4.3.1. Kết quả mô hình với biến phụ thuộc là biến chi phí không chính thức (thay thế cho chỉ số tham nhũng)
Mô hình xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến biến số tham nhũng có dạng sau:
=+ + + + +
+ + (4.3)
Trong đó biến informalcost là chỉ số "chi phí không chính thức" của bộ chỉ số PCI, được xem là chỉ số thay thế cho biến tham nhũng.
Biến gdpper là biến thu nhập bình quân đầu người của mỗi tỉnh. Edu là biến trình độ giáo dục được tính bằng số năm đi học trung bình của người dân trong tỉnh. Biến fdi là biến tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trên tổng dân số. Biến số
internet là tỷ lệ hộ gia đình trong tỉnh sử dụng internet. Và ELF là biến phân hóa dân tộc cách tính như trình bày ở 4.1.1. Và biến indis là biến chênh lệch thu nhập nhóm thấp nhất và nhóm cao nhất tính theo ngũ phân vị.
Thực hiện hồi quy mô hình (4.3) với biến công cụ (mô hình 2SLS) cho kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả mô hình 2SLS với biến phụ thuộc là "chi phí không chính thức"
Kết quả các hệ số Informalcost Gddper Fdi Edu Indis ELF Internet
Các kiểm định chuẩn đoán mô hình Sargan statistic
Kiểm định tính nội sinh biến gdpper
Nguồn: Tính toán của tác giả
100
Kiểm định Sargan về sự phù hợp của biến công cụ cho thấy có thể bác bỏ giả thiết H0 (Giả thiết H0: biến công cụ không phải là biến phù hợp). Do đó, có thể kết luận rằng các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp. Kết quả kiểm định tính nội sinh của biến gdpper cho thấy có thể bác bỏ H0 ở mức ý nghĩa thống kê 1% (H0: biến gdpper là biến ngoại sinh). Do đó, có thể thấy hồi quy FE với biến công cụ là biến trễ của gdpper và biến dân số của tỉnh là một mô hình phù hợp. Các kết quả mô hình chỉ ra biến gdpper,
indis, internet có hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Theo đó, tỉnh có thu nhập bình
quân càng cao hay tỉnh có trình độ phát triển cao thì hiện tượng tham nhũng lại xảy ra nhiều hơn. Khi thu nhập bình quân tăng lên 1% thì điểm số của informalcost giảm 0.31%. Sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nghèo càng lớn (tăng 1%) thì điểm số của “chi phí không chính thức” giảm (giảm 1.3%) hay hiện tượng tham nhũng vặt lại nhiều hơn. Tương tự, tỉnh có thu hút FDI càng lớn (tăng 1%) thì hiện tượng thì điểm số của “chi phí không chính thức” càng thấp (giảm 0.01%). Ngược lại, tỷ lệ bao phủ internet (tăng 1%) ở tỉnh càng lớn thì điểm số của “chi phí không chính thức” tăng lên (tăng 0.48%) hay hiện tượng tham nhũng giảm xuống. Các biến trình độ giáo dục, và biến phân hóa dân tộc có các hệ số không có ý nghĩa thống kê hay không ảnh hưởng đến vấn đề tham nhũng (biến “chi phí không chính thức”).