Hoạt động của các mô hình gọi vốn khởi nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 60 - 75)

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới xem khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các DNKN có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như những đổi mới trong quy trình sản xuất, cung ứng hoặc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới… Những nhà khởi nghiệp và truyền cảm hứng mang tính biểu tượng hàng đầu như Bill Gates, Michael Dell, Henry Ford, Andrew Carngie hay Thomas Edison... đã tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng, đột phá trong nhiều ngành công nghiệp.

Huy động vốn từ nhà đầu tư thiên thần

Theo số liệu công bố tại Diễn đàn Nhà đầu tư thiên thần toàn cầu (World Business Angels Investment Forum) năm 2019, giá trị đầu tư thiên thần trên toàn thế giới tang nhanh liên tục. Năm 2019, tổng giá trị đầu tư thiên thần vào khoảng 60 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2018 (50 tỷ USD) và được dự báo sẽ tăng lên 250 tỷ USD trong vòng 5 đến 7 năm tới. Số liệu thống kê của Crunchbase news cho thấy, số lượng startup được đầu tư bởi nhà đầu tư thiên thần tăng liên tục qua các năm.

Hình 2.1: Đầu tư thiên thần vào startup toàn thế giới 2010 - 2019

Nguồn: Báo cáo đầu tư toàn cầu quý 4/EOY 2019 của Crunchbase

Báo cáo thống kê do Harvard Business School công bố năm 2017 cho thấy, giá trị đầu tư của nhà đầu tư thiên thần cho startup hàng năm tại Mỹ khoảng 24 tỷ USD. Các startup tại Mỹ kêu gọi đầu tư bình quân ở mức khoảng 450.000 USD từ nhà đầu tư thiên thần. 55% nhà đầu tư thiên thần tại Mỹ từng có kinh nghiệm sáng lập hoặc CEO của startup do chính họ tạo dựng. Cũng theo báo cáo, 5 lĩnh vực đầu tư nhiều nhất của nhà đầu tư thiên thần là: Công nghệ, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, hàng tiêu dùng, và giáo dục.

Hình 2.2: Các lĩnh vực đầu tư nhiêu nhất của nhà đầu tư thiên thần tại Mỹ

Nguồn: Harvard Business School

Tại khu vực châu Âu, hoạt động đầu tư thiên thần ngày càng có xu hướng phát triển. Giá trị đầu tư và số dự án đầu tư tăng đều qua các năm.

Bảng 2.1: Thống kê vê đầu tư thiên thần tại châu Âu giai đoạn 2014 – 2018

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị đầu tư (triệu EURO) 5.781 6.069 6.672 7.724 7.7450 Số dự án đầu tư 33.210 32.940 38.230 39.390 37.200 Số lượng nhà đầu tư thiên thần 288.900 303.605 312.500 337.500 345.000

Nguồn: European Business Angels Network

Trí tuệ nhân tạo (AI), thương mại điện tử, chăm sóc sức khỏe thông minh, công nghệ tài chính (fintech), công nghệ nền tảng (deep tech), năng lượng tái tạo là

các lĩnh vực được nhà đầu tư thiên thần đầu tư nhiều nhất tại thị trường châu Âu. Tại Châu Âu, khoảng 40% số nhà đầu tư thiên thần từng là nhà sáng lập startup.

Hình 2.3: Tỷ lệ startup thuộc các lĩnh vực được đầu tư bởi các nhà đầu tư thiên thần châu Âu năm 2019

Nguồn: Báo cáo của the State of European Tech

Ở châu Á, khu vực Đông Nam Á là khu vực có hoạt động đầu tư thiên thần sôi động nhất. Hệ sinh thái startup của 6 quốc gia trong khu vực, bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines ngày càng hoàn thiện và thúc đẩy startup ở các nước này phát triển. Theo báo thống kê của e27 năm 2018, tại 6 quốc gia nêu trên có tổng số trên 5.828 startup, đầu tư vốn từ nhà đầu tư thiên thần vào startup có tổng giá trị trên 853 triệu USD, tăng tới 326% so với giá trị đầu tư 10 năm trước (61 triệu USD năm 2008).

