Trong những thập kỷ gần đây vấn đề thể chế ngày càng được quan tâm, nghiên cứu tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế ở Việt Nam. Tác giả dẫn chứng các nghiên cứu theo 3 nhóm vấn đề gồm (i) Cải cách thể chế tại Việt Nam; (ii) Mối quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế; (iii) Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế và các biến số kinh tế vĩ mô.
(i) Các nghiên cứu về cải cách thể chế.
Đối với các nghiên cứu về cải cách thể chế, các tác giả chủ yếu tập trung vào đánh giá hiệu quả của cải cách thể chế, chỉ ra những yếu kém, hạn chế trong cải cách thể chế và đưa ra các giải pháp cũng như hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thể chế Việt Nam.
Hầu hết các tác giả có đánh giá chung là cải cách thể chế ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả nổi bật. Theo Nguyễn Văn Thâm (2008)Việt Nam đã vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài trong nhiều năm, nền kinh tế đã bắt đầu chuyển động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; Hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ; Mối quan hệ giữa Nhà Nước và người dân ngày càng được cải thiện nhờ hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, quá trình cải cách thể chế Việt Nam vẫn còn chậm và có nhiều hạn chế như: Chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp chưa rõ ràng, chưa phù hợp với cơ chế thị trường; Hệ thống thể chế chưa đồng bộ; Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà; Kỷ cương quản lý không nghiêm; Nạn lãng phí, tham nhũng có xu hướng ngày càng trầm trọng; Bộ máy vẫn còn cồng kềnh; Cơ chế tài chính chưa thích hợp; Chất lượng công chức còn nhiều hạn chế. Tác giả Võ Trí Thành (2014) cho rằng hiệu lực và hiệu quả của các công cụ chính sách kinh tế chưa cao; Sự phối hợp trong hoạch định, thực thi chính sách và trao đổi phản hồi còn yếu kém; Hiệu lực thực thi, khả năng giải trình yếu và việc thiếu ràng buộc trách nhiệm còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, tác giả Võ Trí Thành (2014) với nghiên cứu “Thể chế, kinh tế học thể chế và cải cách ở Việt Nam” bàn về quan niệm thể chế và bản chất của kinh tế học thể chế. Nghiên cứu cũng phân tích khá sâu những bất cập trong cải cách thể chế và chỉ ra nguyên nhân của những bất cập đó. Theo tác giả, nguyên nhân chủ yếu của những bất cập trong cải cách thể chế là do tư duy, quan điểm về phát triển và chính sách còn hạn chế; Khả năng phối hợp của bộ máy nhà nước còn rất yếu; Việc tham gia thiết thực, có hiêụ quả của người dân, cộng đồng và các nhóm dân cư/xã hội vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách còn rất hạn chế.
Tác giả Đỗ Tiến Sâm và Hoàng Thế Anh (2014) với bài viết “ Kinh nghiệm cải cách thể chế của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam” đã khái quát về tiến trình cải cách thể chế của Trung Quốc và đưa ra một số gợi mở đối với cải cách thể chế ở Việt Nam. Trong đó tác giả đưa ra một số giải pháp trong cải cách thể chế như: Các biện pháp cải cách phải có tính đồng bộ và phối hợp; Cần lựa chọn đúng trọng điểm và hạt nhân của cải cách; Đảng phải coi trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cốt cán cầm quyền có trình độ cao.
21
Ngoài ra, tác giả Hoàng Chí Bảo (2008) đã đưa ra sáu lưu ý quan trọng trong tiên trình cải cách thể chế Việt Nam trong bài viết “Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa”. Trong đó có lưu ý về chế độ chính trị của Việt Nam và tình trạng tham nhũng ngày càng trầm trọng ở nước ta.
Nhìn chung, cải cách thể chế Việt Nam còn chậm so với các nước khác, điều đó được thể hiện qua vị trí xếp hạng năng lực thể chế của VN trên biểu đồ thế giới theo Phương Loan (2007).
(ii) Các nghiên cứu về thể chế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Ngoài các nghiên cứu về cải cách thể chế, có nhiều bài viết khác đề cập đến vấn đề thể chế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Điển hình là bài viết “Thể chế và tăng trưởng kinh tế: Lý thuyết và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Văn Phúc (2013). Trong bài viết này, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thể chế, khẳng định vai trò của thể chế đối với tăng trưởng kinh tế. Bài viết cũng đánh giá chất lượng thể chế của Việt Nam và gợi ý một số chính sách cải thiện chất lượng thể chế để duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững cho Việt Nam. Tác giả khẳng định, những khó khăn kinh tế hiện nay một phần xuất phát từ chất lượng thể chế thấp.
