Về cơ bản các vấn đề Thực hành an toàn sinh học 210 phải được thực hiện nghiêm túc và kiểm soát nghiêm ngặt. Trong đó cần lưu ý thêm một số điểm sau:
Tầm soát các lỗ hổng ATSH
• Các bộ phận phối hợp, hỗ trợ, kiểm tra chéo,… lẫn nhau để thực hiện các quy trình thường nhật.
• Thường xuyên tầm soát các lỗ hổng ATSH trong và ngoài trại để xử lý/khắc phục nhanh nhất có thể.
• Trong trường hợp khó thương lượng với chủ đầu tư (nếu là trại thuê) để khắc phục thì lập công văn, dự trù và trình điều hành trực tiếp211.
Lấy mẫu xét nghiệm
• Để đảm bảo việc chẩn đoán bệnh sớm, kịp thời và tránh lây lan dịch bệnh, việc lấy mẫu212 xét nghiệm cận lâm sàng là rất cần thiết và cần tuân thủ các thủ tục và các bước sau:
Chuẩn bị dụng cụ
• Dao mổ, xy lanh 5ml & 10ml, kim lấy máu 18G, túi nilon (rip), bông, cồn, găng tay, khay, hộp bảo quản, đựng mẫu, thuốc sát trùng….
Đối tượng lấy mẫu
• Heo nghi ngờ ASF (bỏ ăn, ốm, sốt cao ≥40oC hoặc chết nghi ngờ ASF).
• Heo bên cạnh, liền kề trước, sau của heo nghi ngờ ASF (lấy 5–10 mẫu).
Dung lượng mẫu tầm soát ASF
Trại Hậu bị Nái bầu Nái đẻ Đực giống Cai sữa Con theo mẹ
<900 nái 5 10 5 5 10 10 1200 nái 10 15 10 5 15 15 1800 nái 15 20 15 5 20 20 Trại thịt 10 mẫu ô bệnh và 10 mẫu ngẫu nhiên ở các ô khoẻ
210 Xem Phần 2
211 Chi phí thiệt hại có thể gấp nhiều lần chi phí chậm/không khắc phục
212 Phòng Thú y hoặc Trung tâm Chẩn đoán Thú y phụ trách. Trong trường hợp không đủ nguồn lực, quản lý và kỹ sư có thể hỗ trợ lấy mẫu và gửi về.
Lấy mẫu máu213
• Bước 1: Đánh dấu và ghi số tai heo được chỉ định lấy mẫu.
• Bước 2: Cố định heo bằng dụng cụ hãm hoặc dây dù cố định vào hàm trên kéo treo cao đầu heo lên thành chuồng.
• Bước 3: Dùng cồn 90% sát trùng quanh vịnh tĩnh mạch cổ.
• Bước 4: Sử dụng xi lanh gắn kim 18G đâm ngập kim 1 góc 45–60o ở vị trí vịnh tĩnh mạch cổ hướng vào lồng ngực.
• Bước 5: Rút nhẹ từ từ để máu chảy vào xi lanh, chú ý không rút quá mạnh gây vỡ hồng cầu. Nếu máu không ra thì điều chỉnh đốc kim và hút hoặc làm lại ở vị trí đối diện. Lấy lượng máu từ 3–5 ml, để nằm xi lanh máu đã lấy trên khay trước khi cho vào hộp bảo quản.
• Bước 6: Sau khi rút xi lanh ra, dùng bông cồn giữ ở vị trí đâm kim từ 10-15 giây để sát trùng và tránh chảy máu cho heo.
Lấy mẫu mô214
• Bước 1: Chuyển lập tức heo chết ra vị trí chôn lấp215 (sát trùng đường đi, phương tiện dụng cụ chuyển heo).
• Bước 2: Lấy mẫu. Nếu heo chết có triệu chứng lâm sàng điển hình của ASF (sốt cao ≥40oC, hộc máu,…) thì không mổ khám, dùng dao mổ rạch lấy 01 hạch bẹn nông cho vào túi rip vô trùng.
- Nếu mổ khám phát hiện nhiều bệnh tích nghi ngờ ASF thì dừng việc mổ khám và lấy dao mổ cắt lấy 01 hạch bẹn nông cho vào túi rip vô trùng. - Nếu heo chết số lượng nhiều thì không mổ khám, lấy từ 3-5 mẫu từ các cá thể khác nhau.
• Bước 3: Sau khi lấy mẫu thì (i) đưa xác heo xuống hố chôn, xử lý theo quy trình216; (ii) tất cả bao tải, túi nilon, bông sử dụng khi lấy mẫu phải được đốt tại hố chôn; (iii) rắc vôi bột phủ kín tại vị trí lấy mẫu; (iv) dụng cụ lấy mẫu, mổ khám phải rửa sạch tại chỗ bằng thuốc sát trùng và nước sau đó ngâm trong cồn 90o trong 10 phút. Không được mang dụng cụ vào chuồng nuôi.
