Những vấn đề chung về phần mềm dạy học

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số phần mềm dạy học để hỗ trợ dạy học phân môn tập làm văn lớp 4 (Trang 26 - 32)

7. Cấu trúc khóa luận

1.2.3. Những vấn đề chung về phần mềm dạy học

1.2.3.1. Quan niệm về phần mềm dạy học

Theo Tạp chí Giáo dục số 272 ( tháng 10/2011), trong bài đăng “Yêu cầu cơ bản về xây dựng phần mềm dạy học” của Thạc sĩ Lê Thị Tâm đã nêu rằng: “Phần mềm dạy học là một chương trình ứng dụng nhằm mục đích hỗ trợ quá

trình dạy học”. Theo đó phần mềm dạy học được sử dụng như một chương trình đã được lên kế hoạch trước của nhà giáo dục và khi sử dụng vào quá trình dạy học nó có thể hỗ trợ tất cả các khâu trong quá trình dạy học (kiểm tra bài cũ, dạy học bài mới, luyện tập và kiểm tra đánh giá) và đạt hiệu quả cao.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “ Phần mềm dạy học là

phần mềm máy tính có nhiệm vụ hỗ trợ dạy học hoặc tự học”. Được hiểu rằng,

huy và yêu cầu của nhà giáo dục sẽ thực hiện vào nhiệm vụ hỗ trợ quá trình dạy học hay cũng có thể sử dụng vào nhu cầu tự học của mỗi cá nhân.

Bên cạnh đó còn rất nhiều tác giả quan tâm và đưa ra những quan điểm khác nhau về phần mềm dạy học.

Có quan điểm cho rằng: “Phần mềm dạy học là phần mềm được tạo lập

nhằm trợ giúp trong một chừng mực nào đó có thể thay thế một phần hay toàn bộ hoạt động của thầy”. Khi có sự hỗ trợ của máy tính điện tử nói chung và sự

hỗ trợ của phần mềm dạy học nói riêng thì hiệu quả cho việc đánh giá là sự kết hợp kiến thức đầy đủ của nhiều lĩnh vực. Hơn nữa khác hơn với giáo dục truyền thống, ở một chừng mực nào đó sử dụng phần mềm dạy học trong cách dạy học hiện đại có thể hoàn toàn thay thế vai trò của người thầy trong lớp học.

Hay theo Blog “Chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Vận dụng thực tế” của tác giả Trần Thị Hồng Nhung đăng tháng 8/2020 trên trang fanpage Hachium, nêu rằng: “Phần mềm dạy học là phần mềm được thiết

kế để hỗ trợ và chỉ hỗ trợ cho sự giảng dạy và học tập”. Quan điểm trên đã

nhấn mạnh rất rõ ràng phần mềm dạy học chỉ có nhiệm vụ chính là hỗ trợ hoạt động dạy cũng như hoạt động học trong giáo dục. Nó được thiết kế như một công cụ đắc lực cùng tham gia vào hoạt động giáo dục thúc đẩy quá trình trao, nhận kiến thức được hiệu quả hơn.

Tất cả các quan điểm trên đều cùng hướng tới làm rõ cách hiểu về phần mềm dạy học. Nhưng tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng các quan điểm của các tác giả đưa ra còn nhiều điểm chưa phù hợp và chưa thể hiện chu đáo ý nghĩa mà nội dung đề tài nghiên cứu hướng tới. Vì vậy, dựa trên cơ sở từ các tác giả đi trước tôi đã tổng hợp, đúc kết lại và thống nhất với quan điểm được đưa như sau: “Phần mềm dạy học là phần mềm được thiết kế trên máy tính nhằm mục

đích, nhiệm vụ hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập”. Tôi nhận thấy rằng quan

điểm trên khi được tổng kết lại có nội dung phù hợp và sát nhất với cơ sở đề tài mà tôi nghiên cứu xây dựng. Theo đó, phần mềm dạy học là phần mềm được thiết kế trên máy tính có nhiệm vụ và mục đích chính như một công cụ đem lại hiệu quả cao khi tham gia hỗ trợ quá trình dạy học và học tập. Cũng tức là phần

mềm dạy học có thể sử dụng trong quá trình giảng dạy ở tất cả các khâu của quá trình dạy học như kiểm tra bài cũ, tìm hiểu kiến thức mới, luyện tập thực hành hay kiểm tra, đánh giá. Tôi sẽ lấy đó làm cơ sở lí luận vững chắc để thực hiện nghiên cứu và xây dựng đề tài.