Từ những năm 1980, tại các nước phát triển, các nhà đầu tư thiên thần đã có xu hướng kết hợp lại với nhau thành các hội, nhóm nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ rủi ro đầu tư và thiết lập nên các quỹ có khả năng tiến hành các hoạt động đầu tư lớn hơn. Các hội nhóm nhà đầu tư thiên thần thường có từ 10 đến 150 nhà đầu tư được công nhận chính thức. Tại Mỹ, nếu như vào năm 1996 chỉ có khoảng

10 hội nhóm nhà đầu tư thiên thần, thì tới năm 2017 đã có trên 250 hội nhóm. Tại châu Âu, năm 1999, Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần châu Âu (EBAN) được thành lập, tới năm 2018 có tổng số 482 mạng lưới nhà đầu tư thiên thần hoạt động tại châu Âu. Tại châu Á, mạng lưới nhà đầu tư thiên thần Đông Nam Á (BANSEA) được thành lập, năm 2011 có trụ sở tại Singapore và tại 6 quốc gia có hệ sinh thái startup đã và đang phát triển đều có mạng lưới nhà đầu tư thiên thần quốc gia. Mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần trên thế giới và khu vực ngày càng gia tăng về số lượng cho thấy xu thế chung trong hoạt động đầu tư thiên thần hiện nay.

Huy động vốn từ cộng đồng

Hình thức Huy động vốn từ cộng đồng (Crowdfunding) có lịch sử hình thành lâu đời. Bắt đầu của dự án Crowdfunding từ việc gây quỹ cung cấp các khoản vay cho các gia đình có nguồn thu nhập thấp ở các vùng nông thôn Ireland. Những hộ gia đình này không có kinh nghiệm về tín dụng cũng như thế chấp tài sản, nhưng vẫn được cho là đáng tin cậy. Đến năm 1800 đã có hơn 300 chương trình khắp cả nước Anh tài trợ cho dự án này, thời điểm cao nhất có 20% hộ gia đình sử dụng vốn từ nguồn này. Sau đó đã có một loạt các dự án kêu gọi vốn bằng hình thức crowdfunding khác như tượng Nữ Thần Tự Do năm 1885, ngân hàng Grameen vào năm 1976, ban nhạc Rock Anh Marillion vào năm 1997… Việc sử dụng thuật ngữ “Crowdfunding” lần đầu tiên được ghi lại đến từ Michael Sullivan trong fundavlog vào tháng 8 năm 2006.

Sau khủng hoảng tài chính những năm 2007 - 2008, những nền tảng gọi vốn cộng đồng như Indiegogo và Kickstarter ra đời. Đó là thời điểm những công ty khởi nghiệp khó tiếp cận vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng thực hiện gọi vốn cộng đồng - tập hợp các khoản vốn nhỏ từ lượng lớn cá nhân đơn lẻ để tài trợ cho doanh nghiệp mới. Năm 2012, chính phủ Mỹ ban hành luật chính thức cho loại hình này. Trong năm 2013 đã có 500 nền tảng crowdfunding thương mại và 9.000 tên miền đăng ký liên quan đến Crowdfunding. Đến cuối năm 2014 đã có hơn 5.000 giao dịch.

Hình 2.4: Giá trị huy động vốn cộng đồng trên toàn thế giới

Nguồn: Báo cáo về Huy động vốn cộng đồng toàn cầu của The Crowdfunding Center

Dù được đánh giá là vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, nhưng hoạt động của các mô hình gọi vốn cộng đồng đã được chứng minh là rất thành công trên thế giới. Ví dụ, nền tảng huy động vốn OurCrowd công bố vào tháng 3/2019 rằng đã đạt được 1 tỷ USD số tiền huy động được chỉ trong 6 năm. Theo Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC), hình thức này đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và chứng tỏ là một lựa chọn ngày càng khả thi cho công ty khởi nghiệp đang tìm vốn và những nhà đầu tư. Cũng theo tổ chức này, tỷ lệ thành công của các công ty huy động vốn cộng đồng đã tăng từ 58,9% trong năm 2017 lên 63,9% vào năm 2018. Theo dữ liệu của Công ty Fundera, trong năm 2019, số tiền huy động được thông qua gọi vốn cộng đồng tăng 33,7%, với khoảng 6.450.000 chiến dịch trên toàn thế giới. Các chiến dịch thành công huy động trung bình khoảng 28.656 USD.

