Quản lý chất thải là nhằm giảm thiểu mầm bệnh lây lan trong trang trại và cho các trang trại/hệ thống khác có liên quan.
Chất thải rắn
• Có nơi đủ chứa, đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn và quy mô trại.
• Được thu gom, phân loại; Tự xử lý hoặc hợp đồng xử lý.
• Phân tươi được chuyển ra khỏi chuồng nuôi hàng ngày và tập kết ở Khu xử lý chất thải. Sau đó sẽ được chuyển khỏi trại (2-3 lần/tuần) bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng đến nơi xử lý tập trung hoặc đến nơi tiếp nhận theo hợp đồng119. Nếu xử lý tại trại thì phân hữu cơ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng làm phân bón cho cây trồng hoặc thức ăn cho thủy sản. Có thể xử lý phân bằng phương pháp hữu cơ (compost), men sinh học EM (effective microorganisms),...), máy ép phân, nuôi trùng...
• Heo chết, nhau thai, heo con chết lưu120, 121... phải thu gom nhanh và cho vào thùng/xô có nắp đậy và chuyển ra khu xử lý cuối buổi/ngày. Có thể xử lý bằng hố ủ kín, tự hoại122, thiêu123, hoặc đào hố chôn124 (Khu vực chôn phải cách xa khu chuồng nuôi hoặc trại chăn nuôi125. Hố chôn phải đủ sâu, có lót nhựa chống thấm126, rắc vôi/phun sát trùng, lấp đất và theo dõi việc lún sụp/thú hoang đào bới,... để xử lý kịp thời). Có thể thay thế hố chôn đất bằng một hố bê tông có nắp đậy kín nước.
• Việc đưa chất thải rắn ra khỏi chuồng/trại phải bằng đường sau quạt hút gió của hệ thống chuồng nuôi.
• Có bố trí nơi mổ khám, dễ VSST, tiêu độc mầm bệnh, tiêu hủy xác heo sau khi mổ.
• Sử dụng dụng cụ chuyên dụng và chuyên biệt để thu gom và xử lý. Không dùng chung với dụng cụ chăn nuôi.
• Có người chuyên trách xử lý từ ngoài khu nuôi đến khu xử lý.
• Vệ sinh đường dẫn từ cuối Khu chuồng nuôi đến Khu xử lý chất thải, xử lý ruồi và mùi ≥1 lần/tuần (không dịch) hoặc ≥2 lần/tuần (có dịch).
• Người vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý (i) không được quay lại chuồng nuôi mà phải (ii) đi thẳng về khu VSST Khu chuồng nuôi, (iii) thực hiện quy trình VSST cho người trước khi rời khu chuồng nuôi và (iv) quay về Khu làm việc và sinh hoạt.
119 Có đường vận chuyển riêng, đi bằng cổng phụ.
120 Cần có kế hoạch cụ thể trong trường hơp dịch xảy ra và phải xử lý xác vật nuôi với sinh khối lớn. 121 Không bán heo chết hoặc vứt xác heo bừa bãi
122 Phương pháp ưa thích để xử lý xác vật nuôi; mùn cưa hoặc chất độn chuồng được ủ cùng xác vật nuôi là tốt nhất (đầu tiên là 1 lớp mùn cưa, sau đó cứ 1 xác vật nuôi thì trải lớp mùn cưa 300mm và cuối cùng là một lớp mùn cưa), sau đó 3-4 tháng có thể dùng làm phân bón, cải tạo đất.
123 Là giải pháp không lý tưởng vì (i) hiệu quả được chứng minh là phải đốt hết hoàn toàn; (ii) ô nhiễm khói và mùi đốt, (iii) tốn năng lượng và gây hiệu ứng nhà kính, (iv) đắt đỏ.
124 Phương pháp chôn không mang tính khả thi cao do (i) xác chết phân hủy chậm, cần che để tránh mùi, thú hoang đào bới, (ii) dưỡng chất và vi khuẩn bị rửa trôi trong lòng đất, ô nhiễm đất-nước. Vì vậy khi chôn thì (i) nền hố phải cách mặt nước ngầm ≥2m, (ii) hố đặt nơi đất có mức độ thấm ít và vị trí ít nguy cơ; (iii) dùng đất sét nén chặt các hố đầy; (iv) bề mặt hố được đắp vun đầy, tránh ứ đọng của nước mưa; độ dày lớp đất từ xác heo trên cùng ≥1m.
125 Theo hướng dẫn về công tác phòng chống dịch bênh của Cục Thú y 126 Ngăn chặn ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và mùi hôi thối.
Chất thải lỏng
• Có hệ thống cống ngầm dẫn trực tiếp từ hệ thống chuồng nuôi đến khu xử lý, không để rò rỉ hoặc chảy tràn ra khu vực xung quanh, không phát sinh mùi hôi.
• Có thể xử lý bằng hầm/túi biogas, bể gom nước thải – sục khí, bơm khí, ozon,... Nước thải chăn nuôi đã được xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng làm nước tưới cho cây trồng, đạt chuẩn theo quy chuẩn QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT và/hoặc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62-MT: 2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi.
Khí thải
• Thu gom và di chuyển nhanh các chất thải rắn ra khỏi chuồng nuôi.
• Tẩy rửa chuồng trại khi có điều kiện mà không ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, đặc biệt là vật nuôi con non/bệnh/còi…
• Tăng thông thoáng chuồng nuôi.
• Khu xử lý chất thải rắn và lỏng phải kín và đảm bảo vệ sinh.
• Sử dụng các chế phẩm sinh học trong quy trình chăn nuôi.
• Khai thông cống rãnh từ trong-ngoài chuồng đến bể chứa nước thải lỏng.
127 Một số trại có nuôi nhốt thú cảnh nhưng nếu thú cảnh xổng chuồng thì khó kiểm soát ATSH
128 Được phép trồng rau, củ ngắn ngày trong khuôn viên trang trại nhưng ngoài khu nuôi. Mật độ trồng vừa phải, thoáng, không để côn trùng, loài gặm nhắm, thú hoang,...khu trú. Không được sử dụng nguồn phân chuồng trong trại để trồng rau khi chưa xử lý tốt mầm bệnh và khi có dịch.
129 Xử lý xác động vật trung gian giống như xử lý xác heo chết. Phải mang găng tay trước khi thu gom. Không được thu gom trực tiếp bằng tay bởi một số côn trùng và động vật có thể truyền bệnh cho người (VD: dịch hạch, sốt rét, sốt xuất huyết, các bệnh thương hàn, lỵ trực trùng, amíp, sốt do chuột cắn...)
130 Chuột: (i) đặt bẫy bằng bả thuốc Racumin (trộn 1 phần thuốc và 19 phần thức ăn), 100–200g/điểm và 2 điểm/50m2 hoặc 30 – 50g/điểm và các điểm cách nhau 3-5m (nhiều chuột); (ii) trộn Racumin với dầu ăn (1 phần thuốc và 19 phần dầu ăn) rồi quét các vị trí có chuột thường xuyên qua lại ≥2 lần/tháng; (iii) thuê công ty/người chuyên nghiệp để bắt chuột...