Tác giả Nguyễn Chí Hải và Nguyễn Thanh Trọng (2014) với bài viết “Hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam” đã là làm rõ mối quan hệ giữa hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Bài viết khẳng định, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thì Việt Nam cần tập trung vào hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế đồng thời cần đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, đã có khá nhiều bài viết về rào cản của thể chế nói chung và thể chế kinh tế nói riêng đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Các tác giả có sự thống nhất cao về các rào cản về thể chế kinh tế như: Rào cản về luật pháp, chính sách; Rào cản về tổ chức bộ máy quản lý; Rào cản đối với các chủ thể tham gia thị trường của tác giả (Đỗ Đức Bình & Võ Thế Vinh, 2017).
Bài viết “Rào cản về thể chế kinh tế ở Việt Nam và nguồn gốc (nguyên nhân) phát
sinh” của tác giả Nguyễn Thị Luyến (2017) cũng chỉ ra năm rào cản lớn về thể chế kinh tế
ở Việt Nam, trong đó có những hạn chế của hệ thống pháp luật, thể chế đất đai như: - Một là, hệ thống pháp luật thiếu tính ổn định, thường xuyên thay đổi gây bất lợi cho các chủ thể thị trường.
- Hai là, pháp luật về kinh doanh có điều kiện vẫn còn phức tạp, tạo rào cản hạn chế gia nhập thị trường của các nhà đầu tư, chủ thể kinh doanh và doanh nghiệp.
- Ba là, vẫn còn nhiều rào cản thể chế liên quan đến đất đai làm hạn chế tích tụ ruộng đất, phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn.
- Bốn là, vấn đề độc quyền, lạm dụng vị thế độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường vẫn tồn tại; chưa thiếp lập được đầy đủ thể chế thị trường cạnh tranh đối với ngành hạ tầng mạng, nhất là ngành năng lượng điện.
- Năm là, hoạt động của bản thân các chủ thể tham gia thị trường cũng còn không ít vấn đề nội tại.
Bài viết “Tháo gỡ các rào cản về thể chế kinh tế đòi hỏi bức xúc của phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” của tác giả Lê Du Phong và Lê Huỳnh Mai (2017) cũng phân tích những thành tựu của cải cách thể chế và chỉ ra các rào cản về thể chế như: Rào cản xuất phát từ hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước; Rào cản từ cơ chế hình thành và vận hành các loại thị trường; Rào cản đối với các tác nhân tham gia hoạt động trong nền kinh tế.
Nghiên cứu “Thể chế và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia châu Á’’ của Phạm Duy Linh và Nguyễn Đình An (2018) sử dụng phương pháp ước lượng GMM sai phân cho bộ dữ liệu bảng để kiểm định tác động của chất lượng thể chế lên tăng trưởng kinh tế tại 11 quốc gia khu vực châu Á bao gồm cả Việt Nam. Kết quả cho thấy chất lượng thể chế cùng với một số yếu tố vĩ mô khác có tác động dương tới tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý chính sách để cải tiến chất lượng thể chế như: các giải pháp giảm tham nhũng; cái cách hành chính; hoàn thiện hệ thống pháp luật; duy trì ổn định chính trị; nâng cao quyền tự do dân chủ.
Một nghiên cứu khác sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu về tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN +3 có tên
“Tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và AASEAN +3” do tác giả Đặng Văn Cường (2018). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng thể chế tốt có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, chi tiêu công cho giáo dục và FDI cũng mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu khẳng định tham nhũng là một trở ngại cho tăng trưởng tại các quốc gia được khảo sát.
Có thể thấy, mặc dù Việt Nam đã đẩy mạnh cải cách thể chế trong thời gian qua nhưng hiện vẫn còn nhiều rào cản về thể chế kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng chất lượng thể chế thấp đang là rào cản lớn đối với quá trình cải cách, tăng trưởng và phát triển kinh tế nước ta.
23
(iii) Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng thể chế địa phương và các biến số vĩ mô
Vấn đề chất lượng thể chế ngày càng được Đảng, Nhà nước và các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế quan tâm. Vì vậy, nghiên cứu liên quan đến chất lượng thể chế Việt Nam đang ngày càng nhiều hơn trong những năm gần đây. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu sau:
Nghiên cứu “Đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút FDI vào các địa phương tại Việt Nam” của Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2014) sử dụng mô hình kinh tế lượng để đo lường động mạnh của thể chế tới khả năng thu hút FDI ở các địa phương của Việt Nam. Theo tác giả, xem xét chất lượng thể chế cấp tỉnh là xét tới hiệu lực của những luật lệ, quy tắc được áp dụng, thực hiện trên phạm vi một tỉnh cũng như chất lượng của các cơ quan chính quyền thực thi luật và chính sách tại địa phương. Trong nghiên cứu này, tác giả phân tách thể chế địa phương thành hai loại: thể chế thực thi và thể chế hỗ trợ. Trong đó, thể chế thực thi là thể chể chính thức, còn thể chế hỗ trợ có thể coi là thể chế phi chính thức. Thể chế hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh được thể hiện qua tính linh hoạt, nhạy bén trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển các kỹ năng cho người lao động cùng với những ưu đãi về thuế, đất đai. Nghiên cứu cũng sử dụng các chỉ số thành phần trong PCI để phản ánh chất lượng thể chế địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính môi trường thể chế địa phương mà cụ thể là thể chế thực thi bao gồm tính minh bạch, tham nhũng (phí bôi trơn), tiếp cận sử dụng đất có vai trò quan trọng hơn cả đối với việc thu hút FDI. Những biến thể chế hỗ trợ: đào tạo lao động, hỗ trợ doanh nghiệp, tính năng động tiên phong lại ít có tác dụng.
