Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 116 - 121)

Bảng 3.8 trình bày kết quả phân tích tương quan giữa các “chỉ số chất lượng thể chế” và biến “GDP bình quân đầu người” của các địa phương. Kết quả cho thấy, các chỉ số “thiết chế pháp lý”, “chi phí thời gian”, “sự năng động và tiên phong” của chính quyền tỉnh”, “PCI tổng hợp”, và “PAPI tổng hợp” đều tương quan dương và có ý nghĩa thống kê dưới 10% với GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, các hệ số tương quan không cao (PCI có hệ số tương quan cao nhất là 0.29, các chỉ số còn lại có hệ số tương quan dưới 0.2). Các chỉ số khác như “kiểm soát tham nhũng”; “chi phí không chính thức”, và “thủ tục hành chính công” không tương quan với biến “GDP bình quân” hay “trình độ phát triển” của địa phương.

Bảng 3.8: Phân tích tương quan chỉ số chất lượng thể chế và GDP bình quân đầu người

GDP Hệ số tương quan bình quân P-value Trình độ Hệ số tương quan giáo dục P-value Bất bình Hệ số tương quan đẳng P-value

Internet

92

Bảng 3.8 cũng cho biết mối tương quan giữa các chỉ số “chất lượng thể chế” với biến “trình độ giáo dục”. Trình độ giáo dục ở đây được tính là tỷ lệ dân số có trình độ từ phổ thông trung học, trung cấp nghề trở lên. Kết quả cho thấy chỉ có “chỉ số PCI tổng hợp”, “chỉ số thủ tục hành chính công” và “PAPI tổng hợp” có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê. Các chỉ số “chi phí không chính thức” và “Sự năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh” lại tương quan âm và có ý nghĩa thống kê. Như vậy, không có sự thống nhất trong mối tương quan giữa các chỉ số “chất lượng thể chế” với biến số “trình độ giáo dục”.

Đối với biến số bất bình đẳng (được tính bằng chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất theo ngũ phân vị), chỉ có các chỉ số “chi phí không chính thức”, “thủ tục hành chính công”, và “PAPI tổng hợp” có tương quan và có ý nghĩa thống kê. Chỉ số “chi phí không chính thức” có tương quan âm với biến số bất bình đẳng. Nhìn chung, theo kết quả kiểm định thì bất bình đẳng ít tương quan với các chỉ số chất lượng thể chế.

Đối với biến số “tỷ lệ hộ sử dụng internet” cho thấy hầu hết có tương quan dương (có ý nghĩa thống kê mức 1%), trừ biến chỉ số chi phí không chính thức.

Nhìn chung, các phân tích thống kê chưa khẳng định được tác động, ảnh hưởng của các biến số đến chất lượng thể chế, nhưng cũng đã gợi mở ra mối quan hệ giữa các chỉ số “chất lượng thể chế” và các biến số xem xét cho việc xây dựng mô hình đánh giá các yếu tốt ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương ở phần 4.1. Dựa trên kết quả phân tích thống kê, một số kết luận được rút ra như sau:

Thứ nhất, có sự khác biệt và chênh lệch về chất lượng thể chế giữa các vùng. Đồng

bằng Sông Cửu Long có chỉ số chất lượng thể chế trung bình tốt nhất trong giai đoạn xem xét.

Thứ hai, phân tích phương sai và tương quan cho thấy “trình độ phát triển” (tính bằng GDP bình quân đầu người) các địa phương và chất lượng thể chế có mối quan hệ với nhau. Tuy nhiên dấu (tương quan thuận hay tương quan nghịch) của các hệ số tương quan không thống nhất. Nhưng phần lớn thì địa phương có thu nhập bình quân cao sẽ có chỉ số chất lượng thể chế cao.

Thứ ba, phân tích phương sai cho thấy có sự chênh lệch về chất lượng thể chế với các nhóm địa phương có các mức độ thu hút FDI khác nhau.

Thứ tư, trình độ giáo dục và mức độ bất bình đẳng có tương quan với các chỉ số chất lượng thể chế với mức độ và chiều tương quan khác nhau.

Thứ năm, tiếp cận internet có tương quan dương đối với hầu hết các chỉ số chất lượng thể chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng môi trường thể chế của Việt Nam thông qua các bộ chỉ số đo lường chất lượng thể chế/quản trị quốc tế và Việt Nam và phân tích thực trạng phát triển tại các địa phương ở chương 3 có thể rút ra một số kết luận như sau:

a) Sự tuân thủ các thể chế được thiết lập để điều chỉnh các tương tác kinh tế và xã hội giữa công dân và nhà nước

Đối với vấn đề “kiểm soát tham nhũng”, chuỗi thời gian của các các chỉ số “tham nhũng” trong các bộ chỉ số quốc tế (WGI, GCI) và bộ chỉ số chất lượng thể chế cấp tỉnh (PAPI, PCI) đều chỉ ra vấn đề “kiểm soát tham nhũng” của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019 không có nhiều sự cải thiện. Điểm số “kiểm soát tham nhũng” vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới (WGI, GCI). Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp quan ngại về vấn đề tham nhũng vẫn rất cao. “Kiểm soát tham nhũng” được xem là chỉ số phản ánh rất lớn chất lượng thể chế, do vậy giải quyết được vấn đề tham nhũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thể chế chung.

