Tích cực tham gia các hiệp hội ngành hàng, câu lạc bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 151 - 165)

Nhìn chung, cản trở về thông tin vẫn là luôn là cản trở lớn nhất trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Thông tin về các quy định, chính sách của Nhà nước chưa rõ ràng, chưa được quảng bá, phổ biến đến từng doanh nghiệp dẫn đến những phiền hà, vướng mắc trong việc thực thi của doanh nghiệp.

Dựa trên kinh nghiệm ở các nước có nền kinh tế phát triển, các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ... có vai trò rất lớn trong việc xúc tiến thương mại,

giao lưu, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên tích cực tham gia vào các Câu lac ̣bô ̣ khởi nghiệp , hiệp hội ngành hàng,

để từ đó nâng cao khả năng tiếp cận thông tin về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan hoạch định chính sách. Các câu lạc bộ, các tổ chức hiệp hội ở đây sẽ có vai trò quan trọng - là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp, tạo môi trường giúp doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển. Các hiệp hội, câu lạc bộ hoặc các tổ chức chuyên ngành cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, giao lưu, các buổi hội thảo giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Thành công của các Doanh nghiệp khởi nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó không thể không nói đến yếu tố gọi vốn từ các vòng gọi vốn của DN nhằm phát triển vòng đời của DN và đáp ứng mục tiêu tăng trưởng không giới hạn. Việc khuyến khích phát triển các Doanh nghiệp khởi nghiệp, ngoài những giải pháp thúc đẩy nghiên cứu, sáng chế có giá trị thực tiễn, rất cần một môi trường thông thoáng và thuận lợi để các Doanh nghiệp này dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Xây dựng các giải pháp hỗ trợ triệt để Doanh nghiệp khởi nghiệp có đủ vốn cho sự phát triển quy mô lớn là yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước và các quỹ đầu tư để các Doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam có thể phát triển bền vững và hội nhập thành công.

Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên nội dung đề tài còn hạn hẹp và chưa thể đề cập một cách chi tiết, cụ thể về từng loại mô hình huy động vốn, nội dung luận văn mới chỉ phân tích một số mô hình huy động vốn tiêu biểu đang phổ biến tại Việt Nam hiện tại nhằm đưa ra bức tranh chung. Sau đây là kết luận về một số kiến nghị về giải pháp với Nhà nước và các quỹ đầu tư nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa cho các Doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận nguồn vốn qua các mô hình huy động vốn:

Một là, tập trung đẩy mạnh chính sách phát triển hệ thống vườn ươm công

nghệ: Cần coi trọng việc phát triển hệ thống vườn ươm công nghệ như là một công cụ đòn bẩy quan trọng trong hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp khởi nghiệp bằng KHCN, thương mại hoá công nghệ và thúc đẩy đổi mới, chuyển giao công nghệ, liên kết khoa học với sản xuất, thị trường.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ các cơ sở ươm tạo cũng như Doanh nghiệp khởi nghiệp thực hiện theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ 50%, 50% còn lại là kinh phí của các tổ chức; - Nhà nước đứng ra tổ chức giải thưởng Doanh nghiệp mới khởi nghiệp tiêu biểu; hỗ

- Thúc đẩy việc phát triển các mô hình vườn ươm đặc thù như vườn ươm tại các trường đại học, hoặc vườn ươm cho chuyên gia kiều bào, hay mô hình vườn ươm Doanh nghiệp được thành lập ngay trong Doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn.

Hai là, nhanh chóng thành lập các Quỹ hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước dành

riêng cho Doanh nghiệp khởi nghiệp như: Quỹ Đầu tư tác động, Quỹ Sáng kiến giai đoạn đầu, Quỹ đầu tư mạo hiểm theo ngành nghề và các quỹ đầu tư rủi ro. Hoạt động về gọi vốn của các Quỹ cũng cần đa dạng hóa dưới nhiều hình thức, không dừng lại ở những phương thức truyền thống như tín dụng ưu đãi, mà mở rộng ra các phương thức mới như phát hành trái phiếu Doanh nghiệp, gọi vốn cộng đồng, Quỹ đầu tư mạo hiểm.

