Bên cạnh việc chú trọng vào các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, Nhà nước cũng cần quan tâm xây dựng và phát triển hơn nữa môi trường tài chính ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của các định chế tài chính cũng như đơn giản hóa hệ thống báo cáo tài chính của các DNVVN. Nhờ đó, các yêu cầu về báo cáo tài chính của ngân hàng cũng giảm đi sự phức tạp, đã gây phiền hà cho không ít doanh nghiệp khi vay vốn. Đồng thời, Nhà nước cần kết hợp với việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay tín dụng của các ngân hàng như: xử lý nợ tồn đọng, nới lỏng quy chế về tài sản thế chấp khi vay vốn, xóa bỏ các hạn chế phân biệt đối xử với các ngân hàng nước ngoài khi mở cửa thị trường tài chính... nhằm đảm bảo sự an toàn cho hệ thống tín dụng trong nước.
Ngoài nguồn vốn vay ngân hàng là nguồn tín dụng chủ yếu cho các DNVVN hiện nay, các kênh tài chính khác cũng có vai trò quan trọng góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp. Hiện tại, quy mô của tài trợ phi ngân hàng chính thức (dịch vụ cho thuê tài chính, bao thanh toán, quỹ đầu tư mạo hiểm) vẫn còn tương đối nhỏ ở Việt Nam. Điều này đòi hỏi cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý thông thoáng cho các công ty cho thuê tài chính nhằm thực hiện hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp trong mục tiêu trung và dài hạn, dịch vụ bao thanh toán chủ yếu hỗ trợ cho các DNVVN trong hoạt động xuất khẩu. Cụ thể, Nhà nước cần xem xét sửa đổi, bổ sung, có những hướng dẫn rõ ràng cho hoạt động của các công ty cho thuê tài chính, bao thanh toán độc lập như mở rộng đối tượng cấp dịch vụ, mở rộng đối tượng tài sản được cho thuê chỉ là các động sản. Hiện nay, phần lớn các công ty cho thuê tài chính hay dịch vụ bao thanh toán đều nằm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại mà ít có những công ty nào chuyên biệt cung cấp dịch vụ này nên quy mô có phần bị hạn chế. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng sẽ đẩy mạnh việc cho vay, cho thuê và các sản phẩm tài chính khác với nhiều dịch vụ liên quan hỗ trợ phát triển kinh doanh, nhằm thu hút các khách hàng là các DNVVN. Ngoài ra, Nhà nước và các cơ quan ban ngành cần tăng cường thu thập thông tin về tín dụng doanh nghiệp, vừa giúp
các ngân hàng dễ dàng đánh giá, chấp nhận cho doanh nghiệp vay vốn, vừa trên cơ sở đó, giúp Chính phủ
hoạch định những chính sách đúng đắn, kịp thời giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Để cho cơ chế huy động vốn từ cộng đồng được phát triển tại Việt Nam cần nhiều nhân tố, ngoài các nhân tố doanh nghiệp khởi sự và nhà đầu tư. Huy động vốn từ cộng đồng cũng cần các hệ sinh thái hỗ trợ và cho phép các sáng kiến và hành động được thực hiện, bao gồm các quy định về tư duy tiến bộ, các giải pháp công nghệ hiệu quả và nền tảng văn hóa có thể thích nghi với phương tiện đầu tư mới này. Các yếu tố chính tạo điều kiện cho sự phát triển của một hệ sinh thái huy động vốn từ cộng đồng bao gồm:
Thúc đẩy sự phát triển của vườn ươm tạo doanh nghiệp, các không gian làm việc chung giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Niềm tin và mối quan hệ là nền tảng của huy động vốn từ cộng đồng, các vườn ươm và trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp có vai trò quan trọng trong những vấn đề này.
