Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế nhằm hỗ trợ cho khu vực doanh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 141 - 142)

doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh cho các địa phương.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp phát triển là một trong những giải pháp quan trọng để tạo nền tảng cho phát triển kinh tế địa phương. Các giải pháp cụ thể như sau:

Một là, hoàn thiện khung pháp luật về thành lập, tổ chức và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là chú trọng đến hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh nghiệp (luật doanh nghiệp, luật phá sản... và các quy định có liên quan đến thành lập và rút khỏi thị trường của doanh nghiệp). Hiện nay, ý thức chấp hành các quy định về giải thể của doanh nghiệp chưa cao, nhiều doanh nghiệp đã không còn hoạt động nhưng người đại diện pháp luật hoặc chủ doanh nghiệp không thực hiện các thủ tục để chấm dứt theo quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp “âm thầm biến mất”. Điều này dẫn đến các hậu quả như sai lệch thông tin thống kê về doanh nghiệp, thất thu thuế của Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ nợ và người lao động v.v. Việc các doanh nghiệp “âm thầm biến mất” cũng phản ảnh chế tài xử lý các hành vi vi phạm là chưa đủ tính răn đe.

Vì vậy, việc hoàn thiện Luật Doanh nghiệp cần chú trọng đến các quy định liên quan đến tổ chức và rút khỏi thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt là quy định về tạm ngừng kinh doanh, phá sản, giải thể v.v.

Các địa phương cũng cần có các quy định và hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ giải thể một cách nhanh chóng như hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ thuế, tuyên truyền pháp luật về giải thể doanh nghiệp, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp địa phương, thực hiện nghiêm chế tài xử lý khi phát hiện ra các vi phạm. Từ đó, tạo điều kiện cho quá trình rút khỏi thị trường của doanh nghiệp được thuận lợi, chuyển các nguồn lực sang nơi có hiệu quả sử dụng cao hơn.

Hai là, hoàn thiện khung pháp luật, chính sách để hình thành môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bằng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sự ra đời, hoạt động của những mô hình kinh doanh mới, lĩnh vực mới, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số.

115

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều đổi mới và đã có bước tiến dài trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng trùng lặp, chồng chéo và mâu thuẫn trong một số nội dung của Luật Doanh nghiệp và luật về ngành, nghề cụ thể. Để hoàn thiện và bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền tự do kinh doanh, tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ và cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thì cần đơn giản hóa, hợp lý hóa các quy định về điều kiện kinh doanh nhằm giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là, hoàn thiện khung pháp luật về sở hữu và hợp đồng theo hướng tạo đa dạng hóa các hình thức sở hữu đáp ứng được yêu cầu về hợp tác trong kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên thông qua các quy định về hợp đồng, hợp tác kinh doanh.

Bốn là, hoàn thiện khung pháp luật về quản lý, điều tiết kinh tế, đặc biệt là pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền. Các quy định pháp luật phải đảm bảo hình thành được môi trường cạnh tranh bình đẳng, hạn chế tối đa sự thao túng của các tổ chức kinh doanh quy mô lớn (các tập đoàn kinh tế).

Năm là, hoàn thiện khung pháp luật về giải quyết tranh chấp. Tại Việt Nam hiện nay, các chủ thể thị trường đã có quyền và được đảm bảo quyền tự do giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, hiệu lực và hiệu quả thực thi hợp đồng và giải quyết tranh chấp còn khá thấp, tòa án hay trọng tài hiện nay chưa phải là công cụ được ưu tiên sử dụng trong giải quyết tranh chấp, kể cả các tranh chấp thương mại. Điều này có thể do giải quyết tranh chấp bằng tòa án tốn kém nhiều chi phí, thủ tục phức tạp và tốn nhiều thời gian. Vì vậy, Việt Nam cần hoàn thiện thể chế về giải quyết tranh chấp cả bằng tòa án và ngoài tòa án. Các thủ tục, quy trình giải quyết tranh chấp cần rõ rang, dễ hiểu, minh bạch và được phổ biến rộng đến người dân và doanh nghiệp. Các địa phương nên tổ chức các diễn đàn đối thoại để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về hợp đồng nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật hợp đồng, pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng cho doanh nghiệp, người dân.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w