Ba là, xây dựng Quỹ đầu tư cho Doanh nghiệp khởi nghiệp theo mô hình

hợp tác công - tư thuộc Chính phủ nhằm mục đích kêu gọi vốn đầu tư, tài trợ từ các thành phần xã hội cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng. Quỹ đầu tư này sẽ được đăng ký hoạt động theo mô hình Công ty đầu tư tài chính và ủy thác đầu tư. Phần lợi nhuận tạo ra từ nguồn đầu tư của Nhà nước và các nhà tài trợ sẽ được sử dụng để tái đầu tư cho hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo Doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như đầu tư trực tiếp cho Doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng.

Về nguồn vốn, Nhà nước góp vốn dưới dạng tài sản trí tuệ là thông tin về các kết quả nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa cao, mạng lưới các chuyên gia công nghệ và chuyên gia tư vấn khởi nghiệp trong nước, quốc tế; đồng thời, dưới dạng kinh phí dành cho hoạt động ươm tạo công nghệ từ các quỹ do Chính phủ quản lý. Nguồn vốn tư nhân đến từ các đơn vị tư nhân quản lý quỹ và từ nguồn vốn huy động từ các nhà đầu tư tư nhân khác.

Quỹ đầu tư hay Chương trình khởi nghiệp quốc gia thực hiện lựa chọn và đối ứng với những cơ sở ươm tạo, quỹ đầu tư mạo hiểm hiệu quả nhất nhằm phục vụ hoạt động ươm tạo, đầu tư cho giai đoạn đầu của Doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt trong những lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu mới, cơ khí chế tạo.

Bốn là, xây dựng chính sách khuyến khích các nhà đầu tư thiên thần, thành lập vận hành các Quỹ đầu tư mạo hiểm. Đây là nhóm biện pháp hỗ trợ tài chính để

Nhà nước khuyến khích tư nhân tham gia vào hoạt động đầu tư mạo hiểm cho Doanh nghiệp khởi nghiệp bằng KHCN như:

- Nhà nước đối ứng với khoản tiền đầu tư của các quỹ đầu tư cũng như các nhà đầu tư thiên thần.

- Nhà nước có thể giảm trừ thuế thu nhập đối với các Quỹ đầu tư thực hiện đầu tư cho Doanh nghiệp khởi nghiệp ở giai đoạn ban đầu để chia sẻ rủi ro.

- Triển khai nghiên cứu thí điểm về loại hình cổ phiếu công nghệ, sớm đưa loại hình cổ phiếu này trở thành hàng hóa giao dịch trên thị trường, giúp hình thành nguồn vốn mới, tạo động lực cho sự phát triển.

- Sớm hình thành Quỹ Đầu tư mạo hiểm theo Luật Công nghệ cao. Mở rộng nguồn đóng góp, tham gia Quỹ Đầu tư mạo hiểm bao gồm cả vốn tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài.

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, truyền thông, đào tạo về khởi nghiệp. Cụ thể: Tăng cường tổ chức các hội nghị phổ biến chính sách về Doanh nghiệp KHCN tại các địa phương; Kết hợp phổ biến chính sách về Doanh nghiệp KHCN thông qua các triển lãm sản phẩm KHCN tại các viện nghiên cứu, trường đại học để tăng cường sự hình thành các Doanh nghiệp khởi nghiệp từ viện, trường; Phổ biến chính sách về Doanh nghiệp KHCN, đổi mới công nghệ thông qua các phương tiện truyền thông, đại chúng, các chương trình, cuộc thi tìm hiểu sản phẩm sáng tạo; Phát động, đẩy mạnh các phong trào quyết chí khởi nghiệp, sáng tạo tương lai trong phạm vi toàn quốc;

