Khu chuồng nuôi là khu cần đảm bảo ATSH cao nhất trong một trại chăn nuôi.
Nếu mầm bệnh xâm nhập vào khu này có nghĩa là nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với trại chăn nuôi và có thể sẽ rất khó kiểm soát sức khỏe đàn sau đó. Vì vậy công tác vệ sinh, sát trùng, tiêu độc trong Khu chuồng nuôi được thực hiện nghiêm ngặt và chi tiết hơn. Cần lưu ý các điểm quy tắc sau:
Quy tắc chung
• Phải có hệ thống VSST trước khi bước vào khu chuồng nuôi69 (bao gồm phun sát trùng, tắm gội-rửa thật kỹ, thay quần áo-ủng của khu chuồng nuôi; chiếu UV vật dụng và đồ dùng cá nhân mang vào khu chuồng nuôi).
• Không sử dụng ủng thủng.
• Phải là chuồng kín, sử dụng công nghệ chăn nuôi trên chuồng sàn tiết kiệm nước70, có hệ thống điều chỉnh tự động nhiệt-ẩm độ và thông thoáng71. Điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi và chất lượng không khí trong chuồng nuôi cần được đảm bảo.
• Mật độ chăn nuôi không quá cao72.
• Tấm làm mát được bao bọc lưới chống chuột.
• Phải có tường rào riêng.
• Các chuồng nuôi cách nhau ≥20m.
• Đầu chuồng và mỗi cửa chuồng có bố trí hố/chậu sát trùng.
• Cửa chuồng đóng mở dễ dàng, luôn đóng kín.
• Heo được xếp theo nhóm/cá thể, hạn chế tiếp xúc giữa các nhóm/cá thể.
• Bố trí các chuồng nuôi phù hợp với luồng chu chuyển đàn và xuất heo.
• Khi di chuyển heo từ nhóm này sang nhóm khác, từ vị trí nhốt cá thể này sang vị trí nhốt cá thể khác phải đánh giá tình trạng sức khỏe trước và sau khi chuyển, cũng như phải vệ sinh đường đi của heo ngay sau khi chuyển.
• Không được phép mang điện thoại vào Khu chuồng nuôi. Khi được phép73 thì phải gói điện thoại vào túi ni lông và không được bỏ điện thoại khỏi túi trong suốt thời gian làm việc ở trại.
69 Xem 1.4 (Nhà sát trùng 2, tủ UV và cồn ≥70o và nhà vệ sinh (ủng, giặt phơi quần áo,…)
70 Tăng cường thu gom phân, sử dụng sàn có khe thoáng để thoát phân và nước tiểu của lợn xuống bể chứa phân ở phía dưới sàn chuồng. Phân lỏng ở dưới sàn chuồng sẽ nhanh chóng hình thành lớp váng (màng) trên bề mặt để ngăn không cho mùi hôi và khí độc bốc lên. Khi bể chứa phân đầy(~30 ngày) thì sẽ mở van xả chất thải sử dụng áp lực âm để rút toàn bộ chất thải lỏng sang một bể chứa phân bên ngoài thông qua hệ thống ống dẫn. Chất thải lỏng đậm đặc sẽ được bơm lên bể ủ phân hoặc vào bồn để chuyên chở đi làm phân hữu cơ).
71 Việc đảm bảo tối ưu điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi ngoài khâu tự động hóa còn nhờ sự hỗ trợ kinh nghiệm của người quản lý dựa vào thời tiết, thể trạng,… của heo.
72 Xem 2.10. Mật độ chăn nuôi cao có thể làm phát sinh bệnh, giảm độ đồng đều,… 73 Có sự cho phép của quản lý trại
Con người
• Trước khi bước vào khu nuôi: (i) phải thực hiện VSST HHVD, tuân thủ quy trình sát trùng Người ra vào trại74, (ii) sau khi thực hiện sát trùng-tắm gội thật kỹ thì đi thẳng vào khu nuôi. Nếu quay ngược lại thì phải thực hiện lại quy trình, và (iii) phải mang ủng, không được mang dép.
• Trong quá trình làm việc: (i) chỉ được đến khu chuồng nuôi được phân công, các khu có liên quan đến công việc được phân công và/hoặc các khu khác để hỗ trợ công việc được quản lý chỉ định (nếu có) khi thật sự cần thiết. Không được đi vào các chuồng nuôi khác75 mà chưa có sự cho phép hoặc điều động của quản lý trại; (ii) di chuyển theo luồng76; (iii) Thực hiện đúng, đủ và tốt các bước/thao tác theo từng quy trình chăn nuôi theo chức trách và nhiệm vụ được giao với lòng nhiệt tâm và đầy trách nhiệm77 ; (iv) báo cáo nhanh cho quản lý nếu phát hiện các vấn đề bất thường về hành vi/sức khỏe đàn/cá thể78 hoặc các lỗ hổng ATSH,...
