Tại Hàn Quốc, hệ thống hỗ trợ tài chính cho DNNVV bao gồm hệ thống bảo lãnh tín dụng trực thuộc Ngân hàng Trung ương, các cơ cấu tài chính khác thuộc chính phủ và chính sách thuế. Đây là những công cụ đắc lực mà chính phủ sử dụng để hỗ trợ DNNVV.
- Chính sách ưu đãi tín dụng. Chính phủ Hàn Quốc chỉ đạo các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phải dành một tỷ lệ nhất định về tín dụng để cung cấp cho các công ty khởi nghiệp (doanh nghiệp khởi nghiệp phần lớn thuộc loại hình doanh nghiệp này). Cụ thể, chính phủ quy định tỷ lệ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại quốc gia (nationwide banks) là phải dành 45% tín dụng cho các DNVVV vay, còn đối với các ngân hàng thương mại địa phương (provincial banks) thì tỷ lệ tối thiểu phải là 60%. Các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài cũng được yêu cầu phải dành 35% tín dụng cho các DNVVV. Ngoài ra, một số tổ chức trung gian tài chính khác như các doanh nghiệp đầu tư tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm cũng là các đối tượng được Chính phủ giao nhiệm vụ cung cấp tín dụng cho DNVVV. Thực tế, quy định về tỷ lệ bắt buộc này của Chính phủđã hỗ trợ rất nhiều cho các DNVVV trong việc vay vốn.
Lượng tín dụng mà các ngân hàng dành cho khu vực doanh nghiệp này đã tăng lên đáng kể, theo thống kê từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc là từ mức 90 nghìn tỷ Won năm 1999 lên đến mức 594.700 tỷ Won trong năm 2016. Với những khoản tín dụng này, các DNVVV đã khắc phục được nhiều khó khăn về mặt tài chính đồng thời có điều kiện để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Không chỉ quy định về tỷ lệ tín dụng bắt buộc, Chính phủ Hàn Quốc còn chỉđạo các ngân hàng thương mại cho DNVVV vay với mức lãi suất ưu đãi. Kết quả là mức lãi suất cho vay đối với DNVVV đã giảm mạnh từ mức 10,89 %/năm trong năm 1999 xuống còn 3,45%/năm trong năm 2016). Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để các DNVVV mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn từ phía ngân hàng.
Đặc biệt, nhằm hỗ trợ tối đa về tài chính cho các DNVVV, chính phủ Hàn Quốc còn thiết lập các tổ chức tài chính đặc biệt, chuyên đảm nhận việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho các DNVVV như Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc (IBK) và Quỹ chính sách dành cho DNVVV.
Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK) là một cơ quan tài chính chính sách của Nhà nước do Chính phủ Hàn Quốc thành lập năm 1961 nhằm hỗ trợ và xây dựng tài chính cho các DNVVV. Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (www.bok.or.kr), IBK là một ngân hàng lớn với tổng tài sản lên tới 201 tỷ USD và lợi nhuận ròng 1,01 tỷ USD trong năm 2016. Trong hơn 50 năm hoạt động, IBK đã thường xuyên hỗ trợ tài chính cho các DNVVV, xếp vị trí thứ nhất về thị phần cho vayđối với DNVVV, vàđược bầu là ngân hàng mà các DNNVV ưa chuộng nhất. Tính đến hết năm 2016, 77,6 % tổng lượng cho vay của ngân hàng IBK là dành cho DNVVV, tương đương 118 tỷ USD, chiếm 22,6% tổng lượng cho vay mà các ngân hàng nội địa dành cho khu vực DNVVV.
Ngoài ngân hàng IBK, Hàn Quốc còn có các quỹ chính sách dành cho DNVVV. Các quỹ này được hình thành từ nguồn vốn ngân sách của Nhà nước, có chức năng hỗ trợ DNVVV trong các hoạt động khởi nghiệp, đầu tư trang thiết bị, cải tổ bộ máy vàứng dụng công nghệ mới thông qua việc cấp vốn cho các DNVVV với mức lãi suất thấp. Các DNVVV được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng cao hoặc hoạt động trong các ngành công nghiệp được ưu tiên theo quy định của Chính phủ sẽ được quyền vay vốn với mức lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất vay ngân hàng từ 2,5- 3%) trong thời hạn 3-8 năm.