Về chính sách đào tạo doanh nhân, phát triển nguồn nhân lực cũng cần tập trung đẩy mạnh, đa dạng hóa, hiện đại hóa các mô hình đào tạo doanh nhân; Liên kết mạng lưới các học viện, cơ sở đào tạo doanh nhân nhằm chung tay xây dựng thế hệ doanh nhân tài năng; Xây dựng mạng lưới kết nối doanh nhân để các doanh nhân khởi nghiệp có cơ hội được giao lưu, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức thực tế. Đồng thời, cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong nước và nước ngoài, đặc biệt là thợ kỹ thuật, trình độ công nghệ cao; Đẩy mạnh công tác tư vấn, dịch vụ hỗ trợ hạ tầng khởi nghiệp, nhất là chiến lược khởi nghiệp, quản trị khởi nghiệp, hoạch định ngân sách khởi nghiệp.

Quan trọng hơn là hỗ trợ thành lập các tổ chức có chức năng ươm tạo công nghệ, ươm tạo Doanh nghiệp KHCN, xúc tiến chuyển giao công nghệ trong trường đại học. Ngoài việc hỗ trợ kết nối cung, cầu công nghệ thông qua các chợ công nghệ thiết bị, cần định kỳ tổ chức các triển lãm sản phẩm KHCN tại các trường đại học để giới thiệu những kết quả nghiên cứu tới Doanh nghiệp...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Chính phủ, 2016. Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến 2020.

2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2017. Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14.

3. Chính phủ, 2018. Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4. Chính phủ, 2018. Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

5. Chính phủ, 2018. Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

6. Chính phủ, 2019. Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019. Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019. 8. Tổng cục thống kê, 2018. Niên giám thống kê 2017.

9. VCCI, 2018. Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2017. Hà Nội: Nhà xuất bản thông tin truyền thông.

10. Thủ tướng Chính phủ, 2016. Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 về phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.

11. Châu Đình Linh, 2015. Cho thuê tài chính với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.

12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014. Báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn 2010-2015.

13.Ngân hàng Nhà nước, 2014. Những khó khăn trong tiếp cận tín dụng của các DNNVV và một số giải pháp khơi thông dòng vốn cho loại hình doanh nghiệp này.

trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

15. Nguyễn Minh Tuấn, 2011. Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam.Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

16. Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, 2010. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

17. Trương Quang Thông, 2009. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh: Kênh tín dụng đã thông, Tạp chí tài chính, Số 535, Tr.27-29.

18. Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, 2009. Mở rộng và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

19.Phạm Văn Hùng, 2020. Giáo trình Thị trường vốn

20.Nguyễn Ngọc Huyền, 2020. Giáo trình Khởi sự kinh doanh

Tài liệu Tiếng Anh

21. Bill Aulet, 2013. Kinh điển về khởi nghiệp

22. Brad Feld & Jackson Medelson. Đầu tư mạo hiểm

23. Eric Ries, 2013. Khởi Nghiệp Tinh Gọn

24. Evan Baehr & Evan Loomis, 2017. Get Backed

25. Gavin Cassar, 2004. The financing of business star-up, Journal of Business Venturing 19, 261–283

26. Antonio Davila, George Foster, Mahendra Gupta, (2003). Venture capital financing and the growth of startup firms, Journal of Business Venturing 18, 689–708

27. Evidence, Journal of Business Venturing 18, 689–708

28. Stephen Prowse (1998). Angel investors and the market for angel investments, 29. Journal of Banking & Finance 22, 785±792

30. Collewaert, V. (2012). Angel investors' and entrepreneurs' intentions to exit their ventures: A conflict perspective. Entrepreneurship Theory and Practice, 36(4), 753- 779.

31. Jamey Stegmaier, 2018. Chiến Lược Gọi Vốn Cộng Đồng

II - Các website

1. Akhilesh Ganti (2020), Angel Investor, Investopedia,

<https://www.investopedia.com/terms/a/angelinvestor.asp>, truy cập 12/2/2021.

2. OECD (2011a), Financing High-Growth Firms: The Role of Angel Investors, http://dx.doi.org/10.1787/9789264118782-en, truy cập 12/2/2021.

