Kết quả thực trạng việc tổ chức rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tự phục vụ (Trang 38 - 45)

7. Nội dung nghiên cứu và dự kiến cấu trúc của đề tài

2.6.1. Kết quả thực trạng việc tổ chức rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổ

thông qua hoạt động tự phục vụ ở các trường mầm non hiện nay

2.6.1.1. Nhận thức của giáo viên về KNVĐT và việc RLKNVĐT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua HĐTPV

- Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về KNVĐT:

Kết quả điều tra cho thấy 84% giáo viên đều cho rằng KNVĐT là khả năng điều khiển, phối hợp các cơ nhỏ của bàn tay, ngón tay cùng với sự vận động của thị giác để thực hiện các vận động một cách khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ và chính xác. Nhƣ vậy đa số giáo viên đã có những hiểu biết về KNVĐT. Bên cạnh đó vẫn còn 16% giáo viên còn nhầm lẫn về KNVĐT, 8% giáo viên cho rằng KNVĐT là sự phối hợp vận động giữa vận động nói chung và mắt, 8% giáo viên cho rằng KNVĐT là kĩ năng đòi hỏi sự khéo léo. Nhƣ vậy, một số ít giáo viên vẫn còn chƣa hiểu về KNVĐT một cách chính xác và đầy đủ.

- Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc RLKNVĐT cho trẻ 5 - 6 tuổi:

Khi đƣợc hỏi về tầm quan trọng của việc RLKNVĐT đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, có 80% giáo viên cho rằng việc RLKNVĐT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là rất quan trọng, 20% giáo viên cho là quan trọng. Nhƣ vậy, việc RLKNVĐT cho trẻ 5 - 6 tuổi đƣợc các giáo viên đánh giá rất cao.

- Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc RLKNVĐT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua HĐTPV:

Tổng hợp kết quả điều tra chúng tôi thấy, 90% giáo viên cho rằng việc RLKNVĐT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua HĐTPV là rất quan trọng, 6% cho rằng quan trọng và 4% cho là bình thƣờng. Nhƣ vậy, hầu hết giáo viên đều đã nhận thức đƣợc việc RLKNVĐT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua HĐTPV là rất quan trọng (90%). Điều đó cho thấy, giáo viên cũng đã ít nhiều có quan tâm đến việc RLKNVĐT cho trẻ thông qua HĐTPV, và HĐTPV thực sự là một phƣơng tiện hữu hiệu để rèn luyện KNVĐT cho trẻ.

2.6.1.2 Các nội dung tự phục vụ giáo viên thường lựa chọn để rèn luyện KNVĐT cho trẻ

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát các nội dung tự phục vụ mà giáo viên thường sử dụng để RLKNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

TT

Mức độ

Nội dung Thường xuyên

Thỉnh thoảng Không sử dụng SL % SL % SL % 1 Rửa tay 47 94 3 6 0 0 2 Rửa mặt 40 80 9 18 1 2 3 Cầm thìa xúc cơm 28 56 15 30 7 14 4 Đánh răng 33 66 12 24 5 10

5 Kéo khóa quần 22 44 13 26 15 30

6 Buộc dây giầy 20 40 5 10 25 50

7 Chải đầu 15 30 10 20 25 50

8 Cài cúc áo 25 50 15 30 10 20

Qua bảng 2.1 kết quả chúng tôi nhận thấy rửa tay là nội dung đƣợc giáo viên lựa chọn nhiều nhất để RLKNVĐT cho trẻ (94%) do rửa tay là một nội dung nằm trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Ở trƣờng mầm non, trẻ thƣờng rửa tay sau khi chơi ngoài trời, trƣớc khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hoạt động góc … Mặt khác, hầu hết các trƣờng mầm non hiện nay đều cung cấp đầy đủ trang thiết bị cơ sở vật chất nhƣ: nhà vệ sinh riêng trong lớp học cho từng lớp, bồn rửa, bình nóng lạnh…nhƣ vậy giáo viên có thể lựa chọn nội dung này để RLKNVĐT cho trẻ với rất nhiều điều kiện thuận lợi để tổ chức và thực hiện.

Nội dung rửa mặt (80%), đánh răng (66%) là hai nội dung đƣợc hầu hết giáo viên lựa chọn để RLKNVĐT cho trẻ, đây cũng là hai nội dung trẻ thƣờng sử dụng hàng ngày ở trƣờng mầm non vì vậy rất nhiều giáo viên đã lựa chọn.