1.2.3.2. Phân loại phần mềm dạy học

Phần mềm dạy học rất đa dạng và phong phú, giữa chúng rất khó để có ranh giới rõ ràng phân biệt riêng rẽ. Cũng vì thế, có rất nhiều cách đa dạng khác để phân loại phần mềm dạy học. Tuy nhiên, phổ biến điển hình có một số cách thức dùng phân loại phần mềm dạy học như sau:

* Phân loại theo chức năng, gồm:

Phần mềm giáo dục cho trẻ em và dạy học ở nhà: Là loại phần mềm

được thiết kế với mục đích hỗ trợ giáo dục trẻ em tại nhà. Bên cạnh đó một số phần mềm cũng đã gắn với cả nội dung giáo dục ở trường. Đã có rất nhiều có tính sư phạm cao, hướng vào việc dạy trẻ đọc, viết và các kỹ năng về số học như: Thỏ tập đọc của The Learning Company, Học tập tương tác dựa trên các nhân vật hoạt hình như chuột Mickey hay các phần mềm Việt Nam như: Bút chì thông minh, Em tập tô màu.

Phần mềm hỗ trợ dạy học ở lớp: Các phần mềm đa phần được cho ra đời

với mục đích chính để sử dụng trong lớp học như các Phần mềm Toán học (Geogebra, Sketchpad…), Tin học (Crocodile ICT,...)

Phần mềm tham khảo: Phần mềm tra từ điển, phần mềm trắc nghiệm Phần mềm giải trí có tính chất giáo dục: Các phần mềm thường mang phong cách các chương trình giải trí. Bởi cần phải gắn với tính giáo dục nên các phần mềm thường có chủ định lồng ghép các trò chơi máy tính với phần mềm giáo dục thành một sản phẩm.

Phần mềm dạy học chuyên dụng: Phần mềm dạy ngôn ngữ, phần mềm dạy guitar, phần mềm dạy luật giao thông,...

* Phân loại theo đối tượng và cách thức sử dụng, gồm:

Phần mềm hỗ trọ cho sự giảng dạy của giáo viên: Là những phần mềm

Phần mềm hỗ trợ cho sự học tập của học sinh: Những phần mềm dạy

học sử dụng như phương tiện của người học như các phần mềm tự học.

Phần mềm hỗ trợ cho sự giảng dạy của giáo viên và sự học tập của học sinh: Phần mềm dạy học được sử dụng như phương tiện của người dạy và người

học như các phần mềm mô phỏng, phần mềm luyện tập, kiểm tra.

1.2.3.3. Mục đích của việc sử dụng phần mềm dạy học ở tiểu học

Trong nền giáo dục hiện đại ngày nay, khi những nhu cầu học tập ngày càng tăng cao, kiến thức ngày càng được mở rộng, người học không chỉ đòi hỏi biết thêm nhiều kiến thức mà còn phải có năng lực tìm kiếm, tạo ra kiến thức.

Việc dạy học có sử dụng các phần mềm hỗ trợ không những giúp cho giáo viên dễ dàng có những nguồn tri thức cần thiết phục vụ bài giảng, mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh mà còn dễ dàng cho học sinh trong việc tiếp thu các kiến thức mà giáo viên truyền tải một các hiệu quả và thoải mái nhất. Điều đặc biệt nhất mà các phần mềm dạy học đem lại là trong quá trình giảng dạy của mình giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phương pháp suy nghĩ độc lập, tìm kiếm tri thức, gợi mở tri thức một cách dễ dàng. Người giáo viên có thể sử dụng các phần mềm dạy học để bổ sung, chỉnh sửa thêm cho bài giảng hấp hẫn hơn, cập nhật thêm các kiến thức mới thú vị, sinh động cho bài dạy thêm sâu sắc và hứng thú. Từ đó người giáo viên có thể tiết kiệm được đáng kể thời gian, chi phí, công sức soạn giảng, chuẩn bị và hơn hết có thể sử dụng lại nhiều lần. Đối với những giáo viên thường xuyên sử dụng ứng dụng các phần mềm dạy học vào trong giảng dạy trên máy tính thì việc cập nhật các kiến thức mới mẻ, hiện đại, các kiến thức kĩ năng về Tin học cũng được trau dồi và rèn luyện tốt hơn. Khi thiết kế và soạn một bài giảng có sử dụng các phần mềm dạy học hỗ trọ giáo viên có thể thỏa sức sáng tạo, dễ dàng thực hiện các ý tưởng của mình một các dễ dàng, rành mạch, sinh động, cuốn hút từ đó mà thêm lòng say sưa yêu nghề, bồi đắp sự sáng tạo của bản thân.

Đối với các học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh tiểu học. Các em ưa quan sát và mô phỏng lại những kiến thức, hiện tượng được thực hiện và truyền dạy trong tiết học hoặc những bài giảng có hình ảnh, có màu sắc sinh động sẽ

lôi cuốn sự chú ý của các em hơn. Như vậy việc sử dụng thêm các phần mềm hỗ trợ và nội dung bài học sẽ tạo ra một luồng hứng thú mới mẻ cho học sinh, nâng cao chất lượng bài dạy và giúp học sinh tiếp thu kiến thức một các tự nhiên, đầy đủ.

