Xây dựng trò chơi củng cố bằng phần mềm Quizizz

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số phần mềm dạy học để hỗ trợ dạy học phân môn tập làm văn lớp 4 (Trang 53)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3.3. Xây dựng trò chơi củng cố bằng phần mềm Quizizz

* Giới thiệu về phần mềm Quizizz

Hình 2.11

Quizizz là một ứng dụng được dùng để kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng như kiến thức xã hội thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm. Các câu hỏi trắc nghiệm trong Quizizz thuộc nhiều danh mục với cấp độ khác nhau để

học sinh thử sức, đánh giá trình độ bản thân; hoặc giáo viên, phụ huynh có thể truy cập bộ câu hỏi do người khác chia sẻ để sử dụng trong giảng dạy, kèm cặp con em mình. Nhìn chung, Quizizz phù hợp với cả việc học tại nhà và trên lớp.

* Ưu điểm của Quizizz

Quizizz cho phép giáo viên tiếp cận ngân hàng câu hỏi đa dạng hoặc tự tạo lập bộ câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra đánh giá.

Học sinh trong cùng một lớp có thể tham gia trả lời câu hỏi trên Quizizz vào cùng một thời điểm do giáo viên quy định; hoặc hoàn tất bài kiểm tra vào một thời gian thuận lợi, trước thời hạn mà giáo viên đề ra.

Quizizz thông báo ngay kết quả và thứ hạng của những người tham gia trả lời câu hỏi, vì thế tạo được hứng thú cho học sinh.

* Nhược điểm của Quizziz

Chỉ làm việc với câu hỏi trắc nghiệm, chưa có nhiều hình thức trắc nghiệm.

* Mục đích sử dụng phần mềm Quizziz hỗ trợ trong phân môn Tập làm văn lớp 4

Đối với phần mềm Quizziz tôi lựa chọn sử dụng trong phân môn Tập làm Văn lớp 4 với mục đích nhằm thiết kế các bài tập trắc nghiệm Tập làm văn cho học sinh củng cố, luyện tập, nâng cao kiến thức.

Hình thức trả lời trắc nghiệm là một hình thức học tập hiệu quả và đã được kiểm chứng không chỉ trong phân môn Tập làm văn. Thông qua các câu trắc nghiệm với độ khó tăng dần và biết được số điểm ngay khi làm bài xong sẽ giúp học sinh hứng thú với việc học tập môn Tập làm văn hơn.

*Sử dụng phần mềm Quizziz

- Bước 1: Vào trình duyệt: https://quizizz.com/ . Nhấp chuột vào ‘Get started’ và làm theo hướng dẫn để lập tài khoản

- Bước 2: Vào ‘Create a new quiz’ và làm theo hướng dẫn

- Bước 3: Vào ‘My quizzes’ để xem quiz mình vừa tạo, chọn 1 trong 2 chế độ: Live game (học sinh cùng vào làm một lúc) hoặc Homework (học sinh làm các giờ khác nhau)

+ Nếu chọn Live game: Cả lớp được cung cấp mã để vào trả lời câu hỏi cùng một thời điểm

+ Nếu chọn Homework: Học sinh được cung cấp mã để trả lời câu hỏi vào giờ tuỳ chọn, nhưng trước hạn chót giáo viên đã quy định.

Hình 2.12

Bước 4: Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên vào phần Reports ở thanh bên trái để theo dõi và xử lý kết quả.

* Hướng dẫn sử dụng Quizziz cho cha mẹ học sinh và học sinh

Dùng trên laptop Dùng trên điện thoại

Bước 1 Vào trình duyệt

https://quizizz.com/

Ứng dụng dùng được cả trên hệ điều hành IOS hoăc Android, cha mẹ và học sinh tìm kiếm trong Apps (Ứng dụng): Quizizz: Play to learn sau đó tải ứng dụng về máy Bước 2 Vào phần Join a game trên thanh

công cụ, nhập mã do giáo viên cung cấp vào ô Enter a six-digit game code, rồi bắt đầu trả lời câu hỏi.

