Nhóm giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 142 - 146)

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thu nhập bình quân trên đầu người có ảnh hưởng đa chiều đến chất lượng thể chế theo từng khía cạnh khác nhau. Thu nhập bình quân trên đầu người cao giúp cải thiện chỉ số “thiết chế pháp lý” và chỉ số “chi phí thời gian”, hay nói cách khác nó giúp cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công và cải thiện hiệu quả thực thi pháp luật, an ninh trật tự và môi trường kinh doanh ở địa phương.

Tuy nhiên, thu nhập bình quân tăng cũng khiến hiện tượng tham nhũng nhiều hơn. Chính vì vậy, để phát huy những ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của thu nhập bình quân trên đầu người đến chất lượng thể chế địa phương thì các tỉnh/thành phố cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:

a) Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động tại địa phương

Để nâng cao thu nhập cho người dân thì vấn đề giải quyết việc làm cho lao động địa phương cần được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, chính quyền các tỉnh cần tập trung thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển sản xuất, triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ người lao động. Ngoài ra, cần chủ động trong các công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước và xuất khẩu lao động, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Các địa phương có thể đẩy nhanh hoạt động tạo việc làm thông qua kích thích đầu tư, tạo việc làm trong các doanh nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp tại địa phương. Thông qua các chính sách ưu đãi, chính quyền địa phương có thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nguồn nhân lực địa phương, coi trọng vốn con người như các nguồn vốn khác. Các doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần đầu tư cho đào tạo nghề để nâng cao năng lực cũng như tăng lương cho cán bộ, nhân viên.

b) Phát huy tính năng động và tiên phong của chính quyền địa phương.

Để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm ở địa phương, chính quyền các tỉnh cần sáng tạo trong quá trình thực thi chính sách của Trung ương và có những sáng kiến, chính sách riêng để phát triển kinh tế.

Xây dựng chính quyền địa phương năng động, sáng tạo cần phải dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, đúng với quy định về chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013 và trên cơ sở phát triển dựa vào tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Để làm được điều đó, chính quyền các tỉnh nên tập trung vào các giải pháp như:

- Đổi mới tư duy về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của chính quyền địa phương đối với lãnh đạo địa phương, cán bộ, các doanh nghiệp địa phương và người dân. Theo đó, doanh nghiệp và người dân được đặt ở vị trí chủ thể trung tâm của kinh tế địa phương, là đối tượng phục vụ của chính quyền tỉnh. Quản lý của chính quyền địa phương về kinh tế cần chuyển từ quản lý bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý bằng cung cấp dịch vụ, phục vụ cho doanh nghiệp và người dân địa phương.

117

- Thu hẹp phạm vi can thiệp của chính quyền vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Chuyển từ can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp thông qua loại bỏ, giảm bớt các mệnh lệnh hành chính, chuyển sang vận dụng sáng tạo các chính sách của nhà nước, khung khổ pháp luật để điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp trên trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

- Ngăn chặn hiện tượng cán bộ, quan chức sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng các biện pháp như minh bạch hóa hoạt động của chính quyền địa phương, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiếp cận thông tin, mở rộng dân chủ ở xã phường, thị trấn, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp được quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, có chế tài đủ mạnh để răn đe cán bộ.

- Nâng cao năng lực xây dựng và thực thi chính sách cho cán bộ địa phương thông qua việc đào tạo kỹ năng phân tích chính sách, khả năng tham gia ý kiến đóng góp xây dựng chính sách, kỹ năng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khả năng thực hiện chương trình, dự án trong thực tế…; cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực và vật chất cần thiết để thực hiện chính sách; tăng cường sự tương tác và phối hợp trong thực thi chính sách; tăng cường sự tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng chính sách.

c) Tăng cường phòng chống tham nhũng ở địa phương.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, thu nhập bình quân trên đầu người tăng thì hiện tượng tham nhũng ở địa phương cũng tăng lên. Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực này đến chất lượng thể chế thì các địa phương cần tăng cường phóng chống tham nhũng thông qua một số biện pháp như:

Thứ nhất, tăng cường trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương.

Nâng cao trách nhiệm giải trình có tác dụng thúc đẩy sự minh bạch thông tin và góp phần kiểm soát quyền lực Nhà nước. Vì vậy, đó là một biện pháp phòng chống tham nhũng hiệu quả. Tăng cường trách nhiệm giải trình cũng là một điều kiện quan trọng để xây dựng nền quản trị chất lượng cho địa phương.

Tại Việt Nam, trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương tuy đã bắt đầu được quan tâm trong những năm gần đây, nhưng còn chưa có các quy định rõ ràng, việc thể chế hóa trách nhiệm giải trình còn nhiều hạn chế. Vì vậy, các địa phương cần chủ động đưa ra các quy định về trách nhiệm giải trình ở địa phương. Bên cạnh trách nhiệm giải trình trong nội bộ các cơ quan như giải trình về thực thi nhiệm vụ, giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập thì chính quyền địa phương cũng cần thay đổi cách tiếp cận,

tăng cường trách nhiệm giải trình đối với các chủ thể bên ngoài. Các địa phương cần tạo lập các thể chế chính thức cho phép các tác nhân phi nhà nước có quyền yêu cầu các quan chức phải giải trình, chịu trách nhiệm về các hoạt động quản trị của chính quyền địa phương.

Ngoài việc thể chế hóa trách nhiệm giải trình thì hiện đại hóa, đa dạng hóa phương tiện giải trình cũng cần được quan tâm như việc ứng dụng internet, giải trình công khai trên các trang thông tin trực tuyến, bổ sung tính năng tương tác bằng hỏi đáp giữa chính quyền với người ngân và doanh nghiệp, bỏ phiếu tín nhiêm và thu nhận ý kiến đánh giá của người dân qua kênh trực tuyến.

Thứ hai, công khai, minh bạch, tăng cường sự tham gia của người dân trong phòng chống tham nhũng.

Song song với tăng cường trách nhiệm giải trình thì các địa phương cũng cần có các cơ chế tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tham gia vào quá trình phòng ngừa và đấu tranh với tham nhũng như: Xây dựng bộ nguyên tác công khai, minh bạch trong các khâu và hoạt động liên quan đến người dân và doanh nghiệp; cải thiện khả năng tiếp cận thông tin cho người dân thông qua mở rộng hạ tầng mạng lưới internet; tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng và các biện pháp khuyến khích sự sẵn sàng và mạnh mẽ của người dân, doanh nghiệp trong việc báo cáo tham nhũng; kết hợp sự tham gia của cả các tổ chức phi chính phủ và giới truyền thông, coi đó là một trong những kênh để người dân tố cáo tham nhũng.

Thứ ba, nâng cao năng lực công tác thanh tra, giám sát, đánh giá tình hình phục vụ và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, nhất là vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp; Xử lý kịp thời các vi phạm của cán bộ như hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn khi thụ lý hồ sơ của người dân và doanh nghiệp nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa công sở của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

d) Phát triển kinh tế địa phương cần đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết vấn đề

bất bình đẳng thu nhập, làm tốt chính sách cho người nghèo, người dân tộc thiểu số.

Nghiên cứu đã chứng minh bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng đến chất lượng thể chế ở nhiều chiều cạnh khác nhau, trong đó có ảnh hưởng tiêu cực thông qua chỉ số “chi phí không chính thức”. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giải quyết vấn đề bất bình đẳng sẽ giúp giảm thiểu các xung đột xã hội, cải thiện ổn định chính trị - xã hội, an ninh trật tự. Chính vì vậy, phát triển kinh tế địa phương cần theo hướng tạo

119

lập phúc lợi và an sinh xã hội cho người dân, thực hành tiết kiệm, chi tiêu hợp lý và có chính sách phù hợp để thu hút và sử dụng nguồn thuế cho phúc lợi xã hội, góp phần chia sẻ thành quả phát triển cho các nhóm dân cư, nhất là nhóm yếu thế.

Để đảm bảo hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị thì các tỉnh/thành phố cần có chính sách cụ thể cho hoạt động đào tạo nghề tại nông thôn, miền núi và phải gắn với giải quyết việc làm. Các tỉnh nên thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu tiên và nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước có các dự án giải quyết được nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, các địa phương có sự đa dạng về các thành phần dân tốc cần đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại vùng nông thôn, miền núi nhằm giảm cách biệt địa lý và khuyến khích di cư ở nhóm người dân tộc thiểu số để tăng khả năng hòa nhập xã hội, tăng cường tiếp cận giáo dục và cơ hội việc làm cho người dân tộc, miền núi.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 142 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w