Cần có những quy định nhằm cho phép đăng ký dễ dàng hơn cho huy động vốn từ cộng đồng dựa trên vốn cổ phần trên thị trường chứng khoán, tốt nhất là có thể đăng ký theo quy trình trực tuyến hoàn toàn. Nếu chi phí huy động, kết hợp với chi phí và nỗ lực hoàn thành chiến dịch là cao, các doanh nghiệp khởi sự vẫn sẽ thường hoạt động trong nền kinh tế thị trường ngầm hơn là sử dụng nền tảng huy động vốn từ cộng đồng.
Về mặt chiến lược, sẽ rất tốt nếu gắn được huy động vốn từ cộng đồng với văn hoá và tinh thần yêu nước. Việt Nam nên tạo ra những thông điệp thích hợp về văn hoá và đưa lên các phương tiện truyền thông xã hội, cho thấy rằng huy động vốn từ cộng đồng là một phương thức mới và sáng tạo trong việc huy động tài chính các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần tạo thêm công ăn việc làm và phát triển đất nước.
Hình thành một liên minh thị trường huy động vốn từ cộng đồng. Để huy động vốn từ cộng đồng thành công sẽ đòi hỏi sự tham gia tích cực của những người ủng hộ, những người sẽ quảng bá tích cực nhất vai trò của huy động vốn từ cộng đồng. Hình thành liên minh có thể cung cấp các sản phẩm (như các khoản đóng góp dưới dạng công nghệ hoặc bữa ăn cho các sự kiện), dịch vụ (thuê địa điểm, dịch vụ kế toán
hoặc pháp lý miễn phí) hoặc đóng góp vốn góp phần thúc đẩy hệ sinh thái. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể thu hút các nhà tài trợ truyền thống như ngân hàng địa phương, doanh nghiệp phát hành thẻ tín dụng, quỹ đầu tư tư nhân, thiên thần, và các ngân hàng đầu tư.
Huy động vốn từ cộng đồng cũng cần được phổ biến rộng rãi thông qua mạng xã hội, các blogger hàng đầu để tiếp cận đến được nhiều người hơn, cả trong nước và nước ngoài. Các dữ liệu hiện tại cho thấy tầm quan trọng của mạng xã hội trong sự thành công của huy động vốn từ cộng đồng. Đồng thời, nhà nước nên tổ chức các sự kiện và cuộc thi, kết hợp với các vườn ươm và các trường đại học, để thu hút sự chúýđến hình thức đầu tư mới trong giới trẻ và các cộng đồng doanh nhân.
Xây dựng lòng tin của khách hàng và nhà đầu tư cá nhân đối với huy động vốn từ cộng đồng là rất quan trọng. Một phương pháp tốt là doanh nghiệp khởi nghiệp hay cơ quan nhà nước có thể mời doanh nhân thành đạt hoặc người nổi tiếng tham gia đầu tư hay bảo trợ cho dự án có huy động vốn từ cộng đồng. Điều này có thể tạo nên hiệu ứng truyền thông lớn và có thể giúp quảng bá vai trò của huy động vốn từ cộng đồng.
3.1.5 Các hoạt động vinh danh nhà đầu tư thiên thần và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
Nhà nước phải chuyển trọng tâm từ việc tháo gỡ khó khăn sang tạo điều kiện thuận lợi và yểm trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp; Có giải pháp đột phá mở đường cho các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ có thể lớn lên. Đồng thời, cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách tư pháp, đảm bảo thủ tục xét xử các tranh chấp kinh doanh nhanh gọn, minh bạch và hiệu quả; Thúc đẩy hình thức giải quyết tranh chấp dưới hình thức trọng tài và hoà giải thương mại. Kiểm soát và giảm thiểu tối đa các vụ việc hình sự hoá các quan hệ kinh tế. Thay đổi phương thức thanh tra kiểm tra doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay bằng phương pháp quản lý rủi ro, giảm đầu mối, giảm chồng chéo.
Nhà đầu tư cá nhân cũng nên được vinh danh trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, bởi chính họ là những người tiên phong sát cánh cùng với Chính phủ, dám bỏ tiền
của và công sức của mình để đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp. Việc làm của cộng đồng nhà đầu tư tư nhân đang hàng ngày hàng giờ lặng lẽ giúp cho sự ra đời và phát triển của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp.