Mở ứng dụng Quizizz đã cài trên điện thoại, nhập mã do giáo viên cung cấp vào ô Enter a six-digit game code, rồi bắt đầu trả lời câu hỏi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Đề tài của chúng tôi đã xây dựng được những yêu cầu sư phạm và những nguyên tắc cơ bản trong việc lựa chọn, sử dụng phần mềm dạy học vào hỗ trợ dạy học trong môn Tập làm văn để nghiên cứu đưa vào sử dụng thực tế.

Mỗi một phần mềm được nghiên cứu giới thiệu để đưa vào sử dụng đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, nhưng đều có thể đem lại tác dụng rõ rệt khi biết khai thác và ứng dụng hợp lí. Người giáo viên phải biết linh hoạt trong việc sử dụng các phần mềm để thiết kế bài dạy, tạo nên những kết quả tốt nhất trọng dạy và học. Đặc biệt lưu ý, trong dạy học, không nên quá lạm dụng phần mềm dạy học để tránh không tạo ra hiệu quả trái ngược. Để làm tốt được việc đó, người giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học là gì và biết cách sử dụng các phương tiện dạy học sao cho đạt kết quả cao nhất.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thử nghiệm

Căn cứ vào tình hình dạy và học môn Tập làm văn lớp 4 chúng tôi đã ứng dụng một số phần mềm dạy học vào hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao hiệu dạy và học cho học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, để thấy được các phần mềm dạy học có đáp ứng được nhu cầu dạy của giáo viên và nhu cầu học của học sinh hay không, chúng tôi cần có thực tế để kiểm nghiệm.

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi trong phạm vi đề tài này, đặc biệt là trong khuôn khổ phạm vi cho phép chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích:

- Điều chỉnh, bổ sung hỗ trợ để hoàn thiện các hơn các bài dạy khi đưa phần mềm vào hỗ trợ quá trình học tập từ đó nâng cao, rèn luyện thêm các kĩ năng, phẩm chất cho học sinh.

- Bước đầu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phần mềm dạy học được thiết kế trong đề tài qua các nội dung:

+ Các phần mềm hỗ trợ được sử dụng trong đề tài có phù hợp với đặc điểm nhận thức và trình độ của học sinh hay không?

+ Phần mềm dạy học có thực hiện được trong quá trình dạy học môn Tập làm văn lớp 4 không?

+ Việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học có giúp nâng cao được hiệu quả dạy và học hay không?

3.2. Đối tượng thực nghiệm

- Giáo viên giảng dạy môn Tiếng Việt

- Học sinh khối lớp 4 (lớp 4A, 4B, ) trường Tiểu học Kim Đồng – Huyện Thanh Sơn -Tỉnh Phú Thọ.

3.3. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi chọn lớp 4B (37 học sinh) là lớp thực nghiệm, lớp 4A (35 học sinh) là lớp đối chứng.

Lớp thực nghiệm do cô giáo Nguyễn Thị Bích Huệ phụ trách và học sinh được đánh giá bằng việc sử dụng các phần mềm dạy học trong dạy học môn Tập làm văn.

Lớp đối chứng do cô giáo Trần Thị Hồng Loan phụ trách được dạy học với bộ đồ dùng dạy học truyền thống hoặc không sử dụng phần mềm dạy học và tiếp cận nội dung theo hướng thiết kế trước đây.

Để kết quả thực nghiệm đảm bảo tính khách quan chúng tôi tiến hành chọn các lớp theo chuẩn sau đây:

- Tiêu chuẩn 1: Trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu kiến thức ở hai lớp thực nghiệm, đối chứng phải đồng đều nhau (qua theo dõi quá trình học tập và sự đánh giá của giáo viên phụ trách).

- Tiêu chuẩn 2: Sĩ số học sinh của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau.

- Tiêu chuẩn 3: Trình độ nghiệp vụ và thâm niên công tác của giáo viên chủ nhiệm hai lớp là tương đương.