Buộc dây giầy, kéo khóa quần, chải đầu là những nội dung đƣợc ít giáo viên lựa chọn, trao đổi với chúng tôi các giáo viên lý giải cho lựa chọn này nhƣ sau: buộc dây giầy, kéo khóa quần là một trong những nội dung nằm trong nhiệm vụ tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong chƣơng trình giáo dục mầm non hiện nay, tuy nhiên hầu hết trẻ đi học rất ít khi đi giày buộc dây, mặc quần có khóa vì thế nội dung tự phục vụ đƣợc ít giáo viên lựa chọn để RLKNVĐT cho trẻ ở trƣờng mầm non.

hầu hết các giáo viên đều tập trung lựa chọn và sử dụng các TQVSTT để RLKNVĐT cho trẻ. Nhƣ vậy, việc chúng tôi lựa chọn và sử dụng TQVSTT để RLKNVĐT cho trẻ là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.

2.6.1.3 Các hình thức tổ chức TQVSTT giáo viên thường sử dụng để RLKNVĐT cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát các hình thức giáo viên thường sử dụng để RLKNVĐT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TQVSTT

TT

Mức độ Hình thức

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

SL % SL % SL %

1 Nhóm 37 74 10 20 3 6

2 Cả lớp 23 46 15 30 12 24

3 Cá nhân 4 8 12 24 33 66

Kết quả khảo sát cho thấy hình thức nhóm (74%) và hình thức cả lớp (46%) là 2 hình thức đƣợc giáo viên sử dụng thƣờng xuyên để rèn luyện KNVĐT cho trẻ 5 - 6 tuổi. Hình thức rèn luyện cá nhân ít đƣợc chú ý sử dụng vì các lớp hầu nhƣ có số trẻ quá đông. Không có ai đƣa ra hình thức giáo dục khác.

Trao đổi với chúng tôi các giáo viên cho rằng, hình thức rèn luyện theo nhóm và cả lớp sẽ giúp trẻ học cách hợp tác nhóm, và học KNVĐT có trong mỗi TQVSTT từ các bạn khác hiệu quả nhất, trẻ có thể so sánh và đánh giá kết quả thực hiện vận động của bạn một cách hào hứng. Tuy nhiên, nếu hình thức cả lớp sử dụng quá thƣờng xuyên thì giáo viên sẽ khó có thể bao quát đƣợc tất cả các trẻ để đánh giá đƣợc các KNVĐT của từng cá nhân, giáo viên sẽ không theo dõi đƣợc mức độ, kết quả và thái độ thực hiện KNVĐT của trẻ khi tham gia các TQVSTT. Vì vậy, cũng sẽ không có những tác động kịp thời đối với những trẻ có KNVĐT còn ở mức yếu, kém.

2.6.1.4. Các biện pháp giáo viên thường sử dụng để RLKNVĐT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua HĐTPV ở trường mầm non

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các biện pháp RLKNVĐT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua HĐTPV ở trường MN

TT Mức độ Biện pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng SL % SL % SL %

1 Lựa chọn HĐTPV có nội dung phù hợp với

mục đích RLKNVĐT cho trẻ. 37 74 13 26 0 0

2

Làm mẫu, hƣớng dẫn trẻ thực hiện thao tác kĩ năng vận động tinh khi tham gia hoạt động tự phục vụ.

5 10 28 76 7 14

3

Thƣờng xuyên theo dõi, sửa sai và hỗ trợ trẻ vận dụng các kĩ năng vận động tinh trong hoạt động tự phục vụ.

9 18 38 56 13 26

4

Thi đua, động viên, khích lệ trẻ tích cực tham gia hoạt động tự phục vụ, tạo cơ hội cho trẻ rèn kĩ năng vận động tinh.

13 26 22 44 15 30

5

Tạo môi trƣờng thuận lợi, sử dụng yếu tố nghệ thuật hấp dẫn, an toàn cho trẻ thực hiện các hoạt động tự phục vụ.

14 28 21 42 15 30

6 Kết hợp với phụ huynh 16 32 32 64 2 4

Qua kết quả điều tra, ta thấy hầu hết giáo viên đã sử dụng đủ các biện pháp đƣa ra, trong đó, có một số biện pháp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên hơn, đƣợc nhiều giáo viên lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, có một số biện pháp ít đƣợc giáo viên quan tâm vì nhiều lý do khách quan và chủ quan.