Xu thể hiện nay, chúng ta đều hướng tới một nền giáo dục hiện đại. Nhờ việc kết nối Internet và sử dụng máy tính có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin đa dạng và trở thành những công cụ hỗ trợ tuyệt vời trong nhiều lĩnh vực. Các chương trình, các phần mềm đã được tạo ra giúp con người giải quyết, thực hiện nhiều vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả cao.

1.2.3.4. Tầm quan trọng của phần mềm dạy học trong dạy học ở tiểu học

Trong thời đại hội nhập, công nghệ thông tinh phát triển như vũ bão. Giáo dục hướng tới một nền giáo dục mới, hiện đại. Đi cùng với đó là đổi mới mô hình dạy học “lấy học sinh là trung tâm”, phát triển toàn diện cho học sinh các kiến thức, kĩ năng, phẩm chất. Với sự thay đổi đó, vai trò của phần mềm dạy học trở nên đặc biệt quan trọng.

Phần mềm dạy học là một phương tiện dạy học quan trọng, ở cấp độ cao hơn so với các phương tiện dạy học trực quan khác, tạo điều kiện để thực hiện đổi mới căn bản về nội dung, phương pháp dạy học nhằm hình thành ở học sinh các năng lực làm việc, học tập và thích ứng được với môi trường hiện đại.

Trong thời đại hiện nay, xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, việc dạy học không chỉ hạn chế trong các giờ học tại nhà trường mà còn có thể học tập dưới sự hướng dẫn trực của giáo viên hoặc tự học tập trên máy tính qua các phần mềm hỗ trợ.

Việc sử dụng các phần mềm dạy học không chỉ giúp cho giáo viên thực hiện tốt hơn chương trình đại trà mà còn giúp cho việc áp dụng các phương pháp dạy học mới có khả năng đáp ứng yêu cầu tự tìm kiếm kiến thức, rèn luyện luyện kĩ năng cho bất kì học sinh nào, vào bất kì lúc nào, theo nội dung tùy chọn với mức độ phù hợp với khả năng, ý muốn phù hợp với khả năng và điều kiện của từng cá nhân.

Hầu hết các phần mềm dạy học đều có thể hiện thị thông tin dưới dạng văn bản một cách rành mạch, rõ ràng, các ký hiệu hay sơ đồ, hình vẽ, ảnh chụp, đoạn video... chỉ với các hình thức điều khiển và tổ chức đơn giản với máy chiếu, máy tính, bàn phím và chuột... Học sinh sẽ rất hứng thú và tăng cường khả năng tương tác với bài học hơn. Đặc biệt là với học sinh tiểu học, những hình ảnh với màu sắc sinh động, kèm theo các đoạn văn bản rành mạnh, dễ nhìn, dễ ghi nhớ... sẽ tác động đồng thời hoặc kế tiếp nhau lên các giác quan giúp cho học sinh tự thao tác tay làm, mắt thấy, tai nghe, trí óc suy nghĩ trong khi học tập và rèn luyện, nhờ đó dễ dàng hiểu rõ, nắm vững kiến thức và đạt được các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Phần mềm dạy học cũng cho phép giáo viên lựa chọn các tài liệu trực quan cần cho từng phần của bài học và sử dụng chúng tất thuận tiện trong giảng dạy mà không cần tốn nhiều thời gian, công sức chuẩn bị, làm một lần có thể sử dụng được nhiều lần.

Với những phần mềm “mở” giáo viên còn có thể tự xây dựng và thiết kế nội dung bài giảng, bài tập... để làm tư liệu phục vụ cho giảng dạy. Các tài liệu trong phần mềm dạy học có thể in ra đĩa mềm hay in ra giấy một các dễ dàng, ít tốn kém, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức chuẩn bị đề tạo điều kiện cần thiết cho cả các hoạt động tự học của học sinh. Phần mềm dạy học có thể giúp cho học sinh tự tìm kiếm tri thức mới, tự ôn luyện, hệ thống lại bài học theo nội dung tùy chọn, theo các mức độ tùy thuộc vào năng lực bản thân.

Bên cạnh đó, sử dụng các phần mềm dạy học giúp cho giáo viên giảm nhẹ việc thuyết giảng mà vẫn có thể truyền tải kiến thức cho học sinh được một các tự nhiên, hiệu quả. Học sinh được kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát trực quan tốt hơn, chủ động đặt câu hỏi tăng tương tác giữa thầy và trò, làm cho giờ học thêm sôi nổi.

Như vậy, việc sử dụng phần mềm dạy học trong dạy học như là một công cụ hỗ trợ cho việc truyền nhận kiến thức của thầy và trò không chỉ giúp cho việc học tập của học sinh được mới mẻ, tăng hứng thú hơn mà còn góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, độc lập giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin... Phát triển rộng rãi sử dụng phần mềm dạy

học trong dạy học các môn học ở tiểu học chính là góp phần đưa trường học, lớp học ngày càng hội nhập với nền giáo dục hiện đại.

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số phần mềm dạy học để hỗ trợ dạy học phân môn tập làm văn lớp 4 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)