Trong 3 tiêu chuẩn trên, chúng tôi nhận thấy rằng tiêu chuẩn 1 đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hành thực nghiệm bởi đó là tiêu chuẩn đảm bảo sự khách quan và chính xác nhất cho kết quả thực nghiệm. Chính vi vậy, trước khi làm thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra mức độ nhận thức và năng lực của học sinh cả hai lớp bằng 1 phiếu bài tập với nội dung là các bài tập luyện tập mà các em đã học ở bài học trước. Từ đó, chúng tôi cho rằng, cơ sở của việc đối chứng sẽ khách quan nhất có thể.

Bảng 3.1. Bảng thống kê kết quả kiểm tra đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Lớp Số bài kiểm tra Xếp loại đánh giá

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 4A 35 12 34,2 19 54.2 4 11.4 4B 37 10 27 21 56,8 3 8,1

Dựa vào bảng thống kê 3.1 trên tôi nhận thấy rằng tỉ lệ học sinh ở mức hoàn thành tốt và hoàn thành là xấp xỉ nhau ở cả hai lớp. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng việc lựa chọn về mặt đối tượng học sinh thực nghiệm như vậy là hợp lí.

3.4. Tổ chức thực nghiệm 3.4.1. Thời gian thực nghiệm 3.4.1. Thời gian thực nghiệm

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, chúng tôi dự tính sẽ tiến hành trong học kỳ I , năm học 2020-2021.

3.4.2. Đơn vị thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Kim Đồng – huyện Thanh Sơn – Thị trấn Thanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ. Đây là một ngôi trường điểm trên địa bàn Thị trấn Thanh Sơn với những thành tích đáng kể trong quá trình dạy và học của giáo viên cũng như học sinh. Đội ngũ giáo viên nhà trường có trình độ, có chuyên môn vững vàng, nhiều giáo viên có thành tích tốt trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức hàng năm. Bên cạnh đó trường có đội ngũ giáo viên đều là những giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và thực nghiệm nhiều phương pháp, chương trình dạy mới. Đặc biệt đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, tâm huyết, luôn chú ý tới việc đổi mới và cập nhật các phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượng dạy và học. Không

những thế nhà trường luôn là lá cờ đầu trong việc rèn luyện học sinh tham gia các cuộc thi học sinh giỏi các cấp như cấp huyện, cấp tỉnh. Năm nào đội tuyển học sinh đi thi học sinh giỏi của nhà trường cũng đều đem về những thành tích đáng khen ở các bộ môn như môn toán, tiếng việt, tiếng anh và năm nào cũng có học sinh được tham dự kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Học sinh theo học tại trường chủ yếu là con em các gia đình công nhân, giáo viên, bộ đội, công chức. Nhà trường có cơ sở trang thiết bị vật chất khá tốt, đầy đủ và tiện lợi phục vụ cho quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh. Đó chính là những cơ sở quan trọng, thuận lợi để chúng tôi có điều kiện tiến hành thực nghiệm và tu lại kết quả tích cực, khách quan.

3.4.3. Quy trình thực nghiệm

Bước 1: Thành lập tổ thực nghiệm - Gồm giáo viên phụ trách thực nghiệm. - Tổ phó phụ trách chuyên môn khối 4.

Bước 2: Trình bày giới thiệu và hướng dẫn ứng dụng phần mềm dạy học và phương pháp sử dụng trong bài dạy Tập làm văn cho giáo viên phụ trách thực nghiệm nắm được.

Bước 3: Tiến hành kiểm tra đầu vào đối với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Bước 4: Tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng

- Ở lớp thực nghiệm: Giáo viên giảng dạy và kết hợp ứng dụng phần mềm hỗ trợ dạy học đã được thiết kế vào quá trình bài dạy đã được xây dựng cho thích hợp.

- Ở lớp đối chứng: Giáo viên giảng dạy theo hình thức dạy học truyền thống thông thường như trước đây.

Bước 5: Kiểm tra và đánh giá sau thực nghiệm

- Bài kiểm tra của học sinh 2 lớp sẽ được đánh giá theo cùng một hệ thống và cùng một nội dung để đảm bảo tính khách quan và chính xác của kết quả thực nghiệm.

Bước 6: So sánh, nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận thực nghiệm, đối chứng.

