Nội dung hoạt động tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tự phục vụ (Trang 27 - 30)

7. Nội dung nghiên cứu và dự kiến cấu trúc của đề tài

1.4.3. Nội dung hoạt động tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi

HĐTPV của trẻ đƣợc thể hiện qua việc thực hiện các thói quen vệ sinh văn minh nhƣ: TPV trong vệ sinh thân thể (VSTT), TPV trong ăn uống, TPV trong hoạt động, trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi đề cập đến việc giáo dục KNVĐT thông qua nội dung TPV trong vệ sinh thân thể.

Thói quen vệ sinh cá nhân là những hành động hƣớng tới việc vệ sinh thân thể của trẻ đã đƣợc tự động một phần trên cơ sở hình thành các định hình động lực bền vững (thực chất là các phản xạ có điều kiện) trên vỏ não nhờ quá trình lặp lại thƣờng xuyên có hệ thống các hành động vệ sinh thân thể. Thói quen vệ sinh cá nhân của trẻ bao gồm hệ thống trật tự các thao tác vệ sinh hợp lý, hệ thống thái độ phù hợp với các thao tác vệ sinh và gắn liền với nhu cầu của trẻ.

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong sự nghiệp đào tạo con ngƣời. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo dục mầm non là đảm bảo cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, để trẻ có thể tham gia vào mọi hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao; giáo dục trẻ có nếp sống văn hóa, để trẻ có thể sống hòa đồng trong xã hội văn minh. Thói quen vệ sinh cá nhân có ý nghĩa quan trọng đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Vì ở lứa tuổi này, các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể đang phát triển mạnh mẽ nhƣng chƣa hoàn thiện về cấu tạo và chức phận nên trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền.

Do đó, nếu không đƣợc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cẩn thận thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh sẽ rất cao. Chính vì vậy, giúp trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân là vô cùng quan trọng và cần thiết, những thói quen này sẽ củng cố cho trẻ những kĩ năng vệ sinh đơn giản cho bản thân: rửa tay, rửa mặt, chải tóc, mặc quần áo sạch sẽ phù hợp thời tiết… để giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ, tránh đƣợc bệnh tật; tạo cho trẻ ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh thân thể. Qua đó giúp trẻ rèn luyện đƣợc một số phẩm chất đạo đức quan trọng nhƣ: tính độc lập, tính tự giác, tính kiên trì, tính tích cực…

Ở lứa tuổi này, trẻ đã có sự phát triển về thể chất tốt hơn so với các giai đoạn trƣớc. Vì vậy, trẻ có thể thực hiện đƣợc những công việc vệ sinh cá nhân giản đòi hỏi sự phối hợp vận động phức tạp. Sự phát triển trí tuệ cuả trẻ cũng diễn ra mạnh mẽ (từ tƣ duy trực quan hành động sang tƣ duy trực quan hình tƣợng, sơ đồ), ngôn ngữ phát triển, các mối quan hệ ngày càng phức tạp. Trẻ ý thức sâu sắc hơn những hành động và việc làm của mình, phân biệt đƣợc đúng - sai, tốt - xấu, nên - không nên… Qua đó, việc tổ chức cho trẻ thực hiện các Thói quen vệ sinh cá nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đặt ra trong chăm sóc vệ sinh - bảo vệ, củng cố sức khỏe cho trẻ và hình thành nét văn hóa trong nhân cách trẻ. Một số hoạt động tự phục vụ trong hoạt động vệ sinh cá nhân sau:

+ Tự rửa mặt + Tự cắt móng tay, móng chân + Tự đánh răng + Tự gấp chăn

+ Tự chải tóc + Rửa tay bằng xà phòng + Tự đi vệ sinh + Tự mặc quần áo

Nội dung VSTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đƣợc xác định căn cứ vào tài liệu “Hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi” và “Giáo trình vệ sinh trẻ em” gồm các nội dung cụ thể sau:

* Rửa tay

Trình tự rửa tay các bƣớc rửa tay:

- Bƣớc 1: Làm ƣớt lòng bàn tay dƣới vòi nƣớc sạch. Thoa xà phòng vào hai lòng bàn tay. Chà xát lòng bàn tay vào nhau.

- Bƣớc 2: Dùng bàn tay và lòng bàn tay này cuốn và xoáy lần lƣợt từng ngón tay của bàn tay kia và ngƣợc lại.

- Bƣớc 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngƣợc lại - Bƣớc 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngƣợc lại.

- Bƣớc 5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại.

- Bƣớc 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dƣới vòi nƣớc sạch - Bƣớc 7: Lau khô tay bằng khăn sạch.

* Rửa mặt

Trình tự các bƣớc rửa mặt:

- Bƣớc 1: Trải khăn lên lòng hai bàn tay.

- Bƣớc 2: Tay phải lau mắt phải, tay trái lau mắt trái. - Bƣớc 3: Dịch khăn lau mũi, dịch khăn lau miệng.

- Bƣớc 4: Gấp đôi khăn, cho phần bẩn vào trong. Góc khăn bên phải lau rửa trán và má bên phải, góc khăn bên trái lau rửa trán và má bên trái.

- Bƣớc 5: Gấp tƣ khăn lại lau cằm và cổ.

* Đánh răng

Trình tự các bƣớc đánh răng:

- Bƣớc 1: Rửa sạch bàn chải đánh răng và lấy kem đánh răng ra bàn chải.

- Bƣớc 2: Súc miệng và đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai và chải răng bằng cách di chuyển bàn chải theo chiều dọc của răng.

- Bƣớc 3: Chải hàm trên theo hƣớng từ trên xuống dƣới - Bƣớc 4: Chải hàm dƣới theo hƣớng từ dƣới lên trên. - Bƣớc 5: Xúc miệng và nhổ sạch bọt

* Chải tóc

Trình tự các bƣớc chải tóc:

- Bƣớc 1: Cầm lƣợc, chải tóc từ trên đỉnh đầu xuống cho tóc suôn, mƣợt.

- Bƣớc 2: Rẽ ngôi và chải sang hai bên hoặc chải hất từ trƣớc ra sau, từ trên xuống dƣới.

- Bƣớc 3: Cất lƣợc vào nơi quy định.

* Mặc quần áo

Trình tự các bƣớc mặc quần áo:

- Mặc áo: Kiểm tra áo đã đúng chiều phải chƣa, xỏ từng ống tay áo, xốc lại áo cho ngay ngắn, so vạt áo để đóng cúc hoặc cài khóa để kéo séc

quần cho ngay ngắn sau đó cài cúc áo hoặc kéo séc khóa lên.

Từ những phân tích trên về đặc điểm và ý nghĩa của các nội dung HĐTPV. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu và sử dụng các TQVSTT nhằm mục đích RLKNVĐT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tự phục vụ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)