Lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 30 - 32)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1. Lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN

Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình quản lý NSNN nhằm mục đích phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của nhà nƣớc nhằm xác lập các chỉ tiêu thu chi ngân sách nhà nƣớc hằng năm một cách đúng đắn, phù hợp và có căn cứ khoa học, thực tiễn.

Căn cứ của việc lập dự toán: Dựa trên các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP và nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức... liên quan đến chi thƣờng xuyên; dựa vào Kế hoạch tài chính 03 năm, 05 năm và số kiểm tra dự toán ngân sách hàng năm; các văn bản qui phạm pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hƣớng dẫn xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nƣớc năm sau; tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách các năm trƣớc liền kề [9].

Yêu cầu của việc lập dự toán: Lập theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tỷ lệ, nội dung chi ngân sách quy định hiện hành; căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế và nguồn lực tài chính của địa phƣơng để lựa chọn các hoạt động cần ƣu tiên bố trí vốn; lồng ghép các chế độ, chính sách, nguồn chi chƣơng trình mục tiêu vào nhiệm vụ chi thƣờng xuyên; lập dự toán đảm bảo thời gian, biểu mẫu theo quy định của Luật NSNN; thuyết minh về cơ sở pháp lý, chi tiết tính toán và giải trình cụ thể nội dung.

Nội dung dự toán chi thƣờng xuyên NSNN: Phải đánh giá tình hình thực hiện chi thƣờng xusyên NSNN, việc điều chỉnh dự toán và xử lý biến động chi thƣờng xuyên NSNN trong quá trình điều hành; kế hoạch phân bổ chi tiết chi thƣờng xuyên NSNN theo lĩnh vực chi và nội dung kinh tế; giải pháp thực hiện dự toán chi thƣờng xuyên NSNN trong trƣờng hợp thiếu hụt

so với số kiểm tra đã thông báo, cần chỉ rõ giải pháp bù đắp thiếu hụt không nên chỉ đơn giản là đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp thêm ngân sách [9].

Quy trình lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN cấp thành phố bao gồm các bƣớc sau:

Bước 1: UBND cấp tỉnh hƣớng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho UBND thành phố. UBND cấp thành phố tổ chức triển khai xây dựng dự toán ngân sách và giao số kiểm tra cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN.

Bước 2: Các đơn vị lập dự toán chi thƣờng xuyên của đơn vị mình.

Bước 3: UBND cấp thành phố (giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch) làm việc với các đơn vị về dự toán chi thƣờng xuyên; kế toán tổng hợp, hoàn chỉnh dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách cấp thành phố và phƣơng án bổ chi thƣờng xuyên ngân sách thành phố.

Bước 4: UBND cấp thành phố trình Thƣờng trực HĐND cùng cấp xem xét, cho ý kiến về dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách. Trên cơ sở căn cứ vào ýkiến của thƣờng trực HĐND cấp thành phố, UBND cùng cấp hoàn chỉnh lại dự toán và gửi Sở Tài chính.

Bước 5: Sở Tài chính tổ chức thẩm tra, thảo luận về dự toán ngân sách với các huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán cấp tỉnh và báo cáo dự toán cho UBND cấp tỉnh.

Bước 6: Sở Tài chính giao dự toán ngân sách chính thức cho UBND cấp huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh. Theo đó, UBND cấp thành phố hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách gửi đại biểu HĐND cùng cấp trƣớc phiên họp của HĐND cấp thành phố về dự toán ngân sách nhà nƣớc; HĐND cấp thành phố thảo luận, ban hành Nghị quyết phê chuẩn về dự toán NSNN.

Bước 7: UBND cấp thành phố giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; thực hiện công khai dự toán ngân sách cấp thành phố.

Tiêu chí đánh giá lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN

- Lập dự toán chi có bám sát lĩnh vực, nhiệm vụ thực tế của từng cơ quan, đơn vị hay dàn trải, không đúng nhiệm vụ chi của từng đơn vị.

- Dự toán đƣợc lập theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách

hiện hành. Dự toán chi thƣờng xuyên NSNN có thuyết minh, giải trình về cơ sở pháp lý, chi tiết tính toán. Phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên có kịp thời.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w