- Chính sách bảo lãnh tín dụng:
Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVV thường gặp phải khi vay vốn ngân hàng là không có tài sản thế chấp hoặc tài sản bị các ngân hàng định giá với giá trị thấp. Đứng trước thực tế này, nhiều tổ chức bảo lãnh tín dụng của Hàn Quốc đã ra đời. Đây sẽ là các tổ chức đóng vai trò là người trung gian đắc lực giữa ngân hàng và DNVVV trong việc thẩm định dự án của doanh nghiệp và kiến nghị ngân hàng cho vay. Quan trọng hơn cả là các tổ chức này sẽđứng ra bảo lãnh cho những khoản vay còn thiếu thế chấp và trả nợ thay cho các doanh nghiệp nếu
doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ. Năm 1976, Quỹ bảo lãnh tín dụng- KCGF (Korea Credit Guarantee Fund) được thiết lập. Đây là một tổ chức công có chức năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho DNVVV. KCGF có 84 chi nhánh văn phòng, hơn 2.200 nhân viên và có số vốn ban đầu là 3 tỷ USD. Khi nhận bảo lãnh, KCGF thường không yêu cầu các DNVVV phải có tài sản thế chấp, nếu có cũng chỉở mức thế chấp nhỏ. Phí bảo lãnh sẽ thay đổi từ 0,5% đến 2,0% tổng số tiền bảo lãnh tùy theo mức xếp hạng về tín dụng của các DNVVV. Theo Luật bảo lãnh tín dụng, mức bảo lãnh tín dụng tối đa mà quỹ này được thực hiện là không vượt quá 20 lần vốn chủ sở hữu của nó. Trong đó mức bảo lãnh trần đối với một doanh nghiệp là 3 tỷ Won. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, khi doanh nghiệp được xác định là có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân thì mức trần khi đó có thể lên tới 10 tỷ Won.
Ngoài KCGF, năm 1987, Chính phủ còn thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng công nghệ- KOTEC (Korea Technology Credit Guarantee Fund), nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ vay vốn đầu tư cải tiến công nghệ. Khoản bảo lãnh này có nhiều hình thức, nhưng mục tiêu chung làđảm bảo các tổ chức cho vay thu hồi khoản nợ trong trường hợp người đi vay mất khả năng thanh toán. Nhờ vậy khuyến khích các tổ chức tài chính cho vay đối với các công ty khởi nghiệp có dự án triển vọng tốt nhưng không có đủ tài sản thế chấp, hoặc không có hồ sơ tín dụng đầy đủ phù hợp để chứng minh uy tín trả nợ.
Để quá trình thẩm định và cấp bảo lãnh được bảo đảm tính công bằng và minh bạch, KOTEC thành lập ra Văn phòng Chi nhánh từ xa (Cyber Branch Office) cung cấp dịch vụ tự thẩm định tài chính, trong đó một doanh nghiệp có thể tựđánh giá uy tín tài chính của mình qua một phần mềm mô hình mô phỏng thẩm định tín dụng mà doanh nghiệp tựđiền thông tin tài chính đầu vào. Kết quả đánh giá sau đó sẽ được hiển thị thông qua internet.
Theo giới kinh doanh của Hàn Quốc, KCGF và KOTEC chính là cứu cánh giúp các DNVVV thoát khỏi tình trạng khát vốn hiện nay. Dịch vụ tự thẩm định tài chính - Cyber Branch Office – Hàn Quốc. Việc vay vốn từ các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, là không dễ dàng đối với các công ty khởi nghiệp.
Các khoản vay này luôn bị các ngân hàng coi là có tính rủi ro cao, do các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều bất trắc và dễ tổn thương trước các biến động từ thị trường và nền kinh tế. Và một nguyên nhân quan trọng khác là các công ty khởi nghiệp thường không có nguồn bảo lãnh hoặc thế chấp cho các khoản vay.