Đây là yếu tố bổ sung trong quản lý sự xâm nhiễm của mầm bệnh và sự lây lan của dịch bệnh, nhưng không có nghĩa là quản lý được mầm bệnh. Tuy nhiên,
chiến lược tiêm phòng thích hợp được ghi nhận như là một biện pháp kiểm soát tốt một số mầm bệnh và được xem như là một phần của kế hoạch bảo vệ sức khỏe vật nuôi. Điều này có tác động đến chiến lược và đánh giá nguy cơ ATSH tổng thể của trại.
Vaccine91: là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên dùng để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu nhằm chống lại một bệnh cụ thể.Tiêm phòng vaccine được xem là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng chống một số bệnh quan trọng. Vì vậy trại cần chú ý các điểm sau:
• Lên kế hoạch tiêm phòng tuần, tháng, quý, năm.
• Tiêm đúng và đủ vaccine theo chương trình.
• Đảm bảo 100% tổng đàn được tiêm.
• Chỉ tiêm cho heo khỏe mạnh.
• Việc tiêm phòng đồng loạt phải được thực hiện ≤1 tuần.
• Quy trình vaccine được xây dựng có tham khảo chương trình vaccine của Chi cục thú y vùng và Chi cục thú y địa phương (có điều chỉnh tùy theo tình hình dịch tễ, dịch bệnh tại từng thời điểm cụ thể cho hệ thống/từng trại. VD: FMD, PRRS, MMA, APP,...) và được Hội đồng thú y thông qua.
• Quy trình vaccine được xây dựng dựa trên tiêu chí an toàn, hiệu quả, giảm stress,… cho heo.
• Trực tiếp khảo nghiệm vaccine mới và bổ sung danh mục. Tránh bị động nguồn cung cấp khi thiếu hụt.
• Bảo đảm chất lượng vaccine trước khi tiêm.
• Kiểm tra hiệu lực một số vaccine sau tiêm phòng ở các trại (VD: FMD, PRRS, PCV2...) 1 lần/năm (không dịch) hoặc 2 lần/năm (có dịch).
• Lưu ý: Việc sử dụng vaccine sống, chủng mới có thể gây bất ổn và khó kiểm soát về dịch bệnh trong tương lai. Vì vậy trước khi quyết định đưa một vaccine mới vào quy trình tiêm phòng cần phải thận trọng (phân tích kỹ dịch tễ của vùng và trại trước đó, cũng như phương án xử lý virus/độclực, virus bài thải ra môi trường sau tiêm phòng)
Kháng sinh: được sử dụng trong phòng và trị bệnh... Sử dụng kháng sinh là một trong những giải pháp tốt để kiểm soát (điều trị, ngăn ngừa bội nhiễm,…) và thanh toán một số bệnh.Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý một số điểm sau:
91 Có thể được phân loại (i) theo cách chế tạo (vaccine sống, chết, giải độc tố, tinh chế, liên kết, tái tổ hợp, DNA trần, lai ghép, hóa tổng hợp, thực vật chuyển gen,…), (ii) theo cách phối hợp các vaccine (vaccine đơn giá, đa giá), và (iii) theo cách gây miễn dịch (chủng trên da, tiêm, uống, nhỏ mũi, khí dung).
• Kháng sinh hiện rất đa dạng về thành phần, chủng loại, hàm lượng, chất lượng,… Nhiều sản phẩm thương mại chứa ≥2-3 loại kháng sinh. Tình trạng bệnh dịch trong tương lai sẽ khó xử lý và kiểm soát. Quản lý sử dụng kháng sinh chặt chẽ là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn trong hệ thống sản xuất khép kín.
• Nếu chẩn đoán đúng và sử dụng đúng kháng sinh thì hiệu quả điều trị rất cao. Trong mỗi loại kháng sinh tổng hợp, nhà sản xuất thường chỉ định phòng trị được nhiều bệnh, nhưng trên thực tế chỉ đạt hiệu quả đối với 1-2 bệnh (thường được ghi đầu tiên trên nhãn mác).
• Nên sử dụng kháng sinh sớm ngay khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh, dùng liều cao trong 1-2 ngày đầu (gấp 1,5-2 lần), những ngày tiếp đó dùng đúng liều chỉ định92 .
• Dùng đủ liệu trình, không tùy tiện đổi hoặc dừng thuốc nếu chưa hết liệu trình. Nếu bệnh chưa khỏi thì kéo dài thêm liệu trình nhưng không quá 10 ngày hoặc xong một liệu trình thì ngừng một thời gian từ 5-7 ngày, sau đó thì dùng thêm liệu trình thứ 2.
• Khi thấy không còn dấu hiệu của bệnh thì vẫn dùng kháng sinh thêm ≥1 ngày để đảm bảo vật nuôi khỏi hoàn toàn, không tái phát bệnh cũng như tránh vi khuẩn nhờn thuốc. Các kháng sinh thường dùng Tylosin, Tiamulin, Linco- mycin, Florfenicol, Doxycycline, Chlortetracycline … (hô hấp), Enrofloxacin, Norfloxacin, Ampicillin, Colistin,…(tiêu hóa)
• Kháng sinh pha nước uống phải dùng hết trong 2 giờ sau khi pha.
• Kháng sinh phòng bệnh được sử dụng trước khi tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra, hạn chế tần suất nhiễm khuẩn ở các thời điểm giao mùa, stress, dịch bệnh, sau phẫu thuật,... Liều phòng thấp hơn liệu trị..
• Sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh cần phải có kế hoạch, quy trình, chiến lược,... Phải được quản lý tốt và đánh giá hiệu quả. Định kỳ làm kháng sinh đồ cho từng trại.