Một trong những lợi thế lớn của mô hình huy động vốn từ cộng đồng là tác động tích cực của nó với các dự án ở các nước đang phát triển. Trong khi Thung lũng Silicon và các thị trường vốn trưởng thành có thể giúp các doanh nhân thực hiện mục tiêu của họ dễ dàng, thì những người ở các nền kinh tế mới nổi và các khu vực nghèo đói trên thế giới thường có ít lựa chọn. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, ước tính có tới 344 triệu hộ gia đình ở các nước đang phát triển có thể đóng góp cho hoạt động

gọi vốn từ cộng đồng. Sự tăng trưởng của huy động vốn từ cộng đồng cho thấy giới đầu tư khắp thế giới sẽ coi đây là mô hình huy động vốn khả thi trong những năm tới. Trong đại dịch Covid-19, mô hình gọi vốn cộng đồng phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh như Mỹ, Ấn Độ. Một ví dụ là tại Mỹ, nền tảng gọi vốn cộng đồng Republic đã gọi vốn thành công với số tiền đầu tư lên đến hơn 300% với hơn 1 triệu nhà đầu tư đến từ 110 quốc gia trên thế giới. Số lượng công ty được đầu tư tăng lên gấp đôi so với 3 năm trước đây với hơn 300 trong tổng số 30.000 công ty nộp đơn. Theo Công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Technavio, thị trường huy động vốn cộng đồng sẽ tăng 89,72 tỷ đô la từ năm 2018 đến năm 2022 với tỷ lệ tăng trưởng gộp hàng năm là 17%.

Sau đây là một số nền tảng gọi vốn cộng đồng nổi tiếng nhất hiện nay trên thế giới cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Kickstarter.com

Theo Kickstarter, kể từ khi thành lập, gần 9,8 triệu người đã ủng hộ dự án, kêu gọi được hơn 2 tỉ USD và 95.000 dự án đã được tài trợ thành công. Trong năm 2012, Kickstarter đã kêu gọi được 319,8 triệu đô la Mỹ cho nhiều dự án ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các dự án gọi vốn cộng đồng được gửi tới KickStarter phải thuộc các lĩnh vực từ phim ảnh, games, âm nhạc đến nghệ thuật, thiết kế, và công nghệ. Những dự án cho mục đích cá nhân, từ thiện hoặc tài trợ cho chính bản thân chủ dự án hay không thỏa các điều kiện của KickStarter sẽ không được chấp nhận.

Một dự án khi đưa lên Kickstarter đồng thời phải đưa ra một mức vốn đầu tư cần có, cùng với một thời hạn nhất định để giới thiệu đến người dùng. Từ lúc bắt đầu ra mắt đến hết thời hạn, dự án phải đạt hoặc vượt qua mức vốn ban đầu đặt ra. Nếu một dự án không thu hút đủ vốn sau thời gian đã định, dự án đó sẽ bị hủy bỏ đầu tư, tất cả số tiền ghi nhận được qua hệ thống của KickStater đều được hoàn trả lại cho người đóng góp.

Hình 2.5: Các dự án Kickstarter tiêu biểu đã gọi vốn thành công tính đến hết năm 2020 (dựa trên tổng số tiên huy động được)

Nguồn: Báo cáo số liệu về hoạt động của KickStater

Thống kê cho thấy bảng xếp hạng các dự án đã gọi vốn thành công nhất trên nền tảng Kickstarter tính đến tháng 12 năm 2020. Vào cuối tháng 8 năm 2014, dự án Coolest Cooler đã hoàn thành hoạt động gọi vốn trên Kickstarter với hơn 13,28 triệu USD tài trợ cho dự án. Cho đến thời điểm đó, dự án đồng hồ giấy-điện tử (e- paper watch) Pebble đã giữ danh hiệu cho dự án được tài trợ cao nhất trên trang web huy động vốn cộng đồng với 10,27 triệu USD. Vào tháng 3 năm 2015, dự án đồng hồ thông minh thứ hai của Pebble đã công khai hoàn thành việc huy động vốn từ cộng đồng với 20,34 triệu USD được huy động từ nguồn vốn tài trợ đặt trước trên

Kickstarter.

GoFundMe.com

Với GoFundMe, người dùng đăng ký, tạo website gọi vốn cộng đồng, chia sẻ hình ảnh và video, sau đó chia sẻ link cho bạn bè và gia đình. GoFundMe khuyến khích người kêu gọi vốn đăng các tin nhắn update và ghi chú cảm ơn đến những người ủng hộ thành công cho dự án của họ trên chính website GoFundMe. Với chi phí 5% trên mỗi lượt quyên góp, bất cứ ai có nhu cầu kêu gọi quyên góp vốn đều có thể tham gia.