Cụ thể nhƣ sau:

Biện pháp lựa chọn HĐTPV có nội dung phù hợp với mục đích RLKNVĐT cho

trẻ là biện pháp đƣợc giáo viên sử dụng nhiều nhất, (74%) giáo viên lựa chọn phƣơng

án thƣờng xuyên sử dụng biện pháp này. Điều này cho thấy khi giáo viên lựa chọn đƣợc các HĐTPV phù hợp với mục đích RLKNVĐT cho trẻ thì bƣớc đầu đã thực hiện đƣợc nhiệm vụ RLKNVĐT đã đặt ra. Trao đổi với chúng tôi 26% giáo viên lựa chọn phƣơng án thỉnh thoảng sử dụng biện pháp này cho rằng do tình hình lớp quá đông, mặt khác giáo viên thƣờng chỉ chú trọng đến việc thực hiện thói quen đó tốt hay không chứ không chú trọng đến việc RLKNVĐT có trong từng HĐTPV đó.

tham gia hoạt động tự phục vụ. Làm mẫu, hƣớng dẫn các thao tác trong HĐTPV một

cách cụ thể, rõ ràng, chính xác sẽ giúp trẻ có biểu tƣợng đúng về KNVĐT có trong từng HĐTPV từ đó thông qua việc thực hiện các thao tác của TQVSTT sẽ giúp trẻ có đƣợc những biểu tƣợng về KNVĐT, giúp trẻ có thể rèn luyện và củng cố các biểu tƣợng này. Tuy nhiên, chỉ có 10% giáo viên sử dụng thƣờng xuyên biện pháp này khi tổ chức các TQVSTT cho trẻ, 76% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng, 14% giáo viên không sử dụng. Các giáo viên đều cho rằng các KNVĐT trong TQVSTT đơn giản, dễ, hầu hết các kĩ năng này trẻ đã có từ lứa tuổi trƣớc không cần phải hƣớng dẫn các thao tác này một cách cụ thể, rõ ràng. Một số giáo viên khác lại chú trọng đến kết quả của HĐTPV nhƣ: rửa sạch tay, xúc cơm không vãi, lau mặt sạch… chứ không chú trọng đến KNVĐT có trong HĐTPV. Thực tế cho thấy những kĩ năng tƣởng chừng nhƣ đơn giản và diễn ra rất nhanh có trong các HĐTPV nếu giáo viên không chú trọng sẽ dẫn đến hiện tƣợng trẻ thực hiện thao tác nhanh nhƣng không chính xác, chƣa đạt yêu cầu, KNVĐT không đƣợc rèn luyện.

Biện pháp thường xuyên theo dõi, sửa sai và hỗ trợ trẻ vận dụng các kĩ năng

vận động tinh trong hoạt động tự phục vụ. Muốn rèn luyện các KNVĐT đạt hiệu quả

thì trƣớc hết phải giúp trẻ có những thao tác KNVĐT đúng. Biện pháp này có 18% giáo viên thƣờng xuyên sử dụng, 56% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng và có đến 26% giáo viên không sử dụng. Nguyên nhân của thực trạng trên qua trao đổi với giáo viên chúng tôi đƣợc biết, do lớp học số lƣợng trẻ quá đông nên khi tiến hành các HĐTPV giáo viên thƣờng áp dụng hình thức cả lớp, nhóm, hình thức cá nhân rất ít sử dụng vì vậy việc quan sát chú ý sửa sai cho trẻ là rất khó khăn. Mặt khác, một số giáo viên chỉ chú trọng đến kết quả của HĐTPV chứ không chú trọng đến KNVĐT có trong HĐTPV đó. Đây là một biện pháp quan trọng trong việc giúp trẻ RLKNVĐT, nếu trẻ không đƣợc sửa sai một cách hiệu quả thì trẻ sẽ không có biểu tƣợng chính xác về KNVĐT có trong HĐTPV, và có thể dẫn đến những biểu tƣợng đúng ban đầu giáo viên cung cấp sẽ dần mất đi.

Biện pháp thi đua, động viên, khích lệ trẻ tích cực tham gia hoạt động tự phục

vụ, tạo cơ hội cho trẻ rèn kĩ năng vận động tinh. Đây là biện pháp đƣợc hầu hết giáo

viên sử dụng trong các hoạt động của trẻ ở trƣờng mầm non nhằm làm tăng sự hứng thú cho trẻ. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng HĐPTPV nhằm RLKNVĐT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thì biện pháp này đƣợc ít giáo viên lựa chọn. Có 26% giáo viên thƣờng xuyên sử dụng, 44% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng và 30% giáo viên không sử dụng. Các giáo viên không sử dụng biện pháp này họ cho rằng việc sử dụng các yếu tố thi đua khi thực hiện các HĐTPV nhằm RLKNVĐT cho trẻ sẽ gây khó dễ cho giáo viên trong việc tổ chức, quan sát và kiểm tra và sửa sai cho trẻ. Bởi vì trẻ sẽ chú

trọng vào kết quả và tốc độ thực hiện HĐTPV chứ không chú trọng đến kĩ năng nên rất khó đánh giá.