• Trước khi rời khu nuôi (i) phải vệ sinh ủng (bao gồm cả đế ủng) sạch sẽ bằng xà phòng, úp ngược trên giá. Ủng phải được sát trùng vào cuối mỗi ngày (ngâm vào nước sát trùng ≥10 phút); (ii) vệ sinh hết chất hữu cơ và ngâm quần áo trong bồn sát trùng ≥30 phút79; (iii) tắm gội-rửa thật kỹ; và (iv) mặc lại quần áo; mang dép trước khi vào khu nuôi, rồi trở về Khu làm việc và sinh hoạt.
Vệ sinh sát trùng80
• Vệ sinh (thu gom phân và rửa nhanh nền chuồng81) lối đi, cống rãnh, sàn và nền chuồng 2 lần/ngày82 .
• Sát trùng lối đi, cống rãnh, sàn và nền chuồng 2 lần/tuần (không dịch) hoặc ≥1 lần/ngày (có dịch)83 .
• Phun thuốc sát trùng trên vật nuôi ≥2 lần/tuần (không dịch) hoặc ≥ 2 lần/ ngày (có dịch).
• Quét mạng nhện (nếu có) ≥ 4 lần/năm.
• VSST dụng cụ-thiết bị chăn nuôi84 /khai thác tinh85 và vệ sinh chỗ lấy tinh
74 Bỏ quần áo, dép khu làm việc và sinh hoạt; Phun xịt sát trùng, tắm gội-rửa thật kỹ, thay quần áo-dép/ủng của khu chuồng nuôi
75 Đặc biệt là từ chuồng heo lớn sang chuồng heo nhỏ (theo tuổi)
76 Được mở rộng di chuyển từ nơi có mức ATSH cao đến nơi có mức ATSH thấp hơn, không di chuyển theo hướng ngược lại. Trong trường hợp khẩn cấp và đặc biệt sẽ do quản lý chỉ định và phân công sau khi VSST, tắm gội thật kỹ và thay quần áo-ủng mới.
77 Xem như là tài sản của chính mình
78 Sốt, ho, hắt hơi nhiều, tiêu chảy có máu hoặc chất nhầy trong phân, chán ăn, tổn thương da hoặc què,… 79 Xem 1.4 (Nhà sát trùng 2)
80 Xem 2.13
81 Làm sạch bề mặt tăng hiệu quả sát trùng, giảm mùi hôi (chất thải khí). Số lần rửa do quản lý trại quyết tùy thuộc vào điều kiện chuồng trại, thời tiết, sức khỏe vật nuôi,…
82 Trong trường hợp bất khả kháng phải vệ sinh sàn chuồng thì phải bắt heo con nhốt riêng. Lau sạch sàn chuồng bằng nước và tiến hành sát trùng. Để khô sàn trước khi thả heo con trở lại. Tuyệt đối không để heo con bị ướt.
83 Số lần có thể tăng do Trưởng Phòng Sản xuất/Thú y chỉ định tùy vào tình hình dịch tể và mức độ nghiêm trọng của dịch. 84 Xem 2.15
ngay sau khi thao tác/khai thác.
• Xe đẩy cám được VSST trước khi bước vào Khu chuồng nuôi và mỗi chuồng nuôi.
• Xe đẩy trong chuồng không được di chuyển ra khỏi các dãy chuồng. Khu vực bên ngoài các dãy chuồng sẽ bố trí xe khác. Xe đẩy trong chuồng/trại được VSST ≥1 lần/ngày hoặc ngay sau khi chở chất thải (bao gồm xác vật nuôi).
• Máng ăn được vệ sinh ít nhất trước mỗi buổi (≥2 lần/ngày); Máng heo con tập ăn-uống phải vệ sinh sau mỗi lần cho ăn và để khô ráo trước khi sử dụng.
• Nước uống được kiểm tra (mùi, màu,…) trước mỗi buổi (2 lần/ngày)86
• Ủng phải được rửa sạch tại vị trí được phân công thực hiện nhiệm vụ và ngâm ủng tại mỗi hố/chậu sát trùng ≥1 phút nếu phải di chuyển trong Khu chuồng nuôi hoặc vào chuồng nuôi khi có nhiệm vụ đặc biệt được quản lý trại phân công.
• Tấm làm mát phải được VSST ≥1 lần/tháng (không dịch) hoặc ≥1 lần/tuần (có dịch)
• Nhà vệ sinh (ủng, giặt phơi quần áo,…) phải được tẩy rửa ≥1 lần/ngày
86 Nguồn nước uống có khử khuẩn Chlorin hoặc thuốc sát trùng khác trước khi heo uống.
Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ theo định kỳ