RocketHub.com

Người dùng đăng tải dự án của mình bằng các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau được cung cấp trên website. Trong đó ghi rõ chi phí vốn cần có, thời gian cần thiết để gọi vốn và công bố phần thưởng cho người quyên góp vốn sẽ nhận được (hàng hóa hoặc dịch vụ) khi đóng góp vốn thành công để phát triển dự án.

Đối tượng phục vụ: Những dự án có tác động tích cực đến các mặt xã hội, nghệ thuật, khoa học và kinh doanh.

Nếu kêu gọi vốn thành công, người dùng phải trả 4% phí hoa hồng và 4% phí duy trì thẻ tín dụng. Ngược lại, người dùng phải trả 8% phí hoa hồng và 4% phí duy trì thẻ tín dụng.

Huy động vốn đầu tư mạo hiểm

Mỹ được coi là cái nôi của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm. Chính phủ Mỹ đã thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ nhằm huy động vốn từ các cá nhân. Vốn đầu tư mạo hiểm đã tạo cơ hội để phát triển hàng loạt công ty trong lĩnh vực công nghệ, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như HP, Intel, Microsoft, Apple. Dần dần, Chính phủ Hoa Kỳ hình thành hai trung tâm đầu tư mạo hiểm là Boston và Thung lũng Silicon. Chính phủ Mỹ đã tạo môi trường khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân - cầu vốn mạo hiểm. Nhìn chung, Luật Phá sản và Luật Bảo vệ sở hữu trí tuệ đã có tác dụng rất lớn. Luật Phá sản đem lại cho những người bị phá sản cơ hội mới để khởi động lại và nhanh chóng chuyển các nguồn lực ra khỏi các công ty không có tính cạnh tranh. Ngoài ra, Mỹ còn thiết lập một số hệ thống bảo vệ các

quyền sở hữu trí tuệ mạnh nhất thế giới. Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ có tác động rất lớn trong khuyến

khích đầu tư vào tài sản vô hình – điển hình cho khu vực công nghệ cao. Nó cũng khuyến khích các cá nhân nghiên cứu sáng tạo và khởi nghiệp vì quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ. Quốc hội Mỹ giảm thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản lãi từ vốn đầu tư (lợi vốn) từ 35% xuống còn 28% trong năm 1978 và 20% vào năm 1980 trong khi thuế suất lợi vốn ở châu Âu lên tới 60%. Điều này đã kích thích các doanh nghiệp tư nhân hoạt động và kiếm lợi nhuận cao. Ngoài ra, Mỹ còn quy định, tài sản tích lũy được từ các quyền chọn cổ phiếu chỉ bị đánh thuế lợi vốn khi cổ phiếu được bán ra, trong khi ở Pháp và Đức các quyền chọn bị đánh thuế thu nhập thường xuyên từ khi chúng được cấp ra. Việc đánh thuế đối với quyền chọn cổ phiếu có tác động quan trọng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp do doanh nghiệp không có khả năng trả lương cao, thường chào bán các quyền chọn cổ phiếu để thu hút các nhà quản lý giỏi. Nếu đánh thuế lợi vốn ngay khi quyền chọn được cấp ra thì sẽ không hấp dẫn người nắm giữ bởi họ chỉ thu được tiền từ công cụ này sau nhiều năm.

Trung Quốc cũng bắt đầu phát triển thị trường vốn mạo hiểm vào những năm 1998, khi Chính phủ nước này thực hiện chính sách thương mại hóa ngành khoa học – công nghệ kết hợp với chính sách phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tại thời điểm đó, chính quyền trung ương và địa phương đã lập các quỹ đầu tư mạo hiểm để gọi vốn trong và ngoài nước. Nhìn chung, đa phần lượng vốn mạo hiểm của Trung Quốc đến từ nước ngoài là chủ yếu. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt chính sách nhằm phát triển ngành công nghệ cao: Bổ sung Luật Công ty (năm 1999) nhằm khuyến khích phát triển các công ty trong ngành công nghệ cao; ban hành các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng các trung tâm nghiên cứu (năm 2000); hạ mức thuế và đơn giản hóa thủ tục hải quan nhằm ưu đãi các công ty công nghệ (năm 2001). Song song với chiến lược phát triển công nghệ cao, Chính phủ đã điều chỉnh một số quy định nhằm phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm như: Xóa bỏ quy định không cho phép công ty nhận vốn nước ngoài niêm yết nhằm tạo ra kênh thoát vốn cho các quỹ. Chính phủ Trung Quốc còn đưa ra một số quy định nhằm điều tiết hiệu quả đầu tư của các khoản vốn mạo hiểm có yếu tố nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 60 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w