6. Bố cục của luận văn
3.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên
thành phố
Cách thức quản lý tài chính dựa trên cơ sở nguồn lực đầu vào mang nặng tính chủ quan, duy ý chí, áp đặt từ phía các cấp đƣợc phân bổ nguồn lực. Điều đó thƣờng dẫn đến hiệu lực quản lý thấp, không gắn kết đƣợc kinh phí cấp ra với mục tiêu phải đạt đƣợc, việc phân bổ kinh phí mang tính cân bằng, trang trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp. Để khắc phục tình trạng này, cần nâng cao hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính theo hƣớng trao quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán, cần đổi mới phƣơng thức cấp phát ngân sách từ cấp phát và phân bổ kinh phí dựa theo nguồn lực có hạn ở đầu vào sang cấp phát và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn, gắn với kết quả đầu ra.
Đẩy mạnh triển khai việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị hành chính sự nghiệp cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính, cụ thể: tiến tới với việc giảm dần số lƣợng các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thƣờng xuyên, tăng số lƣợng các đơn vị tự chủ tự bảo đảm về tài chính. Tăng cƣờng phân cấp và tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong quản lý tài chính bằng cách đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý NSNN, ngân sách nhà nƣớc bảo đảm đầu tƣ cho các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu nhƣ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, y tế dự phòng, y tế cơ sở, khám, chữa bệnh… Đối với các đơn vị đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, cần đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi, tăng cƣờng công tác cải cách thủ tục hành chính, tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy để giảm gánh nặng chi ngân sách. Thực hiện
nghiêm túc chế độ công khai tài chính, mua sắm, sửa chữa tài sản theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nƣớc.
Tích cực giáo dục, tuyên truyền thực hiện nghiệm túc các quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tạo bƣớc chuyển biến rõ nét trong nhận thức của từng cán bộ, công chức. Nên gắn việc đánh giá thành tích của cá nhận, đơn vị với việc nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thƣờng xuyên của NSNN, sử dụng tiết kiệm tài sản công. Gắn trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị với hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí thƣờng xuyên NSNN.
Việc chấp hành NSNN phải thực hiện nguyên tắc cấp phát thanh toán trực tiếp qua hệ thống KBNN cho tất cả các đối tƣợng sử dụng ngân sách để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát ngân sách. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi NSNN sao cho vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN theo đúng quy định nhƣng không cứng nhắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong giao dịch với KBNN.
Chủ động sắp xếp chi thƣờng xuyên, ƣu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lƣơng, không để xảy ra tình trạng nợ lƣơng cán bộ, công chức, viên chức, các khoản chi cho con ngƣời và chính sách đảm bảo xã hội theo chế độ, cắt giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ hội, lễ kỷ niệm đi nghiên cứu, khảo sát ở nƣớc ngoài, bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định, đẩy mạnh việc thực hiện khoán sử dụng xe công, tập trung dành nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, phòng chống khắc phục thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội và các nhiệm vụ cấp bách, đột xuất, phát sinh.
Chỉ đạo, quán triệt nguyên tắc chi ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo. Thực hiện tiết kiệm các
khoản chi ngân sách, huy động, lồng ghép các nguồn vốn ngân sách khác để bổ sung nguồn lực đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi của thành phố đã đƣợc bố trí trong dự toán giao đầu năm nhằm hạn chế tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán, đồng thời thực hiện nguyên tắc giải ngân theo khối lƣợng thực hiện và tiến độ thu theo quy định thực tế.
Thực hiện cắt giảm những khoản chi thƣờng xuyên đã đƣợc giao trong dự toán đầu năm, nhƣng giữa năm chƣa phân bổ, trừ trƣờng hợp đặc biệt đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định.
Thực hiện rà soát, điều chỉnh quy trình công tác kiểm soát chi NSNN phù hợp với xu hƣớng cải cách hành chính của quản lý chi NSNN của KBNN huyện, quá trình nhập và kiểm soát chỉ cần nhanh gọn và linh hoạt. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tạm ứng NSNN đặc biệt các khoản chi rút bằng tiền mặt.
3.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN thành phố
Các đơn vị sử dụng ngân sách ngoài việc lập báo cáo số liệu quyết toán cần phải có báo cáo giải trình, thuyết mình các nội dung về sự tăng giảm của dự toán cuối cũng sau khi đã đƣợc điều chỉnh với dự toán đƣợc giao đầu năm, nguyên nhân tăng, giảm, giải trình nguyên nhân tăng giảm giữa số quyết toán chi với dự toán cuối cũng sau khi đã điều chỉnh, để thấy đƣợc kết quả của các nhiệm vụ chi.
Các đơn vị dự toán cấp trên tăng cƣờng trách nhiệm hƣớng dẫn, đôn đốc và xét duyệt quyết toán đối với đơn vị cấp dƣới trực thuộc cũng nhƣ trách nhiệm báo cáo giải trình với Thƣờng trực HĐND, HĐND cũng cấp về các nội dung liên quan đến lập, chấp hành, quyết toán ngân sách do đơn vị mình quản lý, giải trình về quản lý, sử dụng ngân sách đƣợc giao theo nhiệm vụ đƣợc giao quản lý, theo ngành, lĩnh vực phụ trách khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
KBNN tăng cƣờng công tác kiểm soát chi NSNN, tổ chức hạch toán kế toán thu, chi NSNN theo mục lục NSNN đảm bảo các khoản thu, chi NSNN
phát sinh đƣợc hạch toán chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ, thực hiện chuyển nguồn hoặc hủy bỏ số dƣ dự toán còn lại hoặc thu hồi tạm ứng từ dự toán năm sau của các đơn vị sử dụng ngân sách theo đúng quy định, kiểm tra, đối chiếu chi tiết số liệu về tình hình sử dụng dự toán ngân sách năm trƣớc đảm bảo khớp đúng với các đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thời cung cấp đầy đủ các biểu mẫu thu, chi, tình hình sử dụng dự toán NSNN theo quy định gửi cho cơ quan tài chính làm cơ sở xác nhận số liệu, thẩm định, xét duyệt quyết toán, tổng hợp quyết toán NSNN năm sau, bên cạnh đó bổ sung các báo cáo gửi kèm bao gồm: báo cáo giải trình tính hiệu lực và hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng NSNN, báo cáo về các khoản hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau.
Phòng Tài chính - kế hoạch phải thực hiện tốt chức năng thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán năm đối với các đơn vị dự toán, góp phần chấn chỉnh kỷ cƣơng, kỷ luật trong chấp hành Luật NSNN và chế độ tài chính nhà nƣớc, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán, phát hiện những sai sót, yếu kém của đơn vị để chấn chỉnh kịp thời, từ đó nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN. Đồng thời, cần tăng cƣờng kỷ luật tài chính trong công tác lập báo cáo định kỳ và quyết toán NSNN hàng năm của các đơn vị dự toán.
Cần rà soát quản lý chặt chẽ các khoản chi, chuyển nguồn, chi thực hiện chuyển nguồn đối với một số khoản chi thật sự cần thiết theo chế độ quy định. Kiên quyết từ chối chuyển nguồn đối với các nhiệm vụ do các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện chậm mang tính chủ quản.
Quyết toán NSNN phải thuyết mình chi tiết, phân tích nguyên nhận tăng giảm so với dự toán đã phân bổ làm cơ sở cho việc đánh giá, xây dựng dự toán năm sau, nhận xét đƣợc tính hiệu lực, hiệu quả của các lĩnh vực chi ngân sách nhằm đánh giá quá trình phân bổ ngân sách có hợp lý hay không, công tác quản lý điều hành ngân sách, tính hiệu quả của thực thi chính sách.
3.2.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chi thƣờng xuyên NSNN thành phố
Để nâng cao chất lƣợng hoạt động thanh tra thiết nghĩ cần tập trung một số giải pháp sau:
Tăng cƣờng nhận thức về vị trí, vai trò của công tác thanh tra. Trong đó cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về hoạt động thanh tra trong công tác quản lý nhà nƣớc. Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nƣớc và là công cụ của ngƣời lãnh đạo, ngƣời quản lý, thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nƣớc, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh mục đích của hoạt động thanh tra hiện nay. Thanh trra không chỉ nhằm phát hiện, xử lý khuyết điểm, vi phạm mà còn phát huy các nhân tố tích cực, giúp các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhận là đối tƣợng thanh tra thực hiện đúng các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc. Đồng thời góp phần tích cực vào việc hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật.
Nâng cao chất lƣợng các cuộc thanh tra với những biện pháp cụ thể nhƣ: Việc lập biên bản trong quá trình thanh tra phải chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ căn cứ pháp lý để phục vụ cho quá trình đƣa ra kết luận, việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra phải đảm bảo chất lƣợng, phải nhận xét đúng, sai so với quy định của pháp luật nào, đồng thời phải đề xuất, kiến nghị đúng quy định của pháp luật, có tình, có lý phù hợp với thực tiễn có tính khả thi, mặt khác đoàn thanh tra cũng phải chú ý, xem xét, lắng nghe ý kiến giải trình của đối tƣợng thanh tra và của các cơ quan, tổ chức có liên quan, kết luận thanh tra phải đảm bảo sự chính xác, khách quan, tránh sự áp đặt, miễn cƣỡng, nội dung kiến nghị phải nêu rõ: cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm thực hiện và thời hạn thực hiện… Bên cạnh đó, nội dung kết luận thanh tra cần có sự đánh giá thực tế về hiệu lực quản lý, điều hành của cấp chính quyền, về
hiệu quả thực hiện các chính sách, thực hiện công khai kết luận thanh tra, kiểm tra, theo quy định.
Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra. Nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả của hoạt động thanh tra chính là nhận tố con ngƣời làm công tác thanh tra, bao gồm phẩm chất đạo đức, năng lực chuyện môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ thanh tra. Việc tăng cƣờng công tác đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra có ý nghĩa lâu dài đối với việc củng cố, phát triển nguồn lực con ngƣời, đặc biệt yếu tố này có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả các kết luận, kiến nghị thanh tra.
Việc thực hiện các kết luận thanh tra cần đƣa ra các biện pháp chế tài xử lý nghiêm minh, dứt điểm các sai phạm về hành chính, kinh kế nhằm củng cố kỷ luật tài chính, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về NSNN, nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra.