Thực hiện tái đàn

Một phần của tài liệu ATSH trong Chăn nuôi heo (Trang 88 - 100)

Đối với trại nái, việc tái đàn có nghĩa là (i) nâng đàn để bù đắp số lượng đã bị thiệt hại, (ii) nhập toàn bộ hậu bị (do trại bị thiệt hại 100% đàn) để tái sản xuất. Đối với trại thịt, việc tái đàn thường là nhập toàn bộ heo sau cai sữa theo qui mô trại bởi vòng quay của heo thịt ngắn và thường nếu có ít nhất 1 chuồng bị nhiễm thì khả năng phải bỏ trống tất cả chuồng trong trại ngay sau đợt nuôi đó để tiến hành VSST tổng thể, cắt sự lưu hành của mầm bệnh trong trại,…

Tuy nhiên, trước khi tái đàn cần phân tích, đánh giá, tầm soát các lỗ hổng trong ATSH, lỗ hổng trong quản lý sức khỏe đàn,… để đúc kết kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục các vấn đề cụ thể một cách chi tiết nhất. Trong trường hợp khách quan, khó khắc phục (VD: điều kiện để trại đạt quy chuẩn ATSH) thì nên chuyển vị trí, xây dựng trại mới. Việc tái đàn sẽ an toàn khi dịch bệnh đã có vaccine và được kiểm soát bằng vaccine. Tuy nhiên, điều này khó xác lập về mặt thời gian bởi ASFv có cấu trúc phân tử khá phức tạp và độc lực virus cũng có thay đổi theo thời gian.

Chỉnh đốn lại cơ sở vật chất

• Hoàn thiện các khu chức năng221.

• Hoàn thiện hệ thống đường dẫn, phân luồng.

• Khắc phục các lỗ hổng ATSH.

Chuẩn hóa nguồn lực

• Đảm bảo nguồn lực chất lượng cao ở từng vị trí trong trại khi tái đàn.

• Chuẩn hóa/nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ CBCNV222.

Xây dựng và chỉnh đốn lại đàn nái (đối với trại bị nhiễm nhưng còn khả năng khai thác)

• Áp dụng các giải pháp nâng cao sức khỏe toàn đàn.

• Sàng lọc toàn đàn (virus/kháng thể), ưu tiên cấp giống theo thứ tự GGP, GP, PS.

• Phân đàn/cách ly theo nhóm dựa vào kết quả sàng lọc, thể trạng và tình trạng sức khỏe.

• Giám sát triệu chứng lâm sàng.

• Giám sát sự lưu hành của virus (Kiểm tra huyết thanh 2 lần/tháng để xác định trạng thái mang trùng).

• Thanh lọc nhanh những cá thể có triệu chứng lâm sàng nặng và đặc trưng rõ của ASF.

221 Xem 1.4

Xử lý chuồng trại sau dịch

• Thuốc sát trùng: Chọn đúng thuốc và sát trùng đúng cách. Nên sử dụng thuốc sát trùng có nguồn gốc rõ ràng, thế hệ mới nhất và hiệu quả nhất.

• Tiến hành VSST223 trong và ngoài trại nhiều đợt và nhiều lần224, 225,226, 227

• Sau mỗi lần VSST lấy mẫu228 ở các vị trí khác nhau229 trong và ngoài trại để xét nghiệm cho đến khi có ít nhất 3 lần lấy cuối cùng không phát hiện mầm bệnh.

• Lập kế hoạch tái đàn khi việc VSST, tiêu độc trong và ngoài trại đã được thực hiện triệt để. 223 Có thể dùng lửa để xử lý vị trí khó làm sạch bằng các giải pháp khác. 224 Xem 2.13 225 Xem 2.7 226 Xem 2.11 227 Xem 2.15

228 Lấy mẫu đất, nước, bề mặt,… Khoảng cách giữa hai lần VSST gần nhất là 15-30 ngày. Sau khi VSST 3-7 ngày thì tiến hành lấy mẫu.

229 Lưu ý các vị trí có khả năng khu trú mầm bệnh cao như chuồng nuôi, khu xử lý chất thải, mổ khám, biogas, ao, đường thải, hệ thống nước, đường dẫn ….

Nguồn giống phải sạch bệnh230

• ASF thể hiện nhiều thể (quá cấp, cấp, á cấp và mãn tính) như các bệnh khác. Heo bị nhiễm chủng độc lực thấp231 hoặc ở thể mãn tính (mang trùng) có thể không biểu hiện rõ triệu chứng lâm sàng. Các chủng độc lực thấp trước mắt có thể chưa phát bệnh cho heo nhưng cũng có thể biến thể thành chủng độc lực cao hơn sau đó. Vì vậy khi tái đàn cần phải nhập giống sạch bệnh. Đây là điều kiện tiên quyết và được đặt trong đề mục đầu tiên của kế hoạch. Đặc biệt là đối với trại xây mới.

• Việc xác định nguồn giống sạch bệnh có thể được dựa theo một số tiêu chí cơ bản của trại cung cấp giống như dịch tễ của trại ổn định ≥1 năm232, có tiêm phòng đầy đủ, mức ATSH cao, thể trạng đàn tốt, năng suất đạt chuẩn giống, kết hợp với xét nghiệm cận lâm sàng…

Thực hiện nghiêm ngặt các bước/quy trình/lưu ý,… về ATSH trong tài liệu này trước, trong và sau khi tái đàn.

230 Xét nghiệm virus/kháng thể

231 ASFv có ~20 kiểu gen khác nhau # 32 chủng 232 Cần có thông tin chính xác

Điểm lại các vấn đề chính trong công tác ATSH, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe vật nuôi có thể thấy:

• Chăn nuôi đang hướng đến “Thế giới một sức khỏe – One Health” từng bước giảm thiểu sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh.

• Vaccine (i) là giải pháp an toàn và một trong những nội dung dễ thực hiện/chủ động nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh; (ii) có thể kiểm soát được hoàn toàn bệnh hoặc chỉ một phần của bệnh233.

• Mầm bệnh có thể biến chủng với độc lực càng ngày càng cao.

• Công nghệ vaccine và thuốc thường không theo kịp và luôn đi sau sự thay đổi/phát triển/tiến hóa của mầm bệnh. Điều đó có nghĩa là vaccine/thuốc chỉ có thể bảo hộ/xử lý một số bệnh và khó có thể kiểm soát được tất cả, đặc biệt với các bệnh mới trong tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp. Thậm chí nếu tất cả vaccine đều có thì cũng khó có thể đưa tất cả vào quy trình tiêm phòng, kể cả vaccine đa giá “n trong 1” (giá thành sản xuất, thời gian sản xuất, hiệu quả sử dụng,…)

• Rất khó để trả lời chính xác “Bao nhiêu vaccine và thuốc là đủtrong công tác nâng cao sức khỏe, phòng và trị bệnh vật nuôi trong viễn cảnh bệnh mới ngày càng tăng, việc sử dụng thuốc (đặc biệt là kháng sinh) ngày càng giảm?”.

• Một số nước có nền chăn nuôi hiện đại đang từng bước loại bỏ một số vaccine khỏi quy trình tiêm phòng (VD: FMD, PRRS,…). Đây là khuynh hướng/giải pháp tích cực để xây dựng đàn giống sạch bệnh.

• Thực tế sản xuất cho thấy, phòng bệnh sẽ dễ làm và hiệu quả hơn xử lý bệnh bởi (i) phòng bệnh được bắt đầu từ quy trình chăn nuôi thường quy có áp dụng ATSH, cần thực hiện tốt ở từng khâu/quy trình/công đoạn chăn nuôi và ATSH thường nhật 234. Nếu việc phòng bệnh được làm tốt thì vật nuôi sẽ ít bệnh, giảm chi phí (kể cả chi phí tiêm phòng vaccine), tăng năng suất và tăng hiệu quả; trong khi (ii) xử lý bệnh thường là vấn đề cuối cùng trong quy trình chăn nuôi, thể hiện mức độ/trình độ quản lý chăn nuôi chưa tốt. Điều này làm tăng áp lực về thời gian và công chăm sóc điều trị235, tăng chi phí xử lý, giảm năng suất và giảm hiệu quả chăn nuôi. Vả lại kết quả xử lý bệnh nhiều lúc không đạt được kỳ vọng do mức độ ngày càng phức tạp của bệnh/dịch bệnh, cũng như nguồn lực/năng lực có hạn của con người, cũng như số lượng/chất lượng nguyên liệu hỗ trợ,… khó đáp ứng đầy đủ.

