Biện pháp 5: Thi đua, động viên, khích lệ trẻ tích cực tham gia hoạt động tự

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tự phục vụ (Trang 60 - 62)

7. Nội dung nghiên cứu và dự kiến cấu trúc của đề tài

3.2.5. Biện pháp 5: Thi đua, động viên, khích lệ trẻ tích cực tham gia hoạt động tự

phục vụ, tạo cơ hội cho trẻ rèn kĩ năng vận động tinh.

*Mục đích, ý nghĩa

Trẻ mẫu giáo rất thích tham gia vào các hoạt động mang tính chất thi đua, vì ở đó trẻ đƣợc hoạt động cùng các bạn, đƣợc thể hiện hết khả năng của mình trƣớc tập thể và có điều kiện so sánh mình với bạn khác. Việc tổ chức RLKNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các TQVSTT mang tính chất thi đua có ý nghĩa và tác dụng rất lớn trong việc kích thích hứng thú của trẻ khi thực hiện các hành động vệ sinh cho bản thân.

Sử dụng biện pháp thi đua trong quá trình RLKNVĐT cho trẻ còn có tác dụng giúp giáo viên có thể tổ chức cho mọi trẻ trong nhóm lớp đƣợc thực hiện TQVSTT trong khoảng thời gian ngắn nhất, trẻ không phải chờ đợi nhau quá lâu nên hứng thú không bị mất đi.

Khi tham gia vào hoạt động thi đua khi thực hiện các HĐTPV, trẻ không chỉ cốt làm cho nhanh mà còn làm sao cho đúng theo yêu cầu của cô, trẻ phải thực hiện đúng đủ, khéo léo, nhanh nhẹn các hành động vệ sinh. Nhờ đó mà trong suốt quá trình thực hiện việc vệ sinh cho bản thân, trẻ luôn tự giác, thích thú, tích cực, độc lập.

Những lời động viên, khen ngợi hoặc uốn nắn kịp thời của cô giáo đối với trẻ không chỉ là sự thể hiện thái độ của cô đối với việc làm của trẻ, mà đó còn là dấu hiệu cho trẻ biết đƣợc hành động, thao tác KNVĐT có trong các HĐTPVcủa mình đã chính xác hay chƣa, giúp trẻ nhận thức đƣợc khả năng của mình. Nhờ vậy mà trẻ có thể tự điều chỉnh các hành động, thao tác của mình cho hợp lý, chính xác để hoàn thành nhiệm vụ. Nhƣ vậy, những lời động viên, khích lệ và sự uốn nắn khéo léo của cô giáo đã góp phần gây hứng thú cho trẻ trong khi thực hiện HĐTPV, làm cho hiệu quả RLKNVĐT cho trẻ đƣợc nâng cao.

*Nội dung.

Biện pháp này giúp cho giáo viên có thể tổ chức cho tất cả trẻ trong lớp thực hiện các HĐTPV nhằm mục đích RLKNVĐT một cách hiệu quả mà không ảnh hƣởng tới thời gian của các hoạt động khác.

Giáo viên tổ chức cho trẻ thực hiện các HĐTPV dƣới dạng thi đua với những yêu cầu khác nhau:

- Về độ nhanh nhẹn, tinh khéo của các KNVĐT có trong từng hoạt động: Thi đua thực hiện mỗi HĐTPV trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.

- Yêu cầu về mức độ chính xác của mỗi hành động: Thi đua trẻ phải thực hiện đúng, đủ, chính xác và theo trình tự các thao tác.

- Yêu cầu về mức độ khéo léo trong mỗi hành động: Trẻ phải có sự phối hợp nhịp nhàng của cổ tay, bàn tay, ngón tay, đôi mắt trong các thao tác của mỗi hành động vệ sinh thân thể, sử dụng thành thạo và biết giữ gìn các đồ dùng vệ sinh.

- Cần khen ngợi trẻ kịp thời.

- Cần động viên và khuyến khích trẻ thực hiện hoạt động.

- Uốn nắn giúp trẻ điều chỉnh một cách khéo léo, hợp lý và kịp thời. Giáo viên tổ chức cho trẻ thi đua dƣới nhiều hình thức khác nhau: - Thi đua giữa các cá nhân

- Thi đua giữa các tổ, nhóm...

* Cách tiến hành.

Khi tổ chức RLKNVĐT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi giáo viên theo dõi, quan sát trẻ:

- Chia trẻ ra thành các nhóm tùy vào điều kiện không gian của khu vệ sinh rộng hay hẹp và các điều kiện về phƣơng tiện, đồ dùng vệ sinh nhiều hay ít. Có thể chia

theo tổ, theo nhóm nam - nữ… Nhƣ vậy, trong một thời điểm có nhiều trẻ cùng đƣợc thực hiện VSTT, do đó với thời gian rất ngắn mà trẻ nào cũng đƣợc rửa tay, lau mặt... để kịp tham gia vào các hoạt động tiếp theo đúng thời gian quy định.

- Giáo viên nêu ra các yêu cầu thực hiện từng HĐTPV, yêu cầu về KNVĐT có trong từng HĐTPV hoặc có thể hỏi để trẻ trả lời, đƣa ra hiểu biết của mình về các yêu cầu đối với từng HĐTPV.

- Đối với những trẻ có thái độ và kĩ năng thực hiện việc VSTT khá, tốt giáo viên cần khen ngợi trẻ và cho trẻ thấy đƣợc mức độ thực hiện của mình

- Trong trƣờng hợp, trẻ có thái độ hoặc thao tác, hành động, kĩ năng sai lệch, cô cần sửa sai, uốn nắn kịp thời cho trẻ. Việc uốn nắn, sửa sai có thể bằng lời nói trực tiếp hoặc hành động mẫu để trẻ hiểu ra vấn đề và tự điều chỉnh hành vi của mình.

*Điều kiện vận dụng

Biện pháp này đƣợc tiến hành một cách có hiệu quả khi:

- Giáo viên phải có năng lực tổ chức các hoạt động nói chung và những hoạt động mang tính chất thi đua, có kĩ năng bao quát trẻ. Giáo viên phải nắm bắt đƣợc đặc điểm tâm sinh lý và thể chất của từng cá nhân trẻ.

- Đáp ứng đủ về số lƣợng những đồ dùng, phƣơng tiện vệ sinh cần thiết cho các nhóm trẻ.

- Cần có không gian đủ rộng để khi thực hiện trẻ không va chạm nhau.

- Trẻ phải có những KNVĐT cơ bản, nắm đƣợc các bƣớc thực hiện từng TQVSTT.

- Khi sửa sai cho trẻ giáo viên nên nhẹ nhàng, giúp đỡ và hƣớng dẫn trẻ, không nóng vội, không đƣợc làm trẻ sợ hãi và mất tự tin.

- Đối với những trẻ thƣờng xuyên mắc lỗi, giáo viên phải đặc biệt chú ý, nếu trẻ khó điều chỉnh theo đúng cách vào thời điểm đó, giáo viên có thể tập cho trẻ các thao tác kĩ năng này vào một thời điểm khác.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tự phục vụ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)