3. Jason D. Rowley (2020), The Q4/EOY 2019 Global VC Report: A Strong End To A Good, But Not Fantastic, Year, <https://news.crunchbase.com/news/the- q4-eoy-2019-global-vc-report-a-strong-end-to-a-good-but-not-fantastic-year/>, truy cập 12/2/2021.

4. Laura Huang và cộng sự (2017), The American Angel, the first in-depth report on the demographics and investing activity of individual American angel

investors, Harvard Business School,

<https://www.hbs.edu/faculty/Publication%20Files/American%20Angel_5033 3d06-b332-4221-9919-2c35057ca468.pdf>, truy cập 12/2/2021.

5. EBAN (2019), Statistics Compendium 2018 European EarlyStage Market Statistics, <https://www.eban.org/wp-content/uploads/2020/06/Statistics- Compendium-2018-FINAL-NEW.pdf>, truy cập 12/2/2021.

6. The State of European Tech (2019),

<https://2019.stateofeuropeantech.com/chapter/investors/article/angels/>, truy cập 12/2/2021.

7. E27 (2019), Southeast Asia Startup Ecosystem Report 2018,

<https://e27.co/e27-southeast-asia-startup-ecosystem-report-2018-20190121/>, truy cập 12/2/2021.

8. Statista (2021), Crowdfunding - Statistics & Facts, https://www.statista.com/topics/1283/crowdfunding/#dossierSummary/, cập 12/2/2021.

9. Statista (2021), Venture capital worldwide,

<https://www.statista.com/topics/4724/venture-capital- worldwide/#dossierSummary/>, cập 12/2/2021.

PHỤ LỤC 1

Bảng câu hỏi khảo sát Kính gửi ông bà,

Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam”, rất mong ông bà dành ít thời gian và vui lòng điền thông tin vào bảng câu hỏi dưới đây.

Sự hỗ trợ của ông bà có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả nghiên cứu và sự thành công của đề tài. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào đúng hay sai. Tất cả các câu trả lời của ông bà đều có giá trị cho đề tài nghiên cứu này và mọi thông tin, ý kiến của ông bà sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.

Rất trân trọng cảm ơn ông bà.

1. Xin ông (bà) cho biêt công ty của ông (bà) thuộc loại hình nào?

Cty TNHH Cty CP DNTN Cty hợp danh

Khác………

2. Năm thành lập………

3. Nghành nghề hoạt động kinh doanh của Công ty của ông (bà) là gì?

………... 4. Số lao động của công ty ông (bà) hiện nay trong khoảng

5-9 10-49 50-199 200-300

5. Xin ông (bà) cho biết hàng hóa và dịch vụ ông bà đang kinh doanh bất nguồn từ

Từ nghiên cứu nhu cầu thị trường Từ công việc trước đây

Từ sở trường và niềm đam mê Khác

6. Ông (bà) dang kinh doanh những hàng hóa dịch vụ ban đầu khởi nghiệp?

Có Không Cả hàng hóa, DV mới

7. Theo ông (bà) tiêu chí nào quan trọng nhất cho một doanh nghiệp?

8. Xin ông (bà) cho biết điều khó khăn nhất trong quá trình khởi nghiệp của ông bà là gì?

Vốn Kỹ thuật Quản lý bán hàng Khác ……… 9. Ông (bà) đánh giá thế nào về thuận lợi khó khăn trong việc huy động vốn từ

các mô hình huy động vốn sau đây:

• Huy động vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại Rất

không thuận lợi Rất thuận lợi

1 2 3 4 5

• Huy động vốn đầu tư mạo hiểm

Rất không thuận lợi Rất thuận lợi

1 2 3 4 5

• Huy động vốn từ cộng đồng

Rất không thuận lợi Rất thuận lợi

1 2 3 4 5

• Huy động vốn từ nhà đầu tư thiên thần

Rất không thuận lợi Rất thuận lợi

1 2 3 4 5

• Hợp đồng thuê tài chính

Rất không thuận lợi Rất thuận lợi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 151 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w