Tham nhũng và kiểm soát tham nhũng luôn là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thể chế. Kiểm soát tham nhũng nằm trong trụ cột “Sự tuân thủ các thể chế được thiết lập để điều chỉnh các tương tác kinh tế và xã hội giữa công dân và nhà nước” để đo lường chất lượng thể chế. Theo tổng quan về định nghĩa và đo lường chất lượng thể chế thì “kiểm soát tham nhũng” sẽ phản ánh khá lớn chất lượng thể chế của một quốc gia, khu vực, địa phương.
Đối với bộ dữ liệu PCI không có chỉ tiêu đánh giá vấn đề tham nhũng một các trực tiếp, nhưng chỉ tiêu về “chi phí không chính thức” có thể xem như thay thế cho việc đánh giá tình hình nhũng nhiễu và tham nhũng của các cá nhân trong bộ máy công quyền đối với các doanh nghiệp.
Chỉ tiêu “chi phí không chính thức” của PCI gốc bao gồm các chỉ tiêu thành phần sau: “Các DN cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý); % DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức; % DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức; công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức (% thường xuyên hoặc luôn luôn)” (PCI, 2018).
Các chỉ tiêu thành phần của chỉ số “chi phí không chính thức” cho thấy phần nào bức tranh về nạn nhũng nhiễu, tham nhũng ở các địa phương. Trong khoảng 2006- 2019, việc doanh nghiệp phải trả các chi phí “bôi trơn” không chính thức có chút suy giảm. Tại tỉnh trung vị, có đến 54% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2017, đã giảm so với mức 70% của năm 2006. Đặc biệt, trong giai đoạn từ 2009-2013, tại tỉnh trung vị tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức có giảm xuống mức thấp nhất là 50%, nhưng giai đoạn 2014-2016 tỷ lệ này lại tăng lên 66%. Từ 2017-2019, vấn đề chi phí “bôi trơn” lại được cải thiện hơn ở các địa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức vẫn còn cao. Nhìn chung, môi trường thể chế ở các địa phương cho thấy sự minh bạch còn yếu, điều này
một phần sẽ dẫn đến các vấn đề về nhũng nhiễu, hạch sách, tham nhũng và cuối cùng phát sinh các chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, có gần 10% doanh nghiệp tại tỉnh trung vị phải dùng đến gần 10% doanh thu cho các khoản chi không chính thức năm 2017, giảm nhẹ so với 12,9% năm 2006, đến năm 2019 tỷ lệ này còn 7,5%. Trong suốt giai đoạn từ 2006-2019, tỷ lệ này có xu hướng giảm ở các năm 2009-2013 với mức thấp nhất là 6.45%, và giai đoạn 2017-2019 với mức thấp nhất là 7.5%. Đặc biệt, các doanh nghiệp cho rằng vấn đề nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp còn quá phổ biến, thậm chí tỷ lệ doanh nghiệp phải trải nghiệm hiện tượng nhũng nhiễu thậm chí tăng lên đến 20% tại tỉnh trung vị trong giai 2006-2017 (từ 39% năm 2006 lên 60.83% năm 2017) và có suy giảm trong 2017-2019 nhưng vẫn ở mức đạt 54%. Tương tự và cùng xu hướng, tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng các công việc sẽ đạt được kết quả như mong muốn sau khi trả chi phí không chính thức đã tăng từ 47% năm 2006 lên 60% năm 2019 (Hình 3.5).
Trả thêm chi phí không chính
20
06
% Doanh nghiệp phải chi hơn 10% cho các chi phí
20 06 20 07 100 80 60 40 20 0
Hiện tượng nhũng nhiễu (%)
0
20
06
20
07
Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung vị 20
06
20
07
Giá trị lớn nhất Giá trị lớn nhất
Từ góc độ của người dân, vấn đề tham nhũng sẽ được đánh giá dựa trên chỉ số thành phần của PAPI là “kiểm soát tham nhũng”.