Tác giả Bạch Ngọc Thắng (2017) sử dụng dữ liệu PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) để đánh giá chất lượng thể chế thực thi của 63 tỉnh thành giai đoạn 2006 – 2014 thông qua bốn chỉ số tổng hợp. Đó là các chỉ số gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí không chính thức và thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.
Theo đó, chỉ số gia nhập thị trường được đánh giá cao nhất trong số bốn chỉ số, trung bình từ 7.4 năm 2006 đến 8.3 vào năm 2014. Chỉ số tính minh được đánh giá là ổn định theo thời gian, trung bình từ 5.3 đến 6.0 trong giai đoạn 2006-2014. Ngược lại, chỉ số chi phí không chính thức dường như không cải thiện thêm trong giai đoạn này. Điều đó phản ánh tần suất và mức độ nghiêm trọng của các hành vi tham nhũng ở cấp địa phương. Chỉ số thiết chế pháp lý và an ninh trật tự là thấp nhất trong số bốn chỉ số, trung bình 3.8 trong năm 2006 và cải thiện đến 5.8 vào năm 2014. Bên cạnh việc đánh
giá chất lượng thể chế, phân tích tác động của thể chế quản lý điều hành cấp tỉnh tới tăng trưởng của doanh nghiệp thì nghiên cứu này của tác giả Bạch Ngọc Thắng còn là một trong những nghiên cứu đầu tiên vận dụng khái niệm thể chế quản lý điều hành của Dixit (2009) trong nghiên cứu về thể chế địa phương tại Việt Nam.
Nguyễn Văn Thắng và các cộng sự (2017) trong nghiên cứu “Thể chế địa phương, tham nhũng và chất lượng dịch vụ công: Bằng chứng từ cuộc điều tra quốc gia ở Việt Nam” đã sử dụng dữ liệu khảo sát của Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam ( PAPI) và ứng dụng mô hình probit để kiểm nghiệm mối quan hệ giữa tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân với mức độ tham nhũng thấp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu cấp huyện để kiểm chứng mối quan hệ giữa tham nhũng và chất lượng của các dịch vụ công. Kết quả cho thấy mức độ minh bạch, sự tham gia và trách nhiệm giải trình cao có liên quan đến mức độ tham nhũng thấp và tham nhũng có liên quan đến chất lượng dịch vụ công.
Van Tung, N. (2017) với nghiên cứu “Liên kết nào giữa hiệu quả kinh tế và chất lượng thể chế? Bằng chứng từ các tỉnh và thành phố Việt Nam” tìm kiếm các mối liên hệ có thể có giữa kết quả hoạt động kinh tế và chất lượng thể chế của các tỉnh và thành phố ở Việt Nam bằng cách sử dụng phân tích hồi quy. Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng Doanh thu thuần của tất cả các công ty trong từng tỉnh, thành phố. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh hoặc thành phố được sử dụng làm đại diện cho chất lượng thể chế. Theo tác giả, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) từ khi được công bố năm 2005 đã nâng cao tiếng nói quan trọng trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là lãnh đạo tỉnh. PCI là một bằng chứng tham khảo cho các nhà lãnh đạo địa phương tự nhìn lại mình để kiểm tra khả năng lãnh đạo và khả năng hoạch định, điều hành chính sách của họ. Hơn nữa, PCI là thước đo hiệu quả và việc thực hiện các chính sách. Kết quả là, nó buộc các nhà lãnh đạo cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp, báo cáo PCI cung cấp những thông tin hữu ích và khách quan thông tin. Do đó, PCI được sử dụng làm đại diện cho chất lượng thể chế của các tỉnh.
Trong khi chất lượng thể chế của một tỉnh được thể hiện bằng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thì Doanh thu của tất cả các doanh nghiệp ở mỗi tỉnh được sử dụng như một chỉ số mới về hoạt động kinh tế trong nghiên cứu này. Các Lý do chính cho sự lựa chọn này là Doanh thu thuần của tất cả các doanh nghiệp trong một tỉnh là một phần quan trọng để phản ánh GDP. Mục tiêu chính của
25
nghiên cứu này là tìm ra mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh tế và chất lượng thể chế của 63 tỉnh thành Việt Nam. Bằng cách sử dụng dữ liệu của năm 2012 và 2013, nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh tế của năm 2013 với PCI 2012 và PCI 2013.
Cụ thể, PCI 2012 có tác động tích cực đến Doanh thu thuần của tất cả các doanh nghiệp trong năm 2013 và PCI 2013 cũng có tác động tích cực đến Doanh thu thuần