không thích

3. Em có muốn được học tập với phần mềm dạy học trong tất cả các tiết học không?

□ Rất mong muốn □ Mong muốn

□ Không mong muốn

4. Khi được sử dụng các phần mềm để tri giác và tìm hiểu bài trong giờ học các em có hứng thú học tập không?

□ Rất hứng thú □ Hứng thú

□ Không hứng thú

5. Trong bài học các em có liên hệ thực tế không?

□ Luôn liên hệ thực tế và mở rộng □ Chỉ liên hệ một vài bài

PHỤ LỤC 3

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ THIẾT KẾ TRÊN PHẦN MỀM POWERPOINT HỖ TRỢ DẠY HỌC TRONG MÔN TẬP LÀM VĂN

PHỤ LỤC 4:

MỘT SỐ SƠ ĐỒ TƯ DUY TẠO BẰNG PHẦN MỀM IMINDMAP HỖ TRỢ DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN 4

PHỤ LỤC 5

TRÒ CHƠI TRÊN PHẦN MỀM QUIZIZZ TRONG MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số phần mềm dạy học để hỗ trợ dạy học phân môn tập làm văn lớp 4 (Trang 64 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)