233 Theo tỷ lệ bảo hộ nhất định của từng vaccine/bệnh

234 Nếu việc phòng bệnh tốt thì vật nuôi sẽ ít bệnh, giảm công chăm sóc, giảm chi phí, tăng năng suất và tăng hiệu quả 235 Đặc biệt là khi có dịch xảy ra

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng quản lý tốt ATSH trong chăn nuôi sẽ ngăn ngừa và giảm thiểu được nhiều loại bệnh cùng lúc trong trại (ít nhất là những bệnh đơn giản/thông thường), giảm thiểu được công xử lý và chi phí phòng-trị bệnh, tăng được năng suất và hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Có thể nói Quản lý tốt ATSH trong chăn nuôi là giải pháp tốt nhất để hướng đến một nền chăn nuôi sạch và an toàn trong tương lai.

Chúc Thành công!

BAN BIÊN SOẠN

Mối quan hệ giữa Chăn nuôi-An toàn sinh học-Thú y trong kiểm soát sức khỏe vật nuôi. Trong đó, cặp đôi “Chăn nuôi và An toàn sinh học” sẽ được đề cập nhiều hơn trong chiến lược chăn nuôi hiện đại.

Tầm quan trọng và mức độ đóng góp của các yếu tố trong kiểm soát sức khỏe và năng suất vật nuôi. Trước hết trại phải đạt quy chuẩn, quy trình chăn nuôi thường quy phải được thực hiện đầy đủ, các biện pháp ATSH phải được thực thi tốt và việc áp dụng các giải pháp thú y cần được giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể.

ATSH

Thú y

Tài liệu tham khảo

1. Biosecurity (http://australianpork.com.au/industry-focus/biosecurity/)

2. Biosecurity of Pigs and Farm Security (https://porkgateway.org/resource/biosecuri- ty-of-pigs-and-farm-security/)

3. Cleaning and Disinfection (www.thepigsite.com/articles/cleaning-and-disinfection) 4. Farm Biosecurity (https://www.farmbiosecurity.com.au/industry/pigs/)

Phụ lục: Một số hình ảnh chú ý khi thực hiện ATSH

Phương tiện

Nhà máy cám

Vật dụng/rác và bề mặt cabin xe thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm mầm bệnh cao nhất

Trại

Phải có vòi phun áp lực cao (110-130 bar) Phải mang đủ BHLĐ (bao gồm mặt nạ phòng chống khí độc khi phun sát trùng)

Phân phải gom gọn vào nhà chứa, không để

vương vãi bên ngoài Bao cám mang heo chết ra khu xử phải thiêu hủy

Đường dẫn chở heo chết khó đi và khó VSST,

phải hoàn thiện sớm Tạt vôi phải phủ toàn bộ bề mặt đường dẫn và tường đường dẫn

Phải vệ sinh cỏ rác thật sạch trước khi rắc vôi.

Phải thực hiện 5S tại kho Phải có khay mổ khám

Phải VSST sau khi khai thác tinh

Phải vệ sinh quạt và sau chuồng sau khi kết thúc đợt nuôi

Tủ bảo quản vaccine quá dày đặc

Chổi và dụng cụ chăn nuôi phải để trong chuồng nuôi

Phải đeo găng tay trong quá trình khai thác, pha chế, đóng gói tinh

Tài liệu lưu hành nội bộ

AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI HEO Biosecurity on Pig Farms

-

FORMAVET DUNG DỊCH SÁT TRÙNG ĐẢM BẢO AN TOÀN SINH HỌC

FORMAVET giải phóng chậm,

độ hăng cay thấp, tiêu diệt nhanh mầm bệnh

CL-TYLVA 50 chứa kháng sinh

Tylvalosin, ức chế, kìm hãm sự nhân lên của virus gây bệnh, tiêu diệt các mầm bệnh cơ hội.

GLUCANVITA chứa Beta-glucan, các vitamin, …

kích thích hệ miễn dịch tự nhiên thông qua các đại thực bào và các thành phần miễn dịch khác nhằm nâng cao sức đề kháng.

NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG

NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG

TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN

TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN

NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN

Bộ sản phẩm 3 lớp bảo vệ trại chăn nuôi ngăn ngừa virus, vi khuẩn gây bệnh ứng dụng thành công tại MAVIN FARM

Chung tay phát triển bền vững ngành Nông nghiệp Việt Nam.

Tài liệu lưu hành nội bộ

An toàn Sinh học

trong

chăn nuôi heo

BIOSECURITY ON PIG FARMS

mavin-group com

Một phần của tài liệu ATSH trong Chăn nuôi heo (Trang 88 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)