Chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên NSNN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 35)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên NSNN

Chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp về kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu chi thƣờng xuyên đã đƣợc ghi trong kế hoạch (dự toán NSNN) trở thành hiện thực. Qua đó, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nhƣ vậy, có thể nói chấp hành NSNN là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến một chu trình quản lý NSNN.

Mục tiêu cơ bản của việc tổ chức chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên của NSNN là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng NSNN một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Để đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản đó, trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên của NSNN cần chú trọng đến các yêu cầu sau:

- Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung có trọng điểm trên cơ sở dự toán chi thƣờng xuyên đã xác định.

- Phải đảm bảo việc cấp phát vốn, kinh phí một cách kịp thời, chặt chẽ tránh mọi sơ hở gây lãng phí, tham ô làm thất nguồn vốn NSNN.

- Trong qua trình sử dụng kinh phí do NSNN cấp phát phải hết sức tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi khoản chi đó.

Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên NSNN: Chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên là một trong những nội dung quan trọng của chấp hành dự toán chi NSNN là khâu thứ hai của chu trình quản lý NSNN. Thời

gian tổ chức chấp hành NSNN ở nƣớc ta đƣợc tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm Dƣơng lịch. Trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên cần dựa trên những căn cứ sau:

Thứ nhất, dựa vào mức chi của từng chi tiêu (hoặc tổng mức chi nếu đó là kinh phí đã nhận khoán) đã đƣợc duyệt trong dự toán. Hầu hết nhu cầu chi thƣờng xuyên đã có định mức, tiêu chuẩn đã đƣợc cơ quan quyền lực Nhà nƣớc xét duyệt và thông qua.

Thứ hai, dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thƣờng xuyên cho mỗi kỳ báo cáo. Mặc dù các khoản chi thƣờng xuyên đã đƣợc ghi trong dự toán nhƣng một khi số thu thƣờng xuyên không đảm bảo thì nhu cầu chi vẫn phải cắt giảm một phần.

Thứ ba, dựa vào chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành. Đây là căn cứ mang tính pháp lý cho công tác chấp hành dự toán chi NSNN. Tính hợp lệ, hợp lý của các khoản chi của NSNN sẽ đƣợc đánh giá dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ chi của Nhà nƣớc hiện đang có hiệu lực thi hành.

Nội dung chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên NSNN: Chấp hành sự dự toán chi NS cấp thành phố có 03 nội dung cơ bản sau: phân bổ và giao dự toán chi thƣờng xuyên NSNN, kiểm soát tạm ứng và kiểm thanh toán chi thƣờng xuyên NSNN, bổ sung dự toán và điều chỉnh dự toán chi thƣờng xuyên NSNN. - Phân bổ và giao dự toán chi thƣờng xuyên NSNN: Sau khi UBND thành phố ra quyết định giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, phòng TC-KH căn cứ vào quyết định của UBND thành phố thông báo phân bổ dự toán ngân sách gửi cho các đơn vị trực thuộc; đồng thời gửi KBNN đồng cấp để phối hợp thực hiện.

- Kiểm soát tạm ứng và kiểm soát thanh toán chi thƣờng xuyên NSNN: Căn cứ điều kiện chi và tiến độ triển khai công việc, đơn vị sử dụng ngân sách gửi đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định tạm ứng hoặc thanh toán đối với

từng khoản chi đến Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch [9]. Sau khi tiếp nhận các hồ sơ, Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện kiểm soát các nội dung:

+ Đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách đƣợc cấp thẩm quyền giao, số dƣ tài khoản dự toán của đơn vị đủ để chi [9].

+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi, kiểm tra đối chiếu mẫu dấu, chữ ký của đơn vị sử dụng ngân sách với mẫu dấu và chữ ký đăng ký giao dịch tại Kho bạc Nhà nƣớc; kiểm tra các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định (đối với các khoản chi chƣa có chế độ,

định mức, tiêu chuẩn thì căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao để kiểm soát) [9].

Các hồ sơ, chứng từ đủ điều kiện tạm ứng hoặc thanh toán thì Kho bạc Nhà nƣớc chấp thuận tạm ứng và thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc cho đơn vị sử dụng ngân sách rút tiền mặt nhập quỹ của đơn vị để chi. Trƣờng hợp các khoản chi không đủ điều kiện tạm ứng, thanh toán theo quy định thì Kho bạc Nhà nƣớc có quyền từ chối thực hiện các giao dịch và thông báo cho đơn vị sử dụng NSNN [9].

- Bổ sung dự toán và điều chỉnh dự toán chi thƣờng xuyên NSNN: Trong quá trình chấp hành chi NSNN nói chung và chi thƣờng xuyên NSNN nói riêng, Luật NSNN cho phép điều chỉnh, bổ sung dự toán so với dự toán đầu năm trong một số trƣờng hợp cần thiết. Việc điều chỉnh dự toán phải đảm bảo các yêu cầu về phân bổ và giao dự toán quy đinh. Tuy nhiên, cần hạn chế việc điều chỉnh, bổ sung dự toán trong quá trình chấp hành NS nhằm thúc đẩy lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN có độ tin cậy cao, ràng buộc trách nhiệm giải trình của các cấp có thẩm quyền trong quyết định và tổ chức chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên NSNN đảm bảo kỷ cƣơng, kỷ luật tài khóa [9].

Tiêu chí đánh giá chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên NSNN

- Việc sử dụng kinh phí chi thƣờng NSNN có phù hợp, đúng với dự toán đã đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt; việc cấp phát nguồn kinh phí có kịp thời, chặt chẽ; sử dụng nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên có đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Nhà nƣớc.

- Các khoản bổ sung ngoài dự toán chi thƣờng xuyên NSNN so với dự toán chi thƣờng xuyên NSNN; Kiểm soát chi tạm ứng, thanh toán có đảm bảo chặt chẽ về hồ sơ, chứng từ theo quy định.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 35)