Mặc dù các nhà đầu tư tư nhân không đòi hỏi, nhưng nếu Chính phủ có những hoạt động như công nhận họ là nhà đầu tư Thiên thần, ghi nhận công sức đóng góp cho cộng đồng thì sẽ tạo ra những lan tỏa nhanh chóng và đây cũng chính là cầu nối giúp mở rộng mạng lưới nhà đầu tư Thiên thần.
3.1.6 Cho thuê tài chính
Để cho thuê tài chính được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, cơ chế, chính sách cần thiết lập theo hướng đảm bảo an toàn cho bên thuê và bên cho thuê, nhưng không hình sự hóa các quan hệ vay - cho vay. Cùng với đó, cần mạnh dạn cấp phép cho các liên doanh giữa tổ chức tín dụng trong nước với các tổ chức cho thuê tài chính hoạt động chuyên nghiệp ở nước ngoài.
Trước hết, nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới khối DNVVN để họ có thể hiểu và nắm rõ hình thức mới mẻ này. Song song bên cạnh đó, cần hướng dẫn những quy chế, cách thức để doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Phân tích những lợi ích mà doanh nghiệp có được từ hoạt động thuê mua tài chính cũng như cách khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn hình thức này thay vì vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước với những thủ tục phức tạp để mua sắm trang thiết bị sản xuất.
Miễn thuế nhập khẩu đối với tài sản cho thuê cũng là một biện pháp khuyến khích hoạt động thuê mua tài chính hoạt động có hiệu quả hơn. Công nghệ luôn thay đổi từng ngày từng giờ và không phải bất kỳ một tổ chức cho thuê tài chính nào cũng đủ tiềm lực để xuất khẩu những máy móc thiết bị hiện đại với chi phí cao từ đó tiến hành cho thuê lại cho các đối tượng là doanh nghiệp. Như vậy, thông qua miễn thuế nhập khẩu, nhà nước cũng có thể hỗ trợ một phần kinh phí để giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh.
Để hoàn thiện và phát triển loại hình dịch vụ đầy tiềm năng phát triển này trong thời gian tới cần một số giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, từng bước sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động liên quan đến dịch vụ cho thuê tài chính trong Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chỉ có một hệ thống pháp luật đồng bộ mới giúp hoạt động cho thuê tài chính đi vào nề nếp, có định hướng. Điều đó cũng sẽ góp phần giúp cho chủ sở hữu, các doanh nghiệp cho thuê tài chính và các doanh nghiệp thuê tài chính tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền và lợi ích được pháp luật ghi nhận, bảo vệ.
Thứ hai, Nhà nước, các hiệp hội và chính các Doanh nghiệp cho thuê tài chính cần phải quảng bá rộng rãi hơn nữa dịch vụ cho thuê tài chính của mình đến cộng đồng doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông, các hội nghị, hội thảo chuyên đề... Nội dung, quy trình cho thuê tài chính phải được phổ biến hết sức dễ hiểu, đơn giản, toát lên ý nghĩa, lợi ích và mục đích mà doanh nghiệp hướng tới đối với loại hình cho thuê tài chính này.
Thứ ba, bằng các biện pháp khác nhau, các doanh nghiệp cho thuê tài chính phải giảm cho được các chi phí làm tăng giá thuê. Bởi vì, chỉ có giảm giá thuê thì dịch vụ cho thuê tài chính mới hấp dẫn được doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có xu hướng đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu cho nguồn nhân lực, thiết bị, máy móc, đầu tư công nghệ, đầu tư quản trị... nhng vốn tự có của doanh nghiệp thường bị hạn chế và không phải bao giờ cũng sẵn. Ngoài các kênh cấp vốn phổ biến từ ngân hàng, thì kênh cấp vốn từ dịch vụ cho thuê tài chính có xu hướng phát triển và ngày chiếm vị trí quan trọng trên thị trường tài chính thế giới. Việc phát triển nền kinh tếở tốc độ cao đã làm xuất hiện nhu cầu vốn lớn cho đầu tư, đồng thời các loại thị trường cũng có cơ hội được mở rộng, thị trường dịch vụ cho thuê tài chính cũng vậy. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập này, thị trường Việt Nam là một bộ phận của thị trường thế giới, do đó, khi mà thị trường dịch vụ cho thuê tài chính thế giới phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường dịch vụ này ở Việt Nam trong tương lai gần.
• Tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế trong hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế tuy thách thức nhiều nhưng cơ hội mở ra cho Việt Nam cũng không ít. Một trong những cơ hội đó là tăng cường hợp tác liên kết với các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường... Đặc biệt hợp tác để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong nước cũng là một mục tiêu quan trọng trong liên kết hợp tác quốc tế của mỗi quốc gia. Các DNKN Việt Nam với năng lực cạnh tranh yếu kém so với các công ty nước ngoài, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Trước tình hình đó, tranh thủ các nguồn lực tài chính bên ngoài, hỗ trợ cho các DNKN là một trong số nhiều biện pháp hiệu quả cho phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam.
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều chương trình hợp tác, liên kết giữa Chính phủ Việt Nam với các chính phủ, tổ chức tín dụng các nước trên thế giới nhằm hỗ trợ phát triển DNKN. Tăng cường hơn nữa các mối quan hệ hợp tác quốc tế, nhằm tìm kiếm các nguồn lực tài chính hỗ trợ cho các DNKN ở Việt Nam là một điều rất cần thiết; vừa tận dụng hiệu quả lợi ích từ hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, vừa giảm bớt khó khăn cho ngân sách Nhà nước dành cho các DNKN ở Việt Nam hiện nay.
3.2 Giải pháp liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp
3.2.1. Hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh
Các Doanh nghiệp khởi nghiệp thường có số vốn rất khiêm tốn, từ vài chục triệu đến khoảng dưới năm trăm triệu đồng, do đó, các ý tưởng tốt của họ thường gặp trở ngại trong quá trình triển khai do mối lo về vốn luôn hiện hữu. Họ thường cho rằng ý tưởng của mình sẽ không thể thành hiện thực, nếu không có nền tảng tài chính vững chắc. Các nhà khởi nghiệp thường tận dụng tất cả các nguồn vốn mà mình có thể huy động được từ người thân, bạn bè…Tuy nhiên, nguốn vốn huy động này thường nhỏ và không phát huy được hết tác dụng và thỏa mãn nhu cầu về vốn cũng như mong muốn triển khai ý tưởng của các nhà khởi nghiệp… Từ những vấn đề tồn tại như thế, họ tìm cách tiếp cận với các nguốn vốn khác có quy mô lớn hơn như các tổ chức tín dụng thương mại, ngân hàng, tổ chức chính phủ, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần… Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Làm thế nào
để thu hút được sự quan tâm của các nguồn vốn đầu tư như thế? Câu hỏi mà hầu như toàn bộ
các Doanh nghiệp khởi nghiệp đều đã và đang trăn trở và đối mặt. Từ thực tế tiếp xúc, làm việc với các Doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thông tin tại Hà Nội và một số tỉnh thành trên cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…, tác giả đã nhận ra những tồn tại đưa đến lí do các DN khó tiếp cận được nguồn vốn đầu tư như sau: Các Doanh nghiệp khởi nghiệp thường tập trung chú trọng vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đưa ra thị trường một sản phẩm hoàn hảo, nhất là đối với các Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì lại càng chú trọng vào việc phát triển sản phẩm vì công nghệ liên tục thay đổi hàng ngày, hàng giờ, nếu Doanh nghiệp không nắm bắt được xu thế tiêu dùng và hướng phát triển của công nghệ trong tương lai thì chắc chắn sẽ bị tụt lùi và bị đào thải khỏi thị trường. Do