Nhân tố về tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 38 - 39)

6. Bố cục của luận văn

1.3.2.Nhân tố về tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý

Ở một cấp quản lý nhà nƣớc thì đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc đều có tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ để thực hiện các chức năng của đơn vị. Bộ

máy quản lý NSNN ở địa phƣơng đƣợc tổ chức khoa học, có sự phân công, phân cấp cụ thể sẽ làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả, chất lƣợng công việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy quản lý đƣợc phân định rõ ràng, cụ thể sẽ tránh đƣợc tình trạng chồng chéo, lạm quyền và trốn tránh trách nhiệm trong quản lý chi thƣờng xuyên NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và gắn trách nhiệm giải trình đối với từng cơ quan. Khi có sự chồng chéo trong phân cấp, phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, ngành gây khó khăn trong quản lý, rƣờm rà trong thủ tục, làm chậm tốc độ cải cách hành chính công, giảm sức thu hút đầu tƣ của địa phƣơng.

Tổ chức bộ máy tinh gọn, có chất lƣợng nguồn nhân lực cao gắn với từng vị trí việc làm cụ thể luôn là mục tiêu hƣớng tới của Chính phủ và các cấp chính quyền tại mỗi địa phƣơng. Bộ máy cồng kềnh với chất lƣợng nguồn nhân lực thấp sẽ kéo theo sự trì trệ trong hoạt động bộ máy nhà nƣớc, trong phát triển kinh tế - xã hội, gây lãng phí thời gian, tài sản, tiền của của nhà nƣớc.

Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý

Đây là nhân tố quan trọng, có tính quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả của công tác quản lý. Hiệu quả hoạt động và chất lƣợng cán bộ, công chức có tác động rất lớn tới công tác quản lý chi NSNN nói chung hay quản lý chi thƣờng xuyên NSNN nói riêng. Ở bất kỳ cấp nào, năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo cũng có tầm quan trọng đặc biệt, ngoài năng lực lãnh đạo, tầm nhìn chiến lƣợc về các vấn đề của địa phƣơng, nhà lãnh đạo còn phải nắm vững

quy trình quản lý và có sự hiểu biết rộng về chuyên môn, nghiệp vụ để có thể định hƣớng, kiểm tra việc thực hiện của cấp dƣới. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn về quản lý tài chính cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động quản lý thu, chi ngân sách nói chung và chi thƣờng xuyên nói riêng. Cán bộ làm công tác quản lý tài chính có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu sai lệch trong việc tổng hợp, cung cấp thông tin, kiểm soát đƣợc nội dung chi, áp dụng đúng các nguyên tắc và thủ tục quy định. Đồng thời, có năng lực để hƣớng dẫn các đơn vị khác thực hiện quản lý chi đúng quy định và đảm bảo đƣợc các yêu cầu, mục tiêu của lãnh đạo đề ra. Do vậy, công tác quản lý đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức không những có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 38 - 39)