Đối với vấn đề “Nhà nước pháp quyền” (rule of law) (hay “mức độ mà các chủ thể tuân thủ các quy tắc của xã hội, và đặc biệt là chất lượng của luật pháp trong việc thực thi hợp đồng, quyền sở hữu”), số liệu từ bộ chỉ số WGI chỉ ra chỉ số nhà nước pháp quyền có nhiều cải thiện từ năm 1996-2016, chỉ số đã vượt qua mức trung bình của thế giới và bắt kịp một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, chỉ số có giảm nhẹ trong năm 2016-2019. Tương tự, chỉ số “thiết chế pháp lý” của bộ PCI (thay thế cho “chỉ số nhà nước pháp quyền”) cũng chỉ ra sự cải thiện trong niềm tin của doanh nghiệp đối với “khả năng bảo vệ của pháp luật đối với vấn đề bản quyền và thực thi hợp đồng”. Nhìn chung, chất lượng của luật pháp về thực thi hợp đống, quyền sở hữu của Việt Nam đã có sự cải thiện trong những năm qua.

b) Khả năng xây dựng và thực thi chính sách của chính phủ

Đối với vấn đề về “hiệu lực của chính phủ”, chỉ số “hiệu lực của chính phủ” trong bộ WGI chỉ ra có sự cải thiện trong giai đoạn 2016-2019 và vượt lên trên chỉ số trung bình của thế giới giai đoạn 1996-2019. Như vậy, có sự cải thiện rõ rệt trong “chất lượng dịch vụ công, chất lượng hoạt động của cơ quan chính phủ, chất lượng chính sách và thực thi chính sách, độ tin cậy của các cam kết” của Việt Nam. Tuy nhiên, xét riêng về “hành chính công” các chỉ số “thủ tục hành chính công” của PAPI, “chi phí thời gian”, và “chi phí gia nhập thị trường của PCI” thì vấn đề về chất lượng “hành chính công” ở cấp địa phương của Việt Nam chưa có nhiều cải thiện, thậm chí

94

có những khía cạnh còn xấu đi. Ở góc độ doanh nghiệp, điểm sáng trong cải cách thủ tục hành chính là “chi phí ra nhập thị trường” (thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp, thời gian doanh nghiệp chờ đợi để hoạt động chính thức) đã giảm xuống. Tuy nhiên, thời gian để giải quyết các thủ tục hành chính khác thì không được cải thiện. Ở góc độ người dân, các thủ tục hành chính tục liên quan đến “chứng thực xác nhận”, “Giấy phép xây dựng”, “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”…vv chưa có nhiều thay đổi trong 10 năm qua.

Đối với vấn đề “chất lượng của các quy định”, chỉ số “chất lượng các quy định” của WGI cho thấy có sự cải thiện nhưng khá chậm chạp, mặt khác vẫn dưới mức trung bình của thế giới. Như vậy, năng lực xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ cho khu vực tư nhân của Việt Nam còn khá yếu. Tuy nhiên, chỉ số “sự năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh” của bộ chỉ số PCI cho thấy ở cấp độ địa phương cũng cho thấy được sự cải thiện trong “xây dựng và thực thi” chính sách phát triển khu vực tư nhân. Tuy nhiên, mức độ cải thiện còn chưa cao và nhiều chỉ số thành phần còn yếu.

Đối với vấn đề “tính công khai, minh bạch”, các chỉ số trong cả PCI và PAPI đều chỉ ra tính công khai, minh bạch thông tin, và sự dễ đoán định trong việc thực thi pháp luật của chính quyền tỉnh dù có cải thiện, nhưng mặt bằng chung là còn yếu. Điều này dẫn đến sự bất đối xứng về mặt thông tin, gây ra các rủi ro và chi phí giao dịch lớn cho doanh nghiệp.

c) Thực trạng phát triển của các địa phương

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, mức độ gia tăng hàng năm thu nhập bình quần trên đầu người của các địa phương cho thấy sự phát triển kinh tế tại các địa phương ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, sự phát triển này không đồng đều giữa các vùng và địa phương. Ngoài ra, có sự cải thiện rõ rệt về khả năng thu hút FDI cũng như mức độ bao phủ internet tại nhiều tỉnh/thành phố, cùng với đó, giáo dục cũng được quan tâm nhiều hơn tại các địa phương.

Các phân tích phương sai và phân tích tương quan cho thấy có mối quan hệ giữa các biến số đến các chỉ số đo lường chất lượng thể chế địa phương. Điều này góp phần gợi mở cho việc xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế được thực hiện trong chương 4.

CHƯƠNG 4

MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG

Phần này sẽ trình bày xây dựng mô hình với cách giải quyết vấn đề các biến nội sinh, các thủ tục ước lượng mô hình và kết quả mô hình.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w