Biện pháp Tạo môi trường thuận lợi, sử dụng yếu tố nghệ thuật hấp dẫn, an toàn cho trẻ thực hiện các hoạt động tự phục vụ có 28% giáo viên lựa chọn thƣờng

xuyên sử dụng biện pháp, 42% thỉnh thoảng sử dụng, 30% giáo viên không sử dụng biện pháp này. Môi trƣờng vật chất bao gồm đồ dùng đồ chơi, dụng cụ, Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện, an toàn. Sắp xếp và bố trí đồ dùng phù hợp, linh hoạt, mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ lựa chọn, hoạt động và sử dụng đồ dùng và điều quan trọng môi trƣờng vật chất phải thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên. Trao đổi với chúng tôi hầu hết các giáo viên chỉ sử dụng biện pháp này một cách thụ động bằng những trang thiết bị s n có trong lớp học mà không có sự đầu tƣ, chú trọng đến HĐTPV nhằm mục đích RLKNVĐT ví dụ: khu vệ sinh giáo viên có thể Trang trí nhƣng hình ảnh bé làm vệ sinh, trong góc phân vai trang trí hình ảnh tự phục vụ… những hình ảnh này sẽ có tác động đến tâm lý, hành vi của trẻ. Mặt khác thực tế cho thấy do môi trƣờng và không gian của lớp học không đủ để giáo viên bố trí các góc khác nhau nên cũng rất khó khăn cho giáo viên khi thực hiện.

Ngoài các biện pháp kể trên, một số giáo viên còn sử dụng thêm các biện pháp khác nhƣ: Trao đổi với phụ huynh để kết hợp RLKNVĐT cho trẻ ở gia đình, bên cạnh đó cần phải động viên, khuyến khích trẻ kịp thời. Qua điều tra chúng ta có thể thấy hầu hết giáo viên rất thụ động trong việc sử dụng các biện pháp RLKNVĐT cho trẻ. Các biện pháp đƣợc giáo viên lựa chọn và sử dụng chủ yếu là những biện pháp truyền thống, không có tính sáng tạo và linh hoạt.

2.6.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong việc RLKNVĐT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua HĐTPV.

* Thuận lợi

- Hầu hết các giáo viên có nhận thức đúng đắn về KNVĐT, vai trò của HĐTPV trong việc rèn luyện KNVĐT cho trẻ 5 - 6 tuổi.

- Bản thân giáo viên có ý thức học hỏi, thƣờng xuyên đƣợc học tập nâng cao trình độ. Các giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề.

- Quan điểm dạy học đổi mới theo hƣớng tích hợp cho phép giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt lựa chọn nội dung dạy học và kết hợp các nội dung giáo dục thuộc các lĩnh vực giáo dục khác nhau. Vì vậy, giáo viên có thể vận dụng các phƣơng pháp, biện pháp tổ chức, môi trƣờng đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động và trải nghiệm.

- Trẻ 5 - 6 tuổi đã có nền tảng về kiến thức và kĩ năng vận động đòi hỏi sự tinh khéo tƣơng đối vững, hệ thần kinh trƣởng thành hơn các độ tuổi trƣớc vì vậy trẻ dễ

dàng tiếp nhận các biện pháp tác động từ phía giáo viên.

- Trẻ rất hứng thú, tích cực khi tham gia vào các HĐTPV. Trẻ có ý thức lắng nghe lời chỉ dẫn của cô giáo.

- Ban lãnh đạo của nhà trƣờng rất quan tâm tạo điều kiện cho các giáo viên học tập để nâng cao trình độ, cung cấp tài liệu, sách báo, phƣơng tiện, điều kiện, đồ dùng cho các lớp.

- Phụ huynh rất quan tâm đến trẻ, luôn có sự trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huynh để kết hợp chăm sóc, giáo dục trẻ đạt kết quả tốt.

* Khó khăn:

- Theo điều tra các giáo viên trình độ đều đạt chuẩn nhƣng kĩ năng sƣ phạm, sự linh hoạt sáng tạo không đồng đều nên một số giáo viên khó khăn trong việc tổ chức RLKNVĐT cho trẻ thông qua TQVSTT.

- Trình độ hiểu biết của trẻ khác nhau nên giáo viên rất khó tổ chức các hoạt động nói chung cũng nhƣ tổ chức RLKNVĐT cho trẻ.

- Một số trẻ có tính ỷ lại ở ngƣời lớn. Nguyên nhân do mỗi gia đình chỉ có 1-2 con, trẻ trở thành trung tâm của mọi ngƣời xung quanh, trẻ đƣợc bao bọc một cách kỹ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tự phục vụ (Trang 38 - 45)