Lấy mẫu tinh
• Khi đực giống nghi ngờ ASF thì tiến hành lấy máu và mẫu tinh.
• Lấy từ 20-40ml tinh dịch cho vào type tinh và gửi về Trung tâm Chẩn đoán Thú y.
Bảo quản mẫu
• Các mẫu sau khi lấy được mã hoá theo quy định và mỗi nhóm mẫu cho vào túi nilon buộc kín.
• Cho các túi mẫu vào thùng bảo ôn hoặc thùng xốp. Sử dụng đá khô để bảo quản, nếu sử dụng đá ướt cần cho vào túi buộc thành các túi nhỏ trước khi cho vào thùng bảo ôn. Đậy nắp và dán kín bằng băng dính để giữ nhiệt.
213 Heo khỏe và heo sống 214 Heo chết 215 Xem 2.11 216 Xem 2.11
• Mẫu sau khi lấy chuyển ngay về Trung tâm Chẩn đoán Thú y, tuyệt đối không được đưa vào trong tủ bảo quản vaccine.
Một số lưu ý khi dịch xảy ra:
• Khi đàn có triệu chứng, người phát hiện phải báo ngày cho quản lý trại. Sau đó quản lý trại báo ngay cho Phòng Thú y và Trưởng Phòng Sản xuất quản lý trực tiếp.
• Hủy nhanh heo bệnh (theo chỉ định của Phòng Thú y hoặc Trưởng Phòng Sản xuất). Sát trùng và rắc vôi bột lối đi.
• Lấy mẫu xét nghiệm và gửi mẫu về Trung tâm Chẩn đoán Thú y.
• Bố trí lại heo trong chuồng theo thứ tự từ quạt đến đầu chuồng như sau: heo có biểu hiện lâm sàng (sát quạt), bỏ 1-n ô trống217, heo xung quanh heo có biểu hiện lâm sàng, bỏ 1-n ô trống, heo khỏe (đầu chuồng, gần tấm làm mát).
• Khử trùng trong chuồng bằng cách (i) rửa/lau218 toàn bộ nền/sàn/lối đi/cống rãnh trong chuồng bằng nước và thuốc sát trùng (rửa như rửa chuồng); (ii) phun thuốc sát trùng trực tiếp lên heo, để khô; (iii) xả vôi 1:30 hoặc NaOH 2% trên toàn bộ hệ thống và luồng vận chuyển heo trong chuồng. Chú ý tăng thông thoáng nếu heo có biểu hiện bất thường (do ảnh hưởng của thuốc sát trùng dày đặc/FORMAVET 219).
• Sát trùng dụng cụ, thiết bị, phương tiện vận chuyển heo chết,… bằng cách ngâm trong NaOH 2% khoảng 30 phút.
• Sau khi có kết quả xét nghiệm chính xác ASF thì phải thực hiện các thủ tục/ qui trình theo chỉ đạo của Ban giám đốc và xử lý các vấn đề kỹ thuật theo hướng dẫn của Phòng Thú y.
• Người mổ khám và chôn lấp phải được VSST220 ngay sau khi thực hiện xong nhiệm vụ và không quay lại chuồng nuôi trong ngày làm việc.
• Chỉ xả nước máng khi dọn vệ sinh ở các chuồng heo bệnh (nước máng đã được pha thuốc sát trùng FORMAVET 1:100).
• Đảm bảo trại vận hành theo chế độ đang có dịch bệnh nghiêm trọng.
• Tiếp tục theo dõi triệu chứng và báo cáo nhanh lên cấp quản lý trực tiếp. Trong trường hợp khẩn cấp mà không liên hệ được với quản lý trực tiếp thì có thể báo cáo vượt cấp.
• Tuyệt đối không để heo cách ly có tiếp xúc trực tiếp với heo khác.
• Các công việc cụ thể khác phải theo chỉ định của Phòng Thú y hoặc Trưởng Phòng Sản xuất.
• Tuyệt đối không được cung cấp thông tin ra bên ngoài. Việc cung cấp thông tin/mức độ cung cấp thông tin cho nhà chức trách là do Ban Giám đốc quyết định sau khi xác định chính xác dịch bệnh/tình hình dịch bệnh.
217 Tùy theo số lượng ô trống trong chuồng mà bố trí phù hợp. Nguyên tắc là nhóm F0, F1, F2,… cách nhau càng xa càng tốt. 218 Không để ướt heo con
219 Cân nhắc sử dụng các loại thuốc sát trùng khác ngoài formavet để giảm thiểu ảnh hưởng của formol lên sức khỏe của heo (đặc biệt là heo con)