3.5. Kết quả thực nghiệm

Dựa trên những mục tiêu thực nghiệm và quá trình tổ chức thực nghiệm chúng tôi đã có được những kết quả nhất định. Theo đó, để đảm bảo tính chính xác và khách quan chúng tôi đã thông nhất tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm trên hai phương thức là: Phương thức đánh giá định lượng và phương thức đánh giá định tính.

Việc đánh giá định tính được thể hiện qua việc quan sát và phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh nhóm thực nghiệm. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm và sử dụng thăm dò ý kiến học sinh. Kết quả định tính được tổng kết lại ở bảng sau:

Bảng 3.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Các tiêu chí đánh giá Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Số lượng Tỉ lệ

(%)

Số lượng Tỉ lệ (%) Học sinh thích học môn Tập làm văn,

tích cực tham gia xây dựng bài học

30 81 34 91,9

Học sinh biết cách làm việc hợp tác giải quyết vấn đề

20 54 28 75,7

Học sinh có hứng thú, chủ động, tự tin, tích cực tri giác hơn

13 35 25 67,6

Học sinh cảm thấy việc tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn

18 46,6 30 81

Qua quan sát, thăm dò ý kiến của học sinh, chúng tôi thấy rằng. Các em học sinh hứng thú tham gia học tập môn Tập làm văn hơn. Tất cả các học sinh đều sôi nổi trình bày và trao đổi ý kiến. Bên cạnh đó chúng tôi thấy rằng học

sinh ở nhóm thực nghiệm có tốc độ tiếp thu kiến thức khá nhanh nhẹn, các em hợp tác giải quyết vấn đề một các nhanh chóng, hợp lí, sáng tạo.

Về giáo viên, thông qua thăm dò ý kiến, các giáo viên đều khẳng định. Việc ứng dụng phần mềm hỗ trợ dạy học đã giúp cho học sinh có các kỹ năng, thái độ tích cực hơn, chủ động hơn, từ đó quá trình học tập của học sinh có hiệu quả hơn rõ rệt.

Song song với đó chúng tôi đã tiến hành phân tích kết quả thực nghiệm bằng phương pháp đánh giá định lượng. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo hệ thống kiến thức bài dạy và theo bài tập bám sát vào nội dung bài dạy.

Kết quả cho thấy số bài hoàn thành tốt ở lớp thực nghiệm tăng lên. Điều này khẳng định việc bước đầu ứng dụng sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học đã đem lại hiệu quả nhất định trong quá trình dạy học.

Bảng 3.3. Bảng so sánh kết quả thực nghiệm cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp Số bài kiểm tra

Xếp loại đánh giá

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 4A 35 13 37,1 19 54.2 3 8,6 4B 37 16 43,2 20 54 1 2,7

Nhìn vào bảng so sánh của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, ta thấy rằng dấu hiệu đáng mừng qua thời gian thực nghiệm. Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành ở lớp thục nghiệm đã giả đi đáng kể, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng lên rõ rệt. Điều này bước đầu cho thấy những hiệu quả mang lại sau thời gian thực nghiệm.

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Trước khi áp dụng các phần mềm dạy học của đề tài thiết kế, các giờ dạy Tập làm văn trên lớp của học sinh và giáo viên đều chỉ tập trung vào các kiến thức bắt buộc và nội dung kênh hình, kênh chữ trong sách vì thế đôi khi gây đến sự nhàm chán cho học sinh.

Sau khi tiến hành thực nghiệm, trên cơ sở phân tích các kết quả thu được trước và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng việc sử dụng phần mềm dạy học đã đem đến được những kết quả tích cực trong dạy và học môn Tập làm văn. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn, bên cạnh đó phát triển hơn về khả năng tri giác, kỹ năng hợp tác, sáng tạo...

Các phần mềm dạy học mà nhóm thực nghiệm mang tính khả thi cao, được học sinh đón nhận một cách hứng thú, nhiệt tình. Biết cách sử dụng các phần mềm dạy học sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập, phát triển kỹ năng tư duy, độc lập, suy nghĩ tự tin trong quá trình học tập cũng như gia tiếp, giải quyết các tình huống trong cuộc sống.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số phần mềm dạy học để hỗ trợ dạy học phân môn tập làm văn lớp 4 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)