Sát trùng93: thuộc nhóm chủ lực và thường trực trong hệ thống ATSH. Việc VSST thường dùng vôi tôi, NaOH, các chất tẩy rửa và khử trùng, đèn UV… Trong quá trình sử dụng cần lưu ý các điểm sau:
• Phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.
• Không để hóa chất sát trùng bắn vào mặt, mắt,…
• Không để tia UV chiếu trực tiếp lên người.
• Thay94 vôi bột/ thuốc sát trùng ở các hố/chậu khi đã đổi màu, nhưng phải ≤3 ngày (không dịch) hoặc ≤1 ngày (có dịch95, 96) hoặc khi có nước mưa tạt vào hố thì phải thay lại ngay. Riêng nước khử trùng tại hố lăn bánh ở cổng chính
92 Tính theo ppm hoặc UI 93 Xem 2.15
94 Vệ sinh hố/chậu trước khi cho thuốc sát trùng mới vào.
95 Rắc vôi hoặc dội nước vôi phủ kín bề mặt (i) lối đi, hành lang và xung quanh chuồng 2 ngày/lần, (ii) trước các cổng ra vào trại ≥100m tính từ cổng trại 2 ngày/lần. Phun sát trùng tổng thể 1 lần/ngày. Phun sát trùng bề mặt phải đạt ≥3 lít/10 m2. 96 Thay thuốc sát trùng vào cuối mỗi buổi
phải thay ngay sau khi có ≤2 xe đi ra vào trong ngày.
• Đối với việc xông khử trùng bằng khí formaldehyde97, 98, 99 cần lưu ý các vấn đề sau:
- Chuẩn bị bảo hộ lao động:quần áo, găng tay cao su (không thấm, dài đến khuỷu tay), kính, mặt nạ phòng chống khí độc, tạp dề (cao su hoặc nhựa PVC).
- Chuẩn bị thuốc xông100: KMnO4 20g và formaldehyde (thương phẩm) 40ml/m3 (formol 40%) cho 1m3 không khí. VD: thể tích cần xông là 1.000m3 thì cần 20kg KMnO4 và 40 lít formaldehyde.
- Cách xông:đặt các chậu sành dọc chuồng nuôi101, đổ formol vào các chậu, bật quạt, thả thuốc tím vào chậu formol 102, tắt quạt, đóng kín và khóa cửa, dán cảnh báo nguy hiểm.
- Thời gian xông:≥24 tiếng.
- Sử dụng chuồng: trước khi thả heo phải bật quạt ≥2 tiếng để hút hết khí độc, tiến hành phun sát trùng lần cuối.
Hướng dẫn sử dụng thuốc sát trùng
Hạng mục sát trùng Loại thuốc Liều lượng Đối tượng áp dụng
Sát trùng xe tại cổng Formavet, Formacin 1:150 Tất cả phương tiện Tắm sát trùng tại TST, Vinadin, B.K.Vet 1:400 Cán bộ CNV
cổng và nhà sát trùng Khách thăm trại
Hố lăn bánh tại cổng; TST, Vinadin, B.K.Vet 1:150 Chậu nhúng ủng
Tắm heo Formavet, Formacin 1:1000 Tất cả đối tượng heo
Phun sát trùng Formavet, Formacin, 1:200
hàng ngày TST, Vinadin, B.K.Vet
Ngâm thiết bị, Xút (NaOH) 2% 103 Tất cả dụng cụ thiết bị
dụng cụ (trừ thiết bị điện, đ.tử,…)
Phun xử lý trống Formavet, Formacin 1/150 chuồng, cầu cân
Pha ước uống Formavet, Formacin 1/2000 Như chú ý
97 Xem 2.13
98 Khá độc, không màu, mùi xốc, cay, tan trong nước, có tính khử trùng rất cao, nhanh chóng phát thải trong không khí. Formaldehyde hòa tan với nước đạt ~40% theo thể tích hoặc 37% theo khối lượng thì gọi là formon hay formalin. 99 Sau khi xông sát trùng nếu có triệu chứng hô hấp, tiêu hóa, kích ứng da,… thì phải đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. 100 Tính toán kỹ lượng thuốc xông, không để thừa
101 Số lượng chậu tùy vào thể tích và chiều dài chuồng nuôi. Số lượng chậu nhiều sẽ tốt nhưng cũng cần nhiều người phối hợp thực hiện nhanh, tránh nhiễm độc.
102 Chia thuốc tím thành từng gói trước, thả ngược từ quạt về tấm làm mát.
103 Ăn mòn da, làm bục vải và giấy; Ăn mòn kim loại/ phản ứng với một số kim loại tạo thành hơi dễ cháy; Tác dụng với một số axit gây phản ứng cháy nổ.
Chú ý
• Formavet, Formacin: dùng cho trại thịt và trại nái có vấn đề (theo chỉ định của thú y và không sử dụng cho nái bầu).
• Chlorin: dùng cho tất cả các trại và các trường hợp.
• Sau 3 ngày sử dụng thì đổ bỏ, vệ sinh chậu/hố/bồn chứa và pha thuốc mới104
Khác: ngoài vaccine, kháng sinh, sát trùng, nhiều loại thuốc phòng trị và bổ trợ khác cũng cần đưa vào quy trình, trong đó chú ý các nhóm:
• Thuốc phòng cầu trùng • Thuốc trị ký sinh trùng
• Thuốc bổ trợ dinh dưỡng, giảm stress, tăng cường miễn dịch105
104 Số lần thay và nồng độ thuốc sát trùng tùy theo từng trường hợp cụ thể của từng quy trình, do quản lý quyết định. 105 Xem 2.10