Đường truyền lây

Một phần của tài liệu ATSH trong Chăn nuôi heo (Trang 25 - 29)

Trong ATSH, điều quan trọng là phải đánh giá được mức độ tồn tại của các yếu tố nguy cơ trong từng giai đoạn để xác định và thực hiện các biện pháp kiểm soát thích hợp.

“Đường truyền lây sẽ quyết định biện pháp phòng ngừa lây nhiễm” (WHO, 2020).17

Vì vậy, để xây dựng được chương trình quản lý ATSH phù hợp và hiệu quả, ngoài đặc điểm, dịch tễ, sự lưu hành, con đường bài thải, thời gian tồn lưu ngoài môi trường,… thì con đường mà mầm bệnh xâm nhiễm vào trang trại cần được hiểu biết tốt. Các con đường truyền lây chính có thể qua:

Tiếp xúc trực tiếp

Hầu hết tác nhân gây bệnh, đặc biệt là hô hấp, đều lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp giữa heo với heo. Các mầm bệnh cần chú ý qua con đường này gồm PRRSv, PCV2, SIv, ASFv, APP, Mycoplasma sp, Pasteurella, Hemophilus parasuis, Streptococcus

sp… Cách hạn chế lây truyền đơn giản và hiệu quả nhất là làm vách ngăn cứng và kín18, cách ly heo bệnh càng sớm càng tốt...

Tinh dịch

Thực tế sản xuất cho thấy có khá nhiều mầm bệnh (i) được bài thải và lây nhiễm trực tiếp qua tinh dịch như Pseudorabies virus, PRRSv, Parvovirus, CSFv, ASFv, Brucella, Leptospira… và/hoặc (ii) tinh dịch bị nhiễm trong quá trình khai thác, pha chế, bảo quản tinh và quá trình thụ tinh. Việc kiểm tra tất cả các mầm bệnh trước và sau khi khai thác tinh là khó thực thi. Có chăng chỉ kiểm tra được một số mầm bệnh quan trọng hoặc trong lúc có xảy ra dịch bệnh. Vì vậy ATSH được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để sản xuất tinh sạch.

Không khí

Nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh qua không khí mặc dù không cao hơn các con đường khác nhưng cũng được ghi nhận. VD: FMDv có thể lan truyền trong không khí đến 300 km từ một trang trại heo ở Brittany (miền bắc Pháp) đến đàn gia súc trên Đảo Wigh (qua đường biển) hoặc 60km trên đất liền, Mycoplasma hyopneu- moniae ~4,5km, Pseudorabies virus ~ 9km. Phần lớn các mầm bệnh tồn tại trong các hạt khí dung (bụi, hơi nước) và sự tồn tại của các hạt khí dung này phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Ở điều kiện nhiệt độ 24-30oC và

độ ẩm tương đối 60-70%, số lượng các hạt khí dung suy giảm và mầm bệnh trong không khí cũng giảm theo. Vì vậy việc bố trí hệ thống lọc và xử lý ẩm độ trước khi đưa không khí vào trại cần được xem xét ở những nơi có mật độ chăn nuôi cao và tình hình dịch tễ phức tạp. Ngoài ra, có thể trồng cây ngoài trại để chắn gió độc.

Phương tiện và hàng hóa19

Đây là tác nhân thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Hầu hết các mầm bệnh dễ theo con đường này để xâm nhập vào trại. Biện pháp tốt nhất là VSST nhiều công đoạn và nhiều bước, đồng thời thiết kế lối đi/bãi đỗ riêng cho phương tiện xa Khu chuồng nuôi ≥200m.

Con người

Thuộc nhóm đa dạng về thành phần20, có nguy cơ mang mầm bệnh cao21 , phức tạp và khó kiểm soát nhất22. Con đường truyền lây thường do mầm bệnh vấy nhiễm trên cơ thể, quần áo, giày dép và các vật dụng cá nhân23… của người và được mang từ ngoài24 vào trại hoặc từ chuồng này sang chuồng khác25. Điều này có thể là do tính chủ quan, bất cẩn, thiếu hiểu biết hay vô tình của con người gây nên.

Thức ăn, nước uống

Nguồn thức ăn26 và nước uống cho heo hoặc nguồn thực phẩm cho người27 có thể bị vấy nhiễm mầm bệnh. Vì vậy nguồn thức ăn, nước uống, thực phẩm phải được kiểm soát nguồn gốc và xử lý chặt chẽ từ đầu nguồn trước khi đưa vào trại. Thức ăn có thể bị nhiễm mầm bệnh từ:

• Phân/nước tiểu do tiếp xúc với gia cầm hoặc các loài động vật khác.

• Nguyên liệu thô đầu vào.

• Ô nhiễm hoặc hư hỏng sau sản xuất, trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

• Thức ăn thừa nhà bếp hoặc thức ăn thừa khác. Đây là “nguồn thức ăn cấm” và còn được gọi là chất bẩn (swill).

19 Cám, thuốc, vật tư, phân, chất thải, heo chết

20 Bao gồm tất cả người trong và ngoài trại (CBCNV, khách, người lạ tự ý vào trại,…)

21 Tiếp xúc/sống gần với trang trại khác, lò mổ, chợ, khu công cộng, nguồn nước và chất thải ô nhiễm, phương tiện,…

22 Di chuyển nhiều nơi; Phạm vi hoạt động rộng; Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh; Phát tán nhanh mầm bệnh; Khó đọc được suy nghĩ, ý thức; Khó kiểm soát được hành vi; Khó đánh giá mức độ hợp tác. 23 Kể cả ví, tiền,…

24 Khách thăm quan, quản lý, kỹ thuật, bác sỹ thú y nhân viên bảo trì, người về nghỉ phép quay lại, người mới vào làm, người của nhà cung ứng thức ăn- thuốc thú y-vật tư-nguyên vật liệu…cho trại

25 Bao gồm con người và dụng cụ, thiết bị,…chăn nuôi và thú y đi kèm 26 Chú ý vi sinh vật, nấm

Chất thải

Chất thải trong sản xuất chăn nuôi gồm chất thải rắn (nguồn hữu cơ: phân, nhau thai, xác vật nuôi chết,… và nguồn vô cơ: kim tiêm, xy lanh, bao thức ăn, vỏ thuốc, đèn úm, máng ăn-máng uống hỏng,…), chất thải lỏng (nước tiểu, nước VSST chuồng trại,…) và khí thải (sinh ra từ nguồn chất thải rắn và lỏng hữu cơ, trong quá trình trao đổi hô hấp của vật nuôi,…bên trong chuồng nuôi hoặc ở các khu xử lý chất thải rắn và lỏng bên ngoài chuồng nuôi không được thiết kế và xử lý tốt, kể cả mầm bệnh cục bộ lơ lửng trong không khí). Đây là nguồn chứa/mang mầm bệnh trực tiếp và có nguy cơ vấy nhiễm rất lớn giữa các chuồng nuôi nếu không được quản lý tốt. Công nghệ thiết kế chuồng trại28, việc bố trí các khu xử lý chất thải thích hợp và quy trình thu gom xử lý chất thải khoa học cũng giúp hạn chế rất nhiều sự vấy nhiễm mầm bệnh qua các nguồn chất thải.

Động vật trung gian

Các véc-tơ truyền lây (động vật trung gian) như ruồi, muỗi, ve, mồng, bọ chét, chuột, mèo, gián, chim, rắn, heo rừng,… có khả năng mang mầm bệnh từ ngoài vào trại hoặc mang mầm bệnh từ chuồng này sang chuồng khác. Việc lan truyền mầm bệnh có thể trực tiếp (cắn, chích,… trực tiếp heo) hoặc gián tiếp (mang trùng trên cơ thể và gieo rắc khắp nơi). VD: chim hoang, dơi là tác nhân lây truyền virus PRRSv, CSFv, ASFv, SIv...; muỗi là yếu tố truyền lây virus Viêm não Nhật bản… hay gián, kiến, dế…cũng là các yếu tố phát tán mầm bệnh trong trang trại. Vấn đề là chúng ta khó biết chúng từ đâu đến? số lượng bao nhiêu? di chuyển thế nào? Vì vậy việc kiểm soát chúng cần thực hiện thường xuyên, đồng loạt, trên diện rộng trong và ngoài trại.

Thực hành An toàn

Sinh học

29 Xem 2.9 30 Xem 2.8 31 Xem 3.6 32 Xem Phần 4 33 Xem Phần 2

Trong phần này, Qui trình ATSH thường quy (cấp độ 1) đã được nâng cao nhằm ứng phó với tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và trên diện rộng, trong đó Qui trình ATSH trong trường hợp có dịch (cấp độ 2) được hiểu là thực thi nghiêm ngặt Qui trình ATSH thường quy kết hợp với việc tăng cường VSST, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe29, chống bội nhiễm30 và một số giải pháp khác31, 32.

Một phần của tài liệu ATSH trong Chăn nuôi heo (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)