Nhà máy sản xuất thức ăn

Một phần của tài liệu ATSH trong Chăn nuôi heo (Trang 29 - 32)

Trong hệ thống chăn nuôi khép kín 2F hoặc 3F (Feed, Farm và/hoặc Food), nhà máy cám (Feed Mill) phải là nơi đầu tiên thực hiện ATSH.

ATSH trong nhà máy sản xuất thức ăn là bước khởi đầu quan trọng trong toàn bộ chuỗi ATSH “từ Nông trại đến Bàn ăn”.

góp phần quan trọng trong chăn nuôi an toàn giai đoạn sau, nhà máy cũng là điểm trung chuyển mầm bệnh đến các trại chăn nuôi nếu không có các biện pháp an toàn phù hợp. Ngày nay sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường tiêu diệt các mầm bệnh trong thức ăn, sử dụng chất kháng khuẩn…cách ly khu vực sản xuất, tránh lây nhiễm chéo và tăng cường kiểm tra giám sát nguyên liệu và sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên thực hiện ATSH trong nhà máy cần tập trung vào ba khu vực sau:

Nguyên liệu và các đầu vào của nhà máy

Các mầm bệnh có thể tồn tại rất dài trong mội trường tự nhiên, trong các thành phần hữu cơ, vô cơ mà có thể là nguồn nguyên liệu đầu vào (không được sát trùng, khử trùng, hun trùng một cách phù hợp trước khi đưa đến các nhà nhà máy sẽ tiếp tục tồn tại trong thức ăn chăn nuôi, để rồi sau đó được đưa đến các trang trại). Vì vậy, để kiểm soát tốt các đầu vào của nhà máy, cần thực hiện nghiêm nghặt các bước sau:

• Tuân thủ quy trình 5S trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

• Kiểm tra, đánh giá các nhà cung cấp nhằm đảm bảo rằng các quy trình ATSH trong sản xuất đã được áp dụng tốt; loại bỏ những nhà cung cấp không đạt tiêu chuẩn.

• Xây dựng quy trình nhập hàng như là quy trình áp dụng trong trang trại 33. Thực hiện AIAO.

• Các phương tiện phải được sát trùng và cách ly ≥30 phút trước khi nhập hàng; người giao hàng và nhận hàng không tiếp xúc trực tiếp với nhau.

• Các lô hàng được cách ly theo si lô, hầm chứa riêng, hoặc trong kho với khoảng cách giữa các lô tối thiểu 1m nếu không có vách ngăn.

• Thực hiện hun trùng, khử trùng nguyên liệu, bao bì… theo quy trình của nhà máy.

• CBCNV làm việc trong nhà máy phải mặc đồ bảo hộ có sát trùng, không di chuyển ra khỏi khu vực làm việc, tuân thủ qui trình vận hành và tiếp xúc.

Quá trình sản xuất

Mặc dù trong nhà máy đã sử dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa cao nhưng khi vận hành CBCNV cần nghiêm túc tuân thủ các quy trình ATSH trong khu vực sản xuất gồm:

• Tuân thủ quy trình 5S trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

• Phân loại khu vực ATSH theo cấp độ, không lây nhiễm chéo giữa các khu vực.

• Duy trì dây truyền sản xuất đảm bảo an toàn, không rò rỉ nguyên liệu, bụi, chất lỏng, tránh tồn dư nguyên liệu trong quá trình sản xuất.

• Thực hiện sản xuất đúng theo lô không để lẫn với nhau.

• CBCNV không được di chuyển giữa các khu làm việc; người không có trách nhiệm tuyệt đối không được vào khu sản xuất.

Quá trình xuất kho

• Tuân thủ quy trình 5S trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

• Các phương tiện nhập hàng phải thực hiện quy trình sát trùng cách ly theo qui định của nhà máy.

• Khu vực si lô thành phẩm, hoặc bao thành phẩm phải tách biệt với khu sản xuất, khoảng cách ≥1m giữa các lô thành phẩm nếu không có vách ngăn.

Nhà máy Thức ăn chăn nuôi Mavin Austfeed

• CBCNV làm việc trong khu vực xuất kho không tiếp xúc trực tiếp với người từ khu vực khác trong nhà máy và đặc biệt với người nhập hàng.

• Thực hiện AIAO.

Nghiên cứu mới nhất của Đại học Kansas (Mỹ) cho thấy vai trò quan trọng của việc thực hiện ATSH trong nhà máy bởi thức ăn, phương tiện và con người từ nhà máy có thể mang mầm bệnh và lây truyền đến trang trại. Một phần là do các nhà máy chưa đánh giá đúng về mức độ an toàn từ các nhà cung cấp nguyên liệu (bột thịt xương, khô đậu tương, ngô, sắn, , bao bì…). Một phần là do phương tiện bị vấy nhiễm từ nhà máy nhưng chưa được sát trùng kỹ, sau đó di chuyển và lây lan sang các nhà máy khác. Cabin xe là điểm ít được chú ý trong quá trình kiểm soát ATSH. (i) bề mặt cabin, những vật dụng/rác trong cabin, (ii) khu vực nghỉ của lái xe, quần áo công nhân, các bề mặt khác có tiếp xúc/không tiếp xúc với cám ở nhà máy là những nơi/vị trí có nguy cơ nhiễm ASFv cao hơn nhiều so với cám thành phẩm34. Trong nhà máy, việc ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa các khu vực thông qua cách ly là biện pháp cần thiết. Nguyên nhân lây nhiễm chính là quần áo, công cụ dụng cụ và ủng của người lao động đi lại giữa các khu vực. Giữ khoảng cách giữa các lô hàng ≥1m sẽ làm giảm đáng kể sự lây nhiễm trong nhà máy. Nghiên cứu tại Mỹ cũng chỉ ra rằng chỉ cần 1gram nguyên liệu nhiễm PEDv là có thể gây lây nhiễm cho ~500 tấn thức ăn trong quá trình sản xuất. Vì vậy, các quy trình cách ly và phòng lây nhiễm trong nhà máy cần hoàn thiện và tuân thủ tốt hơn.

34 Các tác giả tổng kết rằng trong tổng số 2.151 mẫu thu thập từ nhà máy cám và phương tiện chở cám có 17 mẫu bị nhiễm ASFv (0,8%), trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở phương tiện chở cám (41%), kế đến là các bề mặt không tiếp xúc với cám (23%), bề mặt tiếp xúc với cám (18%), con người (12%) và cuối cùng là cám thành phẩm không có xử lý formaldehyde (8%).

Một phần của tài liệu ATSH trong Chăn nuôi heo (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)