2,5 2 1,5 1 0,5 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Ki m soát tham nhũng trong chính quy n đ a phương
Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công
Công b ng trong tuy n d ng vào khu v c nhà nư c
Quyết tâm chống tham nhũng
Hình 3.6: Chỉ số kiểm soát tham nhũng PAPI, 2011-2019
Nguồn: Báo cáo PAPI 2018, 2019 và tổng hợp của tác giả
Các chỉ tiêu thành phần của chỉ số “kiểm soát tham nhũng” bao gồm: “Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương, Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công, công bằng trong tuyển dụng vào khu vực nhà nước, và quyết tâm chống tham nhũng”. Các chỉ tiêu này có thang điểm từ 0.25-2.5 điểm. Hình 3.6 chỉ ra xu thế chung của các chỉ số thành phần của kiểm soát tham nhũng là tích cực và có sự cải thiện đáng kể từ 2011-2019. Chỉ tiêu thành phần “kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công” luôn đạt điểm cao nhất và tăng từ 1.74 điểm năm 2011 lên 2.03 điểm năm 2019. Tiếp đến là chỉ số về “quyết tâm chống tham nhũng” cũng với xu hướng tích cực tăng từ 1.54 điểm năm 2011 lên 1.89 điểm năm 2019. Vấn đề về “kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương” từ quan điểm của người dân cũng cho thấy sự cải thiện hơn trong khoảng 2011-2019 (tăng từ 1.38 lên 1.73 điểm). Chỉ tiêu “công bằng trong tuyển dụng vào khu vực nhà nước” tuy cũng có xu hướng tích cực nhưng luôn có điểm số ở mức thấp nhất so với các chỉ tiêu khác trong 8 năm (tăng từ 0.91 năm 2006 lên 1.17 năm 2019).
69
Cụ thể hơn bảng 3.1 dưới đây phản ánh phần nào cảm nhận và đánh giá của người dân về tình hình tham nhũng khu vực công. Chẳng hạn, đối với vấn đề người xin việc phải “lót tay” để có thể xin vào làm cơ quan nhà nước theo đánh giá người dân không có nhiều sự thay đổi kể từ năm 2011 đến 2018. Tỷ lệ cho rằng người dân phải có chi phí “lót tay” khi đi xin việc trong khu vực công vẫn luôn ở trên mức 46%. Tỷ lệ tăng từ 2011-2016 (từ 46% lên 54%), sau đó tỷ lệ này giảm dần và trở về 46% năm 2018, nếu xét về xu hướng thì rõ ràng tình trạng “lót tay” khi đi xin việc không thay đổi. Tương tự xu hướng này đối với tình trạng chi thêm cho khám chữa bệnh, chi làm giấy phép xây dựng hay việc cán bộ chi công quỹ cho việc cá nhân. Chi tiền cho làm giấy chứng nhận sử dụng đất lại tăng từ 25% lên 32 năm 2018. Chỉ có chi tiền để học sinh được quan tâm đã giảm từ 42% xuống 32%, và theo xu hướng giảm trong suốt 8 năm.
Bảng 3.1: Tình hình tham nhũng khu vực công 2011-2018
Phải lót tay việc vào cơ quan nhà nước Đúng phần nào (%) 2011 14 2012 14 2013 15 2014 15 2015 14 2016 16 2017 17
70
Tóm lại, từ góc độ của người dân cho thấy tình hình tham nhũng nếu xét từ 2011-2019 không có nhiều thay đổi. Sự biến động theo chiều hướng tiêu cực từ 2013- 2016, được bù đắp lại bằng sự cải thiện trong các năm 2017-2018. Điều này được nhận định rằng: “Những nỗ lực chống tham nhũng trong hai năm qua dường như có tác động khá đáng kể tới đánh giá của người dân về hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” (PAPI, 2018). Tuy nhiên, tỷ lệ người dân trải nghiệm và quan ngại về vấn đề tham nhũng vẫn rất cao, đặc biệt là vấn đề xin việc và thi tuyển ở các cơ quan nhà nước.
Tương tự, góc nhìn của doanh nghiệp cho thấy tình hình tham nhũng có cải thiện nếu tính từ 2006-2019. Trong khoảng từ 2011-2015, vấn đề tham nhũng diễn biến theo hướng tiêu cực, và tình hình tốt hơn từ 2016-2019.
Nhìn chung, vấn đề tham nhũng theo đánh giá của người dân có xu hướng tốt hơn nhưng không nhiều, tỷ lệ quan ngại vấn đề tham nhũng vẫn còn cao. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của chính quyền các địa phương tiếp tục đẩy mạnh nâng cao biện pháp phòng chống tham nhũng tăng chất lượng quản trị và thể chế công cấp tỉnh.