Vệ sinh dụng cụ, thiết bị chăn nuôi và thú y

Một phần của tài liệu ATSH trong Chăn nuôi heo (Trang 59 - 60)

Phạm vi giới hạn: dụng cụ, thiết bị trong khu chuồng nuôi

Dụng cụ, thiết bị chăn nuôi

• Mỗi chuồng nuôi nên có bộ dụng cụ, thiết bị145 riêng. Định kỳ sát trùng tại chuồng nuôi ≥2 lần/tuần (không dịch) hoặc ≥1 lần/ngày (có dịch).

• VSST dụng cụ, thiết bị thực hiện theo các bước cơ bản như làm sạch bề mặt các chất bám dính, rửa sạch, ngâm hoặc phun chất tẩy rửa/cồn hoặc vệ sinh bằng nước sạch và khử trùng 146, để khô và đủ thời gian sau khử trùng (≥48 tiếng) mới được sử dụng.

• Không được di chuyển các dụng cụ, thiết bị ra khỏi chuồng nuôi và sử dụng chung giữa các chuồng nuôi, đặc biệt trong lúc có dịch. Trong trường hợp phải di chuyển147, thì tiến hành VSST thật kỹ (như bước 1) trước khi mang đi và trước khi trả về. Trước khi mang vào chuồng mới phải sát trùng lần cuối ngoài cửa ra vào.

• Các dụng cụ, thiết bị đặc biệt (máy đo độ dày mỡ lưng, máy siêu âm, thiết bị đo tốc độ gió,…) cần phải khử trùng thật kỹ khi di chuyển giữa các chuồng/ trại. Xông sát trùng là giải pháp tốt nhưng cần đánh giá mức độ nguy hại của thuốc trên dụng cụ, thiết bị trước khi tiến hành.

Dụng cụ, thiết bị thú y

• Không dùng chung giữa các chuồng nuôi, đặc biệt trong lúc có dịch.

• Trước và sau khi sử dụng phải được lau sạch, khử trùng148,

• Trong trường hợp đặc biệt (VD: ASF) phải dùng kim riêng cho mỗi lần tiêm.

Siêu âm cho heo nái

145 Bộ vệ sinh chất thải, xe đẩy, máy phun áp lực, máy xông thuốc, cân… 146 Xem 2.3, 2.13, 2.15

147 Có sự đồng ý của quản lý

149 Xem 2.2-4 150 Xem 1.4 (Khu xuất heo) 151 Xem 2.11 152 Xem 2.2-4 153 Xem 2.13 154 Xem 2.2-4 155 Xem 2.13

156 Xem 1.4 (Khu cách ly heo mới mua về) 157 Xem 1.4 (Khu cách ly)

Một phần của tài liệu ATSH